Đá quý đang bị 'chảy máu 'vì nạn khai thác trái phép

Đá quý đang bị 'chảy máu 'vì nạn khai thác trái phép

Thứ 6, 26/04/2013 | 09:45
0
Thời gian qua nhiều mẫu vật đá cổ, đá quý bị khai thác trái phép, tự do đã khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên này bị suy giảm nghiêm trọng đang đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan bảo tồn.

Phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Văn Lực, chủ tịch Hội đồng Khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết: “Cơ quan chức năng vẫn chưa quan tâm đúng mức trong khi đá quý mang lại giá trị cao đã khiến phong trào khai thác và buôn bán trái phép các sản phẩm này trên trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết.”

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Lực xung quanh vấn đề này.

Những năm gần đây, tình trạng khai thác, buôn bán trái phép nguồn đá cổ, đá quý diễn ra rất phổ biến tại nhiều tỉnh thành. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Ông Phạm Văn Lực: Hơn chục năm trở lại đây, đá cổ, đá quý bị khai thác diễn ra rất phổ biến đã khiến nhiều mẫu vật địa chất đang dần dần cạn kiệt, thậm chí có nhiều loại khó tìm thấy ngoài thiên nhiên, dù là hóa thạch có hàng triệu năm.

Cụ thể, tại các tỉnh thành như Đắk Lắc, Đắk Nông, Bình Thuận, Yên Bái, Nghệ An, nhiều “đá tặc” còn ngang nhiên sử dụng thiết bị cơ giới hạng nặng mở đường vào tận rừng phòng hộ để khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá ra ngoài mà không gặp một sự cản trở nào từ các cơ quan chức năng của địa phương.

Thực tế, nhiều địa bàn, mỏ khai thác đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp khiến tình hình an ninh trật tự ở địa phương trở nên phức tạp. Điển hình, nhiều gia đình bỏ bê nương rẫy cũng như công việc khác để săn lùng đá quý. Thậm chí, một số em học sinh cũng bỏ học đi đào đá, nuôi hi vọng kiếm tiền.

- Phải chăng giá trị kinh tế cao đã khiến nguồn đá cổ, đá quý bị “chảy máu” nghiêm trọng, thưa ông?

Ông Phạm Văn Lực: Đúng vậy. Vì lợi nhuận kinh tế, đá cổ, đá quý đã bị khai thác và buôn bán tràn lan, thậm chí là tự do. Đối với người dân, cứ thấy lợi nhuận là họ khai thác để bán cho các đầu nậu trong và ngoài nước.

Thực tế, đá quý của Việt Nam đang bị “tuồn” sang các nước châu Âu, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia với khối lượng rất lớn, bởi các nước này không có các loại đá quý như Thạch Anh hoặc có thì cũng rất ít.

- Vậy, ông nghĩ gì về trách nhiệm của các địa phương nơi có nhiều mỏ đá quý vẫn đang bị “xẻ thịt”?

Ông Phạm Văn Lực: Hiện nay, nhiều lãnh đạo địa phương vẫn chưa làm hết chức trách của mình, thậm chí còn thả lỏng nên các tổ chức vẫn thỏa sức khai thác và buôn bán trái phép.

Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng thừa nhận việc theo dõi ở các mỏ gặp khó khăn vì số lượng mỏ đang khai thác rất nhiều, lại nằm sâu trong những khu vực hẻo lánh nên việc tiếp cận của lực lượng kiểm tra, giám sát lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.

Bên cạnh đó, các mỏ có quá nhiều cơ quan quản lý nên doanh nghiệp không biết báo cáo cho đơn vị nào do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể.

Để ngăn chặn tình trạng khai thác đá cổ, đá quý trái phép, cơ quan chức năng cần phải vào cuộc như thế nào?

