Đến hết năm 2020, dự kiến mức dư nợ công là 54,3% GDP

Đến hết năm 2020, dự kiến mức dư nợ công là 54,3% GDP

Thứ 2, 21/10/2019 | 15:45
0
Nhất trí với báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, dự tính đến hết năm 2020, dự kiến mức dư nợ công là 54,3% GDP, nợ Chính phủ là 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 45,5% GDP.

Chiều 21/10, tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo trước Quốc hội về “Tình hình thực hiện ngân sách năm 2019”.

Sau đó, đánh giá về báo cáo này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, sự chủ động, tích cực của ngành tài chính, cùng với sự phối hợp có trách nhiệm cao của các cơ quan trong hệ thống chính trị đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ TCNS trong năm 2019 đã đề ra.

Chính sách - Đến hết năm 2020, dự kiến mức dư nợ công là 54,3% GDP

Ông Nguyễn Đức Hải. Ảnh Ngọc Thắng.

Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, qua giám sát thực tế, khảo sát cung cấp thông tin, sự tham gia phối hợp thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ông Hải cho rằng, sự bền vững của thu NSNN là chưa chắc chắn, mặc dù ước thu NSNN năm 2019 là năm thứ tư vượt dự toán.

“Thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán. Số thu NSNN thực chất từ nội lực nền kinh tế tăng còn thấp. Năm 2019 nhiều địa phương ước thu thấp không đạt dự toán Chính phủ giao và HĐND giao. Một số địa phương là trọng điểm thu NSNN lại có tiến độ thu chậm, như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Đề nghị Chính phủ lưu ý có biện pháp quyết liệt để thực hiện các vấn đề này trong công tác hành thu NSNN từ nay đến cuối năm”, ông Hải nói.

Về thu từ thuế và thu từ các khu vực kinh tế: Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN chỉ đạt 20,2%GDP, chưa đạt yêu cầu do Quốc hội đề ra là 21%GDP. Thu từ 3 khu vực doanh nghiệp đều không đạt dự toán. Điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp mới để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước, góp phần bảo đảm thu NSNN ngày càng vững chắc hơn từ các khu vực kinh tế.

Đối với công tác quản lý thuế, tính đến thời điểm 31/8/2019, tổng số tiền nợ thuế là 88.253 tỷ đồng, tăng 8,2% so với 31/12/2018, chưa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 70/2018/QH14 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2019 là giảm nợ đọng thuế. Đề nghị Chính phủ giải trình cụ thể hơn.

Về chi thường xuyên, Ủy ban TCNS nhận thấy, mặc dù Chính phủ đã nỗ lực để giảm chi thường xuyên, chú trọng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… nhưng về cơ bản, những tồn tại trong chi thường xuyên đã được Quốc hội đề cập trong những năm gần đây vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Về bội chi và cân đối NSNN năm 2019, Ủy ban TCNS tán thành với Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bội chi, cân đối NSNN năm 2019. Theo đó, bội chi NSNN năm 2019 ước bằng 3,4% GDP; nợ công bằng 56,1% GDP, nợ chính phủ bằng 49,2 %GDP và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 45,8%  GDP, đều giảm so với dự toán; bội chi NSĐP giảm so với dự toán Quốc hội quyết định (giảm 12.500 tỷ đồng). Trong thời kỳ ổn định ngân sách, 16 tỉnh, thành phố đã tự cân đối ngân sách và có điều tiết về NSTW đều có bước phát triển ổn định, một số địa phương khác cũng có số thu tăng cao, có thể phấn đấu cân đối được ngân sách trong thời kỳ ổn định tiếp theo.

Về chi ĐTPT: Chính phủ dự kiến chi ĐTPT tăng 41,3 nghìn tỷ đồng (tăng 9,6%) so với dự toán năm 2019, chiếm 26,9% tổng chi NSNN, là mức tăng hợp lý do nguồn lực có hạn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mức tăng 9,6% là thấp so với yêu cầu về nguồn vốn đầu tư khá lớn để hoàn thành các dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020 còn dở dang.

