Chuyện dùng xác chết cứu tù nhân ở trại tù Đức Quốc xã

Chuyện dùng xác chết cứu tù nhân ở trại tù Đức Quốc xã

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
0
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tội ác kinh hoàng của Đức Quốc xã đã có những hành động tàn sát và diệt chủng tàn khốc. Người Do Thái là dân tộc bị Đức Quốc xã tàn sát nặng nề trong cuộc chiến này. Chiến tranh kết thúc, nhặt nhạnh lại những tàn tích và đứng dậy từ đau thương, thế giới bắt đầu tôn vinh một số ít người có chiến công nổi bật trong việc ngăn chặn và cứu giúp những người Do Thái, một trong số đó là Charles Joshep Coward.

E715, trại dành cho tù binh chiến tranh người Anh

Coward gia nhập quân đội Anh vào tháng 6/1937. Ông bị bắt tháng 5/ 1940 gần Calais trong khi phục vụ cho Trung đoàn pháo binh Hoàng gia Anh. Ông đã cố gắng tạo nên 2 vụ trốn trại trước khi trở thành tù nhân trong trại chiến tranh và sau đó còn tổ chức 7 vụ trốn trại khác. Trong một lần trà trộn vào đám quân sỹ bị thương trong một Bệnh viện dã chiến của Đức, ông được trao tặng chữ thập sắt danh dự. Khi bị giam cầm, ở nơi nào ông cũng gây rắc rối, tổ chức nhiều hành vi phá hoại. Tháng 12/1943, ông được chuyển đến E715 cùng các tù binh Anh khác tại Auschwitz III (Monowitz).

Thế giới - Chuyện dùng xác chết cứu tù nhân ở trại tù Đức Quốc xã

Coward (thứ tư từ trái) cùng các cựu tù binh người Anh làm chứng trong một phiên tòa tố cáo tội ác của Đức Quốc xã

E715 là trại dành cho tù binh chiến tranh người Anh nằm trong khu vực nhà máy I.G.Auschwitz. Nơi này được đặt trong Interessengebiet Auschwitz dưới sự kiểm soát của cơ quan mật vụ Đức Quốc Xã SS nhưng lại được Wehrmacht quản lý và bảo vệ như một trại phụ cho trại chính (Staglag) VIII-B ở Lamsdoft, nơi giam giữ lượng tù nhân chiến tranh lớn nhất thế giới của Đức Quốc xã. Tù nhân Anh (gọi tắt là POWs) bị nhốt trong các trại tập trung Auschwitz gần nơi xây dựng Nhà máy Cao su tổng hợp Buna, cách trại tập trung Monowitz chỉ vài trăm mét. Qua những hàng rào thưa, họ có thể xem những người bị dẫn vào trại, nghe thấy những tiếng súng trầm đục lạnh lẽo ban đêm và những người đàn ông chết trên giá treo cổ buổi sáng. Tại khu vực xây dựng, những tù binh Anh và các tù nhân trong trại tập trung này thi thoảng cũng có cơ hội gặp mặt nhau.

Tù binh Anh POWs ngụ tại E715 đến từ hầu hết các quốc gia trong khối thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth tổ chức các quốc gia độc lập từng là thuộc địa cũ của Đế quốc Anh). Một số rơi vào tay Đức trước năm 1940 tuy nhiên hầu hết bị bắt ở Bắc Phi bởi quân đội Italia. Sau khi phát xít Ý đầu hàng Đồng Minh năm 1943, quân đội Đức đã tiếp nhận chỗ tù binh này dẫn điều tới trại chiến tranh ở Silesia và cuối cùng là Auschwitz. 200 tù binh Anh đầu tiên đến Auschwitz tháng 12/1943, khoảng 1400 tù binh tiếp theo được cho vào E715 mùa đông năm 1943 - 1944. Đến tháng 3/1944, khoảng 800 người bị chuyển tới Blechhammer và Heydebreck, số còn lại duy trì ở mức 600.

Thông qua kênh radio mật, một số tù binh Anh POWs được biết về diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ cố gắng truyền tin cho tất cả các tù nhân khác trong trại những sự kiện quan trọng như vụ đổ bộ của quân Đồng minh vào Normandy (Pháp) ngày 6/6/1944. Một số bao gồm cả Charles Joshep Coward đã gửi đi những tin tức mật báo trong các bức thư gửi tới Văn phòng chiến tranh Anh hoặc những người đại diện của Hội chữ thập đỏ từng gặp 2 lần khi ông này thăm E715 mùa hè năm 1944.

Đổi xác chết lấy người sống, cứu mạng 400 người Do Thái

Nhờ thông thạo tiếng Đức, Coward được bổ nhiệm làm sỹ quan liên lạc Hội chữ thập đỏ cho 1200 - 1400 tù nhân Anh. Trong vai trò đáng tin cậy này, ông được phép di chuyển khá tự do khắp trại và thường xuyên đến các thị trấn xung quanh. Ông đã chứng kiến những người Do Thái bị đưa vào trại Hủy diệt, hoặc phải làm nô lệ hoặc bị đưa vào các phòng hơn ngạt. Coward và các tù nhân Anh khác đã chuyển thực phẩm và các mặt hàng khác cho tù nhân Do Thái. Ông cũng trao đổi những tin nhắn mã hóa với chính quyền Anh thông qua bức thư gửi cho ông William Orange, một người đàn ông tưởng tượng, về các thông tin quân sự có ghi lại tình trạng của tù nhân và tù binh trong trại, ngày tháng và số lần ông chứng kiến những người Do Thái bị tống vào trại hủy diệt.

