Cuộc trốn chạy và giải thoát nghẹt thở lúc nửa đêm

Cuộc trốn chạy và giải thoát nghẹt thở lúc nửa đêm

Thứ 6, 29/11/2013 | 16:55
0
Với toan tính rằng, những người nông dân quê mùa kia tiền không có, tiếng Trung Quốc chẳng hiểu, lại ở tận xứ sở xa xôi, kiểu gì trước sau cũng phải thuận theo ý mình nên đang lúc nửa đêm, ông Thắng nhất quyết đuổi họ xuống đường. Bị đẩy vào thế đường cùng, các nạn nhân đã tìm mọi cách liên lạc về Việt Nam cầu cứu gia đình và bắt đầu một cuộc trốn chạy ngoạn mục.

Với toan tính rằng, những người nông dân quê mùa kia tiền không có, tiếng Trung Quốc chẳng hiểu, lại ở tận xứ sở xa xôi, kiểu gì trước sau cũng phải thuận theo ý mình nên đang lúc nửa đêm, ông Thắng nhất quyết đuổi họ xuống đường. Bị đẩy vào thế đường cùng, các nạn nhân đã tìm mọi cách liên lạc về Việt Nam cầu cứu gia đình và bắt đầu một cuộc trốn chạy ngoạn mục.

Thu hộ chiếu, khống chế người lao động

Tại công ty hay nói đúng hơn là tại một xưởng tư nhân chuyên sản xuất các loại vỏ hộp, đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, những người lao động ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội làm việc “tối mặt tối mũi” từ sáng đến gần 10h đêm mới được nghỉ. Tuy nhiên, theo phản ánh của người lao động, ông chủ xưởng chỉ cho công nhân ăn một ngày 2 bữa chính (trưa và tối), còn bữa sáng thì người lao động phải tự lo liệu.

Chị Nguyễn Thị Hằng Phượng (SN 1990, trú tại thôn Vĩnh Kỳ, xã Tân Hội) ấm ức kể: “Đến bữa, mỗi người được một tô cơm và một bát thức ăn trộn hổ lốn giống như cho con vật ăn. Hơn nữa, trong khuôn viên khu nhà 3 tầng, mỗi sàn rộng khoảng 200m2 nơi chúng tôi được đưa đến giống như một địa điểm chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp được chia nhỏ ra để cho nhiều ông chủ thuê lại. Trong khi những công nhân làm thuê cho các ông chủ khác cùng trong khu sản xuất đấy đều được phát quần áo đồng phục thì chúng tôi lại mặc quần áo lôm nhôm, ai có gì mặc nấy, tự bỏ tiền ra mua trang phục”.

Theo như những gì các nạn nhân trong chuyến đi “bão táp” lần này chia sẻ với PV thì: “Cả tháng chả bao giờ thấy ông chủ xưởng đến gặp mặt, động viên công nhân, hay chí ít cũng là phải cho chúng tôi biết một số thông tin về công ty, quyền lợi của mình. Những người Việt Nam được đưa sang đây trước cho chúng tôi biết chỉ đến cuối tháng, Nguyễn Văn Thắng mới bay từ Việt Nam sang để thanh toán tiền công với ông chủ, sau đó Thắng sẽ đưa cho lao động một phần tiền lương, một phần ông ta giữ lại. Hộ chiếu của họ cũng bị Thắng giữ hết, muốn có nguyện vọng về Việt Nam, có lẽ chỉ còn nước chờ bao giờ Thắng... nghĩ lại và ban ơn”.

Xã hội - Cuộc trốn chạy và giải thoát nghẹt thở lúc nửa đêm

Khẩu phần một bữa chính của mỗi lao động được chủ xưởng cho ăn. (Ảnh do các nạn nhân cung cấp).

“Khủng bố” và thách thức

Khác xa với những gì “hoành tráng” mà Thắng đã “vẽ” ra trong quá trình “giăng mồi”, trên thực tế, người lao động được đưa thẳng đến tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chứ không phải là đến Đài Loan như đã hứa. Tuy nhiên, khi điện thoại về nhà, mọi người tuy rất lo sợ nhưng vẫn phải ậm ừ nói dối mình đang ở... Đài Loan để người thân yên tâm.

