Đổi mới giáo dục phổ thông: Lo các trường bị động, giáo viên dư thừa

Đổi mới giáo dục phổ thông: Lo các trường bị động, giáo viên dư thừa

Chủ nhật, 16/04/2017 | 13:52
0
Trước những lo lắng về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới của bộ GD&ĐT, ông Trần Xuân Nhĩ khẳng định phía Bộ phải đưa ra những bước đi cụ thể và sự đồng bộ trong đổi mới.

Mới đây dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được bộ GD&ĐT thông qua với sự đổi mới toàn diện ở cả 3 cấp học. Tuy nhiên, ngay sau đó dự thảo đã gây nhiều tranh cãi thậm chí khiến dư luận lo lắng.

Liên quan tới vấn đề này, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có buổi trò chuyện với ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT.

Phóng viên: Nhiều câu hỏi đặt ra: Việc giảm tải môn học sẽ dẫn đến một số lượng lớn giáo viên phải thuyên chuyển, vậy theo ông, số lượng giáo viên đó sẽ đi đâu?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Vấn đề ý tưởng đổi mới trong dự thảo năm nay có những tiến bộ hơn như: Giảm tải thời lượng, tự chủ cho học sinh, cho học sinh phát triển sự sáng tạo, định hướng nghề nghiệp…

Chúng ta áp dụng mô hình giáo dục gần như của Singapore. Tuy nhiên, kế hoạch triển khai chi tiết như thế nào thì Bộ chưa cho biết cụ thể, điều này dẫn đến sự lo lắng của nhiều giáo viên.
Chương trình mới về cơ bản là kế thừa chương trình cũ, được thay tên và tất nhiên bổ sung thêm một số kiến thức mới. Trong khi kiến thức cơ bản của giáo viên hiện tại đã có rồi.

Đội ngũ giáo viên cần có sự sắp xếp lại, chắc chắn phải bồi dưỡng thêm để họ đáp ứng được chương trình đổi mới này. Còn giáo viên nào cần cho chương trình, giáo viên nào không cần nữa thì phải có kế hoạch giảng dạy, tổ chức cụ thể đối với nhà trường mới xác định được.

Thực sự việc xuất hiện các môn như: Thiết kế công nghệ, Kinh tế - Pháp luật, Khoa học máy tính… sẽ liên quan đến nhân lực chuyên môn mới. Điều này sẽ dẫn đến thiếu nhân lực. Nếu trước mắt sử dụng nhân lực hiện tại bồi dưỡng thêm cũng chưa xác định được thời gian bao lâu và liệu có đảm bảo. Đây sẽ là bài toán khó!

Thêm một cái khó nữa tôi cũng muốn chia sẻ, đó là việc, dự thảo lần này mới chỉ đưa ra khung chương trình chứ chưa đưa ra cách sắp xếp hệ thống trường phổ thông.

Giáo dục - Đổi mới giáo dục phổ thông: Lo các trường bị động, giáo viên dư thừa

Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&DT.

Phóng viên: Thưa ông trong đề án có vấn đề khiến nhiều trường lo lắng việc học sinh tự chủ, tự chọn môn học. Như vậy có năm học sinh sẽ chọn khối Tự nhiên, có năm lại chọn nhiều khối Xã hội. Liệu điều này có dẫn tới việc nhà trường cũng phải liên tục thay đổi cơ cấu giáo viên?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Tôi cũng rất lo lắng về điều này. Nếu chúng ta thử đặt mình vào vị trí một người giáo viên, một thầy hiệu trưởng để hình dung sắp xếp ra sao, học sinh sẽ lựa chọn thế nào, mình tổ chức làm sao… thì đó là những câu hỏi lớn mà đến nay chưa có sự hình dung cụ thể.

Phóng viên: Hiện nay, việc phát triển kinh tế của mỗi địa phương có sự chênh lệch. Theo ông, có hay không việc vùng sâu, vùng xa kinh tế khó khăn về cơ sở vật chất nên có thể sẽ tạo ra khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục ở các vùng miền?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Tôi dẫn ra đây câu chuyện ông bố thấy con nằm xuống giường học bài quát con không được nằm học, nhưng lại không mua bàn ghế cho con ngồi. Đến khi về thấy con ngồi xuống đất học lại quát con. Cái ý tưởng không cho con nằm học là đúng, nhưng không có điều kiện kèm theo là mua bàn ghế cho con ngồi. Như vậy lại không giải quyết được ý tưởng tốt ban đầu.

Cụ thể, từng trường sẽ phải rà soát lại mình thiếu thiết bị gì, nhân lực như thế nào để đề xuất. Quan điểm của Trung ương là tập trung ngân sách phục vụ cho các vùng còn khó khăn, đối với các vùng kinh tế thuận lợi sẽ huy động nguồn vốn xã hội hóa.

Vấn đề ở đây là phải đưa ra những bước đi cụ thể. Họ lo vì họ chưa thấy được các điều kiện kèm theo, cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên của tôi đang như thế này anh lại đưa ra áp dụng như thế kia, vậy chúng tôi phải làm thế nào? Điều này đòi hỏi bộ GD&ĐT phải đưa ra những biện pháp kèm theo để mọi người thấy yên tâm, đồng thời tính toán những lộ trình cụ thể.

Đổi mới phải có sự đồng bộ từ tổ chức nhà trường, hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên thì mới thành công được. Việc thiếu đồng bộ trong một khâu cũng sẽ dẫn đến thất bại.

Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này!

Công Luân - Đặng Thủy

Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...