Coward nhớ lại: “Vào thời điểm tôi tới Auschwitz, khoảng 1200 tù binh Anh đang làm việc tại IG. Farben. Đầu năm 1944, nhiều người bị điều chuyển tới Heydebreck và Blochhammer và chỉ còn 600 người còn ở lại. Những lao động người Anh được xem là có năng suất lao động thấp hơn đáng kể so với mức trung bình trong khi vẫn đòi hỏi những đặc quyền tương tự đối với lao động người Đức. Họ cố tình làm việc chậm hơn, đôi khi thẳng thắn tuyên bố rằng họ không có ý định và sẽ không khai thác than nữa, vì thứ này sẽ được chế biến thành nhiên liệu và sử dụng để chống lại Tổ Quốc họ.

Một lần, Coward nhận được một mảnh giấy từ bác sỹ người Anh gốc Do Thái đang bị giam ở Monwitz. Coward quyết định liên lạc với người đàn ông này trực tiếp, trao đổi quần áo với anh ta và những chi tiết cần thiết của công việc để trải qua một đêm kinh hoàng trong trại hủy diệt. Ông đã tận mắt chứng kiến những gì tù nhân phải chịu đựng trong khu vực bí mật này.

Điều này đã làm Coward trỗi dậy mong muốn mạnh mẽ phải làm một cái gì đó. Ông đã sử dụng những nguồn cung cấp từ Hội chữ thập đỏ, đặc biệt là Sô-cô-la để mua xác chết những tù nhân đã qua đời bao gồm cả những lao động người Bỉ và Pháp. Coward sau đó chỉ đạo những người Do Thái khỏe mạnh tham gia vào những cuộc du hành hàng đêm dành cho những người được xem là không còn phù hợp cho công việc từ Monowitz tới trại hơi ngạt Birkenau. Trong những chuyến đi này, họ sẽ được chỉ đạo bỏ trốn bằng việc chui vào các con mương, trong khi Coward rải các xác chết đã mua được trên đường để tạo hiện trường giả về những cái chết của người Do Thái ốm yếu. Những tư trang và quần áo của người chết được đổi cho tù binh mặc vào để dễ dàng tẩu thoát qua biên giới. Họ cũng được cấp giấy tờ tùy thân mới để có thể trốn đi thành công. Kế hoạch được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần mà không hề bị phát hiện ra. Và Coward được cho là đã sống cứu được ít nhất 400 người lao động nô lệ Do Thái.

Thế giới - Chuyện dùng xác chết cứu tù nhân ở trại tù Đức Quốc xã (Hình 2).

Một số tù nhân trong trại tù của Đức Quốc xã

Bí mật sau tấm huân chương

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Coward đã ra làm chứng tại các phiên tòa xét xử về tội ác chiến tranh Nuremberg về những gì mắt thấy tai nghe bên trong trại Monowitz, việc điều trị cho các tù binh quân Đồng Minh và tù nhân Do Thái cũng như vị trí đặt các phòng hơi ngạt. Năm 1953, Coward lại có mặt làm chứng trong Wollheim Suit trong vụ cựu nô lệ - tù binh Norbert Wollheim kiện I.G. Farben đòi lương và tiền bồi thường cho những tổn thất mà anh ta phải chịu. Những cống hiến của ông đối với người Do Thái trong chiến tranh được thế giới công nhận và tôn vinh.

Ông được nhắc đến trong nhiều sách báo, tạp chí chiến tranh. Điển hình là cuốn sách của John Castle tên là The Password is Courage được xuất bản năm 1954 đã mô tả lại những hoạt động thời chiến của Coward. Có tới 10 phiên bản khác nhau của cuốn sách này và cho đến nay vẫn còn lưu lại bản in. Trong đó, Coward được coi là The Man who Broke into Auschwitz - Người đàn ông đột nhập vào Auschwitz. Câu chuyện cũng được chuyển thể thành phim cùng tên năm 1962 với sự tham gia của diễn viên Dirk Bogarde. Bộ phim chỉ lướt qua thời gian Coward ở tại Auschwitz, thay vào đó tập trung khai thác những dẫn dắt tù binh bỏ trốn của ông, thêm thắt khá nhiều yếu tố hư cấu lãng mạn để xây dựng một hình tượng Coward ở một phương diện khác với cuốn sách khai sinh ra nó.

Nghiệt ngã với con số 3% từ trại tù E715

E715 có trạm y tế riêng của nó, những bác sỹ người Anh làm việc ở đây được lệnh duy trì tỷ lệ tù binh khỏe mạnh trong trại không quá 3%. Để giám sát điều này, các bác sỹ của nhà máy I.G. Farben là Ulrich Peschel và Bonk đã đến E715 và lệnh cho các thương binh được cho là phù hợp với công việc để đưa vào nhà máy lao động cưỡng bức.

Minh Nguyệt


Cùng chuyên mục

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Anh hùng kể chuyện 5 lần bắn rơi máy bay Mỹ

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng “con chim sắt” của Mỹ - Nguỵ bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”…

49 năm non sông một dải: Đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn.