Nước sạch nông thôn - 'cha chung không ai khóc'

Nước sạch nông thôn - 'cha chung không ai khóc'

Thứ 3, 16/04/2013 | 10:00
0
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, đến nay, tỉnh miền núi Hòa Bình có gần 54 vạn người được dùng nước hợp vệ sinh, đạt 76%; 41% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỉnh Hòa Bình đã huy động các nguồn vốn 308 tỷ 976 triệu đồng để thực hiện chương trình…
 
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy công tác quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn trên địa bàn tỉnh còn kém hiệu quả; số lượng công trình hoạt động thường xuyên và hiệu quả ít; nhiều công trình hoạt động cầm chừng và xuống cấp nghiêm trọng. Cách đây hơn chục năm, năm 2001, trên 200 hộ dân, với gần 1.000 nhân khẩu các xóm vùng trung tâm xã Đú Sáng (Kim Bôi) tràn trề hy vọng khi được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình cấp nước tự chảy. Nhưng thật oái oăm, công trình này chỉ cung cấp đủ nước cho các hộ ở 4 xóm vào những tháng mùa mưa. Từ đầu tháng 2 đến nay, hơn 100 hộ dân ở 2 xóm Sáng Mới và Đồi Mu ở cuối nguồn lâm vào tình cảnh khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Các bể chứa nước hầu như đã khô kiệt, các hộ chắt chiu từng xô, từng chậu nước cho việc ăn, uống, đánh răng, rửa mặt và phải mua nước với giá 80.000 đồng/m3 để sử dụng.   
 
Việt Nam Xanh - Nước sạch nông thôn - 'cha chung không ai khóc'
Ảnh minh họa
 
Tại thôn Kim Bắc, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi cũng vậy, Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống bể nước sinh hoạt với 4 bể trong đó có 2 bể với dung tích 20 m 3 được xây dựng từ năm 1994, 2 bể được xây dựng với dung tích 60 m 3. Nhưng cho đến nay chỉ có 1 bể xây dựng từ năm 1994 còn sử dụng được, nhưng lượng nước vào bể cũng rất kém, chỉ đủ phục vụ cho 3 - 4 hộ dân, còn 2 bể nước với dung tích 60 m 3từ lâu không có tác dụng. Do quá trình thi công xây dựng, nhà thầu làm ẩu, chất lượng kém, nên khi đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã xuống cấp, thành bể bị nứt vỡ, rò rỉ nước. Cho dù đơn vị thi công đã khắc phục, sửa chữa sau kiến nghị của nhân dân, nhưng tình trạng rò rỉ nước vẫn không được khắc phục dứt điểm. Ngoài ra, một bộ phận người dân không có ý thức bảo vệ hệ thống đường ống dẫn nước, nên hệ thống bể nước này đã bị bỏ hoang từ năm 2010 đến nay.    
 
Theo ông Quách Tự Hải - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình, nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền cấp xã sau khi được giao tiếp nhận, quản lý khai thác vận hành công trình còn chưa quan tâm sâu sát. Sau khi tổ quản lý vận hành được UBND xã thành lập là khoán trắng cho họ, không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. Cán bộ tổ quản lý vận hành chủ yếu là thân quen, họ hàng không có nghiệp vụ chuyên môn, do vậy một số công trình sau khi bàn giao chỉ ổn định trong thời gian bảo hành. Hết hạn bảo hành là công trình xuống cấp ngay.    
 
Một nguyên nhân khác là do về cơ chế giá nước sạch nông thôn. Theo nguyên tắc giá nước sạch nông thôn phải được tính đúng, tính đủ; nhưng đối với các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, chỉ có một số ít công trình được thiết kế là xây dựng đầu mối, khu xử lý và lắp đặt tuyến ống các trục chính, phần còn lại nhân dân đóng góp mua đồng hồ để dẫn nước về nhà sử dụng. Đa phần các công trình còn lại là sử dụng các bể chứa nước tập trung cấp nước cho cụm dân cư từ 5 – 7 hộ dân, dẫn đến tình trạng "cha chung không ai khóc"; việc thu tiền nước của các hộ dân là cào bằng, ang áng, dẫn đến thu không đủ chi là phổ biến.    
 
Nhằm khắc phục những khiếm khuyết trên và nâng cao hiệu quả của chương trình nước sạch nông thôn, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình đã trình UBND tỉnh phê duyệt Quy chế vận hành, quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý dự án khi lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế cần quán triệt kiên quyết không sử dụng bể chứa nước tập trung, mà thay vào đó là thiết kế trục ống chính lắp đặt đồng hồ đo nước tới từng hộ dân.  
 
Theo Bộ Tài Nguyên Môi Trường

Dân “còng lưng” gánh chi phí nước sạch

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Theo thống kê của Sở NN&PTNT TP.Hà Nội, đến nay cả thành phố mới có 32% dân số khu vực ngoại thành Hà Nội được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Đầu tư hàng trăm tỷ bơm nước sạch: Dân vẫn khát

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Khoảng chục năm trở lại đây, TP.Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các trạm bơm nước sạch tại các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, do việc đầu tư xây dựng không đồng bộ, đứt quãng, nhiều hạng mục xuống cấp, thiết bị hư hỏng trở thành phế liệu gây lãng phí nghiêm trọng.

Dự án nước sạch vẫn... nằm trên giấy

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Hiện, thôn Văn chỉ có hai trạm cung cấp nước, trong đó trạm cung cấp nước tại thôn Thượng được xây dựng từ năm 2000 còn trạm cung cấp nước đóng ở khu chợ Quang được xây dựng từ năm 2002.

Nước sạch vê sinh môi trường với học sinh, sinh viên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT), Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam tổ chức lễ mít tinh và ra quân triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học giai đoạn 2012 2015 khu vực phía Bắc.