Ông Phạm Văn Lực: Các vật thể đá quý, đá cổ hiện đang bị khai thác rất phổ biến và nếu không kịp thời ngăn chặn nguồn tài nguyên này sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị “xóa sổ.” Vì vậy, các cơ quan ban ngành, tổ chức bảo tồn và người dân cần phải có sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ.

Theo tôi, để “dẹp loạn” vấn nạn này, cơ quan chức năng phải thực thi đúng pháp luật cũng như “mạnh tay” hơn trong việc xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm ban hành chiến lược đối với ngành đá quý, đảm bảo khoáng sản đá quý được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và định hướng cho xây dựng, phát triển ngành công nghiệp đá quý Việt Nam.

Việt Nam Xanh - Đá quý đang bị 'chảy máu 'vì nạn khai thác trái phép Đá cổ, đá quý được trưng bày ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 

Ngoài ra, nhằm đảm bảo đánh giá được tài nguyên, làm cơ sở cho hoạt động khoáng sản thăm dò, khai thác đã quý trong tương lai, các Bộ, ban ngành cần đầu tư xây dựng quy hoạch hoạt động điều tra địa chất và quy hoạch khoáng sản đá quý.

Cùng với đó, cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương cần tiến hành tổng kết, đánh giá những tác động của việc khai thác tài nguyên khoáng sản đối với kinh tế-xã hội và môi trường trong những năm qua để có cơ sở thực tiễn nhằm xác định tầm nhìn chiến lược trong khai thác sử dụng lâu dài, bảo vệ nguồn tài nguyên Quốc gia một cách hiệu quả nhất.

- Trước thực trạng này, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ nguồn đá cổ, đá quý?

Ông Phạm Văn Lực: Hiện nay, Bảo tàng Thiên nhiên là kho “tài liệu” quý với hơn 30.000 mẫu vật được lưu giữ, trong đó có hơn 1.000 mẫu vật đá cổ, đá quý đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”.

Với chức năng là đơn vị bảo tồn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thu thập các mẫu vật đá cổ, đá quý đưa vào Bảo tàng để hình thành bộ sưu tập về nguồn tài nguyên cần được bảo vệ.

Tiếp đến, Bảo tàng sẽ mở cửa để các nhà khoa học và cộng đồng có thể tới tham quan, tiếp nhận thông tin về nguồn tài nguyên đá quý cũng như nâng cao nhận thức trong công tác bảo tồn.

Đặc biệt, Bảo tàng Thiên nhiên cũng đang liên hệ với các trường học, để học sinh có thể tới học tập, nghiên cứu. Từ đó, các em có thể hình thành tình yêu thiên nhiên, cũng như ý thức về bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên cổ, quý.

Theo Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, trường hợp khai thác vàng, đá quý, bạc, platin, khoáng sản độc hại mà không có giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định có thể bị phạt tiền từ 600 triệu đến 2 tỷ đồng.Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đồng thời buộc chấm dứt các hoạt động khai thác trái phép…

Theo Thông tấn xã Việt Nam

Ngón nghề “săn” đá quý của đại gia

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Chuyện đi "săn" những viên đá quý đẹp, quý hiếm thì không phải "thợ" nào cũng có kinh nghiệm. Một nghề "hái" ra tiền cũng đồng nghĩa với "cuộc chiến không tiếng súng".

Cú bắt tay không thành của Đá quý Thế giới và AZ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Một dự án du lịch được giao đất đã 6 năm, chủ đầu tư mới chỉ xây được vài công trình phụ trợ nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa bị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi?

Sự thật về những viên đá quý có... linh hồn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Ngoài đặc tính đẹp, quý, hiếm và đắt đỏ... ngọc thạch còn mang trong mình một bí mật về "gia thế chủ nhân", hay một lời nguyền gây nỗi ám ảnh cho những người sở hữu nó.

Chuyện về loại đá quý dùng làm cờ trong Lăng Bác

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
Loại đá quý được chọn làm cờ Đảng và cờ Tổ quốc trong Lăng Bác là đá Hồng Ngọc được khai thác từ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.