Ngồi đối diện với phóng viên, nạn nhân Thủy sụt sùi: “Tụi em thương bố mẹ ở nhà không biết sẽ xoay xở thế nào với khoản tiền nợ 70 triệu đồng mà họ đã chạy vạy để lo cho em và em trai xuất ngoại. Chính vì thế, khi biết mình bị lừa đưa sang Trung Quốc nhưng tụi em vẫn cố gắng lao động chăm chỉ với hy vọng ông Thắng sẽ giữ đúng lời hứa trả lương cho tụi em 6 triệu đồng/tháng, để tích cóp mong gửi được về quê đỡ đần bố mẹ già”.

Dù thế, niềm mơ ước bình dị của chị Thủy cũng không được ông giám đốc công ty Hoàng Thắng giữ đúng lời hứa. Đến cuối tháng làm việc đầu tiên Thắng mới lại xuất hiện tại xưởng sản xuất ở Quảng Đông, Trung Quốc.  Thắng dụ ngon ngọt: “Tất cả phải đưa hết hộ chiếu để tôi còn lên Đại sứ quán xin dấu thì mới phát lương cho mọi người được!”.

Đến lúc này, bản chất ranh ma của Thắng được bộc lộ quá rõ ràng. “Thực chất ông ta muốn giữ hộ chiếu của chúng tôi nên mới viện ra một lý do như vậy. Tất cả những người Việt Nam đến đó trước chúng tôi đều bị Thắng cất giữ hộ chiếu, không chịu trả. Ai đời, tiền trong tay mình mà lại bảo lên Đại sứ quán xin dấu thì mới có thể phát lương cho mọi người. Vô lý quá!”, một nạn nhân bức xúc.

Vì biết mình bị mắc lừa cay đắng, giờ lại đưa hộ chiếu cho Thắng quản lý thì không biết số phận sẽ ra sao nên các nạn nhân quyết liệt phản đối. Không thể “lấp lửng” được mãi, Thắng trắng trợn lật bài ngửa: “Chúng mày không nộp hộ chiếu thì một xu cũng đừng hòng nhận. Cơm cũng nhịn luôn đi, cầm hộ chiếu mà ăn cho no”.

Với toan tính rằng, những người nông dân quê mùa kia tiền không có, tiếng Trung Quốc cũng chẳng hiểu, lại ở tận nơi đất khách quê người xa xôi, kiểu gì trước sau cũng phải thuận theo ý mình nên mặc dù đã gần 12h đêm, Thắng vẫn nhất quyết đuổi họ xuống đường. Chưa dừng ở đấy, ông giám đốc công ty Hoàng Thắng còn thách thức: “Tao thách chúng mày về được Việt Nam. Chúng mày muốn đi đâu thì đi, kể cả ra đồn công an trình báo cũng được. Chúng mày mà ra đến cửa khẩu, tao báo công an lôi cổ lại, tống hết vào tù”.

Bão táp đêm chạy trốn

Cho đến tận bây giờ khi trình bày lại sự việc với phóng viên, những nạn nhân trong chuyến đi đầy “bão tố” này vẫn còn hiện rõ nét hoảng sợ. Chị Nguyễn Thị Định (SN 1970, trú tại xã Tân Hội) nghẹn ngào nhớ lại: “Lúc đó, mấy chị em chúng tôi vô cùng hoảng sợ. Nơi mình đang ở còn chả biết là chỗ nào thì làm sao tìm được đường về Việt Nam. Thấy mấy người phụ nữ trẻ nước mắt ngắn dài, các cậu thanh niên đi cùng cũng động viên, nhưng thực ra trong lòng ai cũng sợ hãi vô cùng”.

Những người dân quê lần đầu xa xứ lại bị Thắng đuổi xuống đường giữa đêm khuya, tất cả đều cảm thấy bơ vơ, hoảng loạn. Không biết tiếng Trung Quốc, cũng chẳng thông thuộc địa hình, nhưng họ cứ kéo nhau trong bóng đêm chạy thật xa khỏi xưởng sản xuất với hy vọng sẽ tìm được người giúp đỡ. Khi đã trấn tĩnh hơn, các nạn nhân tìm đến một nhà trọ gõ cửa xin thuê phòng, tuy nhiên, chủ nhà trọ nhất quyết từ chối.

Đang trong lúc hoang mang tột cùng, nhóm lao động may mắn nhận được sự hướng dẫn của một người dân tốt bụng. Người đó liên hệ với chủ một nhà trọ khác để giúp họ có chỗ thuê nghỉ qua đêm.