Phần trăm tổng chi NSNN, giảm dần qua các năm. Ủy ban TCNS đồng ý với đề xuất. Tuy nhiên, đề nghị đẩy mạnh hơn việc thực hiện cơ chế tự chủ để giảm chi thường xuyên, quyết liệt việc tinh giản biên chế, tiến tới trình Quốc hội quyết định tổng mức biên chế của Nhà nước trong năm dự toán. Đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính trong quản lý chi tiêu.

Chi cải cách tiền lương: Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng. Một số ý kiến cho rằng, cần cân nhắc việc tăng lương vì có thể làm cho chi NSNN mang tính chất chi tiêu dùng nhiều hơn cho chi ĐTPT khi sẽ phải dùng 50% nguồn tăng thu so với dự toán của NSĐP và 40% tăng thu của NSTW cho cải cách tiền lương.

Một số ý kiến đề nghị tăng phụ cấp công vụ, vì từ năm 2012 đến nay vẫn giữ nguyên là 25%; đề nghị dành một phần nguồn lực để tăng lương cho các đối tượng hưởng lương hưu trước năm 1993, vì mức thu nhập của các đối tượng này khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội.

Về bội chi NSNN và nợ công, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS đồng ý với đề nghị của Chính phủ giữ mức bội chi NSNN 3,44% GDP. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần cân nhắc dự toán bội chi NSĐP là 0,24% GDP sau khi đã tính đến yêu cầu của các địa phương trọng điểm, để dành dư địa cho NSTW phát huy vai trò chủ đạo.

Về nợ công, UBTCNS nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2020, dự kiến mức dư nợ công là 54,3% GDP, nợ Chính phủ là 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 45,5% GDP. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ Quốc hội tại kỳ họp này về tất cả các khoản nợ của NSNN như: nợ đọng XDCB, nợ vốn ứng trước, nợ nguồn thanh toán của NSNN; đồng thời lưu ý về rủi ro thanh khoản, kỳ hạn trái phiếu, lãi suất huy động và vấn đề đảo nợ… để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Công Luân - Hoa Liên

"Phải có danh gì với núi sông", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tâm tư trước khi nghỉ hưu

Thứ 2, 21/10/2019 | 10:30
Trước ngày rời "ghế nóng" Bộ trưởng Y tế để nghỉ hưu, bà Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn còn vướng nặng nhiều tâm tư.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu 3 vấn đề trọng tâm về nhân sự, quốc sự trong kỳ họp thứ 8

Thứ 2, 21/10/2019 | 09:56
Sáng 21/10, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã chính thức được khai mạc. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết kỳ họp này sẽ có nhiều nội dung quan trọng, từ đó đề nghị các Đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân.

Khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV

Thứ 2, 21/10/2019 | 05:30
Sáng nay (21/10) kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức được khai mạc. Dự kiến, kỳ họp này sẽ có nhiều nội dung quan trọng, quyết sách nhiều vấn đề của đất nước.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Đề xuất nhiều quy định mới về sổ đỏ và sổ hồng, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:45
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Đỗ xe ô tô trước cửa nhà người khác, có bị xử phạt?

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:20
Thực tế tình trạng ô tô đậu xe trước cửa nhà người khác diễn ra rất phổ biến. Nhiều người thắc mắc hành vi này có bị xử phạt hay không?

Đề xuất các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:30
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024, Bộ Tài chính đề xuất nhiều trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất.

Đề xuất quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:31
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP) gồm 4 chương, 19 điều.

Từ 1/1/2025, thành phố, thị xã nào không được phân lô bán nền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Tới đây, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, sẽ có thêm 81 thành phố, thị xã không được thực hiện phân lô bán nền.
     
Nổi bật trong ngày

Đề xuất các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:30
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024, Bộ Tài chính đề xuất nhiều trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất.

Thanh Hoá: Đa dạng sản phẩm du lịch để giữ chân du khách

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:58
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Đề xuất nhiều quy định mới về sổ đỏ và sổ hồng, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:45
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Đỗ xe ô tô trước cửa nhà người khác, có bị xử phạt?

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:20
Thực tế tình trạng ô tô đậu xe trước cửa nhà người khác diễn ra rất phổ biến. Nhiều người thắc mắc hành vi này có bị xử phạt hay không?