Đợi chờ 4-5 tiếng trong đêm để được xạ trị trong... 5 phút

Đợi chờ 4-5 tiếng trong đêm để được xạ trị trong... 5 phút

Chủ nhật, 17/12/2017 | 20:08
0
Đã 60 tuổi nhưng vì mắc phải căn bệnh ung thư quái ác, ông Đ. phải chờ từ 5h chiều đến 9h45 tối vẫn chưa đến lượt xạ trị. Xạ trị chỉ mất 5 phút nhưng người thì đông, quá tải, máy móc nhiều khi còn bị hỏng nên chờ lâu lại càng thêm lâu.

Người dân bị ung thư xếp hàng dài chờ trị xạ tại bệnh viện K

Hà Nội những ngày này trở lạnh, cái lạnh về đêm như cắt da cắt thịt. Đi dọc hành lang bệnh viện K, chúng tôi có một cảm giác khó tả, một chút rờn rợn, ớn lạnh sống lưng khi nghĩ đến số phận của những bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư quái ác mà theo cách nói của nhiều người đó là “mang án tử”.

Ở cái nơi mà hàng trăm con người đang từng ngày giành giật sự sống, kiên cường chống lại số phận, chúng tôi mới hiểu hết giá trị của tình người cũng như sự trân quý từng phút giây được sống trên cõi đời này.

Theo ghi nhận của PV báo điện tử Người Đưa Tin, 8h tối, xung quanh khu xạ trị kỹ thuật cao, bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, TP.Hà Nội), có tới hàng trăm người, cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Người đứng, người ngồi... kín dãy ghế dọc hành lang để chờ đến lượt xạ trị. 

Xã hội - Đợi chờ 4-5 tiếng trong đêm để được xạ trị trong... 5 phút

Cảnh chờ đợi của bệnh nhân và người nhà trong đêm hôm giá lạnh để được xạ trị.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tr.V.Đ. kể rằng, ông chờ từ 5h chiều mà đến 9h45 tối vẫn chưa đến lượt. “Ngày nào cũng xạ, mệt lắm cô ạ. Xạ trị chỉ mất 5 phút nhưng người thì đông, quá tải, máy móc nhiều khi còn bị hỏng nữa. Có hôm, tôi phải chờ đến 2h sáng”, ông Đ. rầu rĩ nói.

Kể về hành trình chữa bệnh của mình, ông Đ. cho hay, ở đây nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn lắm. Bệnh nhân thuê trọ cùng ông đã phải cắm sổ đỏ ngân hàng để điều trị ung thư thực quản mà cũng chẳng biết tương lai sẽ đi đến đâu. Cảnh nhà neo người, nợ chồng chất, người vợ của bệnh nhân đó vừa lên đây chăm chồng, vừa tranh thủ đi rửa bát thuê cho quán ăn gần bệnh viện để kiếm thêm tiền sinh hoạt hằng ngày.

“Tôi và hai cặp vợ chồng nữa thuê chung một phòng trọ gần bệnh viện, giá 3,3 triệu đồng/tháng, có phòng vệ sinh khép kín, bình nóng lạnh đầy đủ. Ở đây, những bệnh nhân điều trị lâu ngày hầu hết phải thuê trọ ngoài để tiện cho việc điều trị.

Khu tôi trọ, có một chị quê ở Thanh Hóa, sau 6 tháng ròng điều trị ở viện, giờ kiêm thêm việc bán xạ đen, tinh bột nghệ… để kiếm sống qua ngày. Lâu ngày, mọi người đều trở nên thân thiết, nhiều khi người thân về quê 1-2 hôm thì có thể nhờ người nhà của bệnh nhân bên cạnh đỡ đần việc mua đồ ăn, thức uống. Những lúc như thế mới thấy vẫn còn nhiều người tử tế lắm”, ông Đ. tâm sự.

Xã hội - Đợi chờ 4-5 tiếng trong đêm để được xạ trị trong... 5 phút (Hình 2).

60 tuổi nhưng ông Đ. vẫn phải thường xuyên có mặt tại bệnh viện K và chờ đợi đến lượt xạ trị.

 Khi PV hỏi, việc xạ trị ngày nào cũng phải chờ đợi kéo dài có khiến ông “chùn bước”, ông Đ. khẽ mỉm cười: “Đợi 1-2 tiếng, thậm chí 5-6 tiếng mới đến lượt xạ trị không phải là chuyện lạ ở bệnh viện K.

Mọi người phải quen dần với việc đó cô ạ. Bác sĩ cũng phải làm việc thâu đêm, bệnh nhân chờ đợi cũng là chuyện bình thường, đôi khi được chờ đến lượt khám cũng là… hạnh phúc vì mình có cơ hội để bệnh thuyên giảm. Có nhiều người hóa giải sự mệt mỏi khi chờ đến lượt xạ trị bằng cách tám chuyện với người bên cạnh, thậm chí “đánh” một giấc ngon lành, tỉnh dậy là… đến lượt mình”.

Không chỉ riêng ông Đ., ở đó còn có rất nhiều người cũng đang sốt ruột chờ tới lượt mình được xạ trị. Mỗi người ở một quê khác nhau, họ không hẹn mà gặp và nhanh chóng trở nên thân thiết, có thể chia sẻ với nhau bất kỳ câu chuyện gì. Bởi lẽ, họ là những người đồng cảnh ngộ.

Hương Lan - Nguyễn Huệ

Xúc động bộ ảnh kỷ yếu của nữ sinh Nông nghiệp mắc ung thư

Thứ 4, 13/12/2017 | 13:00
Những khoảnh khắc xinh đẹp, vui tươi của cô nữ sinh đang mắc ung thư Phạm Thị Huế bên bạn bè của mình trong bộ ảnh kỷ yếu gây xúc động.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở bệnh viện hay ở nhà tốt hơn?

Thứ 3, 12/12/2017 | 10:39
BS. Phạm Thị Việt Hương, bệnh viện K chia sẻ, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không nhất thiết phải điều trị tại bệnh viện. Chỉ cần bạn hiểu cách chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, cùng với hướng dẫn của nhân viên y tế thì việc điều trị ở nhà sẽ tốt hơn ở bệnh viện.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!