Cả đêm hôm đó, các nạn nhân không thể chợp mắt, trong lòng thường trực một nỗi sợ hãi đến tột cùng. Một người trong nhóm nghĩ đến người chú rể của mình mang quốc tịch Trung Quốc nên đã liên hệ cầu cứu. Nhớ lại sự việc này, nạn nhân Nguyễn Danh Thái cho biết: “Cô em lấy chồng Trung Quốc và định cư bên đấy đã nhiều năm. May sao trong lúc hoạn nạn, chúng em gọi điện nhờ được chú dẫn đường về cửa khẩu Tân Thanh. Bọn em bắt xe khách cũng phải mất một ngày, một đêm đi đường mới ra đến cửa khẩu”.

Tuy nhiên, theo những thông tin các nạn nhân phản ánh, khi về đến cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, họ mới vỡ lẽ, thị thực của mình đều đã hết hạn khoảng 1 tuần. Thì ra, Thắng chỉ làm thủ tục cho những người lao động này sang Trung Quốc theo diện “đi du lịch” một tháng. Với tâm lý lo sợ bị Thắng bắt giữ trở lại, các nạn nhân chỉ còn biết nhờ người dân bản địa, chỉ cho đường rừng, đi tắt để tìm về Việt Nam, tự giải thoát cho mình.  

Nhiều hôm không thể nuốt nổi bát cơm

Nạn nhân Nguyễn Thị Thủy phản ánh: “Trong xưởng của ông chủ người Trung Quốc có khoảng 40-50 lao động, trong đó 16 người đến từ Việt Nam, còn lại là người Trung Quốc. Tất cả những người Việt Nam được chủ cho ở cùng một khu trên tầng 3, ăn ngủ trong khuôn viên của xưởng sản xuất luôn. 6 người Việt sang trước chúng tôi quê ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội) và một người quê ở tỉnh Thái Nguyên. Bữa sáng chúng tôi tự lo, còn hai bữa chính thì chủ xưởng cho ăn, thế nhưng nhiều hôm không thể nuốt nổi vì toàn là thịt lợn ôi thiu xào với rau, có khi thì họ cho ăn bữa cá “tươi” thế nhưng cá đã được lóc hết thịt, chỉ còn trơ lại phần đầu và xương được họ xào với dưa cho chúng tôi ăn”.    

Nguyễn Hường - Anh Đức

Hà Tĩnh: Lừa đảo xuất khẩu lao động, ôm tiền bỏ trốn

Thứ 4, 31/07/2013 | 14:26
Sau khi nhận tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của nhiều người dân, bà Đào hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng 1 năm trôi qua vẫn không đi được. Khi người dân đến nhà đòi lại tiền thì bà Đào đã “cao chạy xa bay”.

Điều tra giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Ngày 27/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội cho hay đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động sang Angola

Thứ 5, 18/04/2013 | 11:39
Cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Xét xử vụ lừa đảo gần 17 tỷ đồng của Báo Thanh Niên

Thứ 3, 15/01/2013 | 09:27
Trong lúc công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án xây trung tâm truyền số liệu, nhà khách, nhà ở cho cán bộ nhân viên dậm chân tại chỗ và đi vào bế tắc, báo Thanh Niên đã nhờ một thiếu tá công an quận Ba Đình, Hà Nội trực tiếp giúp sức.

Những cạm bẫy rình rập lao động chui tại Nga

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Hàng chục lao động Việt Nam gọi điện từ Liên Bang Nga cầu cứu sự giải thoát của gia đình chỉ là phần nổi của tảng băng.

Hà Tĩnh: Lừa đảo xuất khẩu lao động, ôm tiền bỏ trốn

Thứ 4, 31/07/2013 | 14:26
Sau khi nhận tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của nhiều người dân, bà Đào hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng 1 năm trôi qua vẫn không đi được. Khi người dân đến nhà đòi lại tiền thì bà Đào đã “cao chạy xa bay”.

Điều tra giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Ngày 27/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội cho hay đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động sang Angola

Thứ 5, 18/04/2013 | 11:39
Cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Xét xử vụ lừa đảo gần 17 tỷ đồng của Báo Thanh Niên

Thứ 3, 15/01/2013 | 09:27
Trong lúc công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án xây trung tâm truyền số liệu, nhà khách, nhà ở cho cán bộ nhân viên dậm chân tại chỗ và đi vào bế tắc, báo Thanh Niên đã nhờ một thiếu tá công an quận Ba Đình, Hà Nội trực tiếp giúp sức.

Những cạm bẫy rình rập lao động chui tại Nga

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Hàng chục lao động Việt Nam gọi điện từ Liên Bang Nga cầu cứu sự giải thoát của gia đình chỉ là phần nổi của tảng băng.