Đề xuất Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống khủng bố

Đề xuất Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống khủng bố

Thứ 3, 21/05/2013 | 15:15
0
Đa số tán thành chủ trương thành lập ban chỉ đạo cấp trung ương và cấp tỉnh, có ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống khủng bố.

Thảo luận tại hội trường sáng 21/5 về dự thảo luật phòng chống khủng bố, đa số các ý kiến tán thành, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng không nên thành lập ban chỉ đạo phòng chống khủng bố.

Đại biểu Nguyễn Kim Kha, đoàn TP Cần Thơ cho rằng Việt Nam tuy chưa xảy ra khủng bố chính trị nhưng nguy cơ ngày càng hiện hữu. Do vậy việc ban hành luật khủng bố là cần thiết. Hợp tác quốc tế phòng chống khủng bố cũng là cần thiết. Nhưng vì ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên cần thận trọng quyết định trong hợp tác.

Xã hội - Đề xuất Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống khủng bố

Đại biểu Quốc hội đề xuất Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống khủng bố.

Ông Kha đề nghị ban chỉ đạo phòng chống khủng bố nên phân ra hai cấp trung ương và địa phương. Ở cấp trung ương sẽ do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, phó ban là Bộ trưởng Bộ Công an.

Đề xuất quy định các thành viên ở ban chỉ đạo phòng chống khủng bố, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Anh Sơn (đoàn Nam Định) lại cho rằng ở cấp tỉnh không nên quy định có cơ quan tham mưu giúp việc mà chỉ cần có bộ phận tham mưu. Đối với các bộ ngành, Chính phủ sẽ căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và quyền hạn để quy định cơ quan phòng chống khủng bố. Đặc biệt đối với các cơ quan có nguy cơ khủng bố cao như quốc phòng, công an, ngoại giao…

Ngoài ra luật cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về “người đứng đầu”, do vậy cần quy định rõ người chỉ huy là người được ban chỉ đạo phòng chống khủng bố ra quyết định. Khi ban chỉ đạo chưa phân công thì người đứng đầu nơi xảy ra khủng bố phải có trách nhiệm.

Tương tự đại biểu Phạm Hồng Hương (đoàn Hải Dương) cũng đề nghị “cấp có thẩm quyền” cần phải được xác định rõ. Việc này giao cho ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quyết định là hợp lý, đảm bảo tính kịp thời.

Ủng hộ phương án thành lập ban chỉ đạo phòng chống khủng bố, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thái Học đến từ đoàn Phú Yên chia sẻ quan điểm, quy định Bộ trưởng Bộ Công an làm thường trực ban chỉ đạo phòng chống khủng bố, giám đốc sở công an làm thường trực ở các tỉnh là không rõ. Và nên quy định là phó ban thường trực sẽ rõ ràng cụ thể hơn.

Đối với các bộ ngành, nếu chỉ quy định “có thể” thành lập ban chỉ đạo phòng chống khủng bố sẽ không thể hiện rõ trách nhiệm, cần phải cân nhắc. Tuy nhiên cũng có đại biểu ý kiến không cần thiết thành lập ở các bộ ngành, và chỉ cần cơ quan phòng chống khủng bố trung ương và các địa phương là đủ. 

Đồng tình với những quy định về vai trò của Bộ Công an, theo đại biểu Trương Minh Hoàng, đoàn Cà Mau thì nhiều nội dung đã được giao trách nhiệm cho Bộ Công an. Ví như các điểm nóng xã hội từ biểu tình, bạo động thì công an là lực lượng phụ trách, trực tiếp có mặt tại đó. Như vậy trách nhiệm của ngành công an rất rõ.

Khác với đa số các ý kiến đưa ra, đại biểu Nguyễn Công Hồng (đoàn Đồng Nai) phát biểu rằng không nên có ban chỉ đạo phòng chống khủng bố. Theo ông, tội phạm khủng bố cũng như tội phạm ma túy, mua bán người đều là xâm phạm. Hơn nữa thành phần của ủy ban phòng chống khủng bố không khác thành phần của ủy ban quốc gia về phòng chống tội phạm. Do vậy, ông Hồng nói chỉ cần có bộ máy tham mưu sẽ tốt hơn việc thành lập Ủy ban phòng chống khủng bố.

Tuy nhiên ngay sau đó đại biểu Phạm Trường Dân, đoàn Quảng Nam khẳng định phải có ban chỉ đạo phòng chống khủng bố. Ban này cần tách bạch ra, không nằm trong ban chỉ đạo phòng chống tội phạm. Ở cấp trung ương sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an thường trực, còn địa phương sẽ do giám đốc công an các tỉnh thành thường trực và cần phải có đơn vị tham mưu giúp việc.

Theo Bưu điện Việt Nam

Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước

Thứ 2, 20/05/2013 | 15:59
Bản dự thảo vừa được trình Quốc hội đã “gỡ bỏ” phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nội dung giải trình, tiếp thu của UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết, giữ nguyên tên nước để tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu…

Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII

Thứ 2, 20/05/2013 | 08:39
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, kỳ họp khởi đầu hoạt động đánh giá tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu, phê chuẩn, sẽ khai mạc lúc 9h ngày 20/5 tại Hà Nội.

Quốc hội sẽ bàn đổi tên nước

Thứ 7, 18/05/2013 | 09:00
Phương án đổi tên nước sẽ được trình Quốc hội xem xét, thảo luận vào kỳ họp Quốc hội khai mạc vào thứ Hai tới (20/5).

'Dự án khai thác bauxite nên để cho Quốc hội quyết định'

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:31
“Việc triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng tương tự như việc chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ. Chính phủ lẫn doanh nghiệp đều cho rằng bây giờ chưa lãi nhưng sau sẽ có lãi, nhưng đây vẫn là lời hứa không được đảm bảo”, Đại biểu Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam) bày tỏ lo ngại.