Đua nhau mua - bán bảo hiểm giá rẻ để đối phó công an

Đua nhau mua - bán bảo hiểm giá rẻ để đối phó công an

Thứ 4, 07/08/2013 | 17:27
0
Thời gian gần đây, nhiều tuyến đường tại các thành phố lớn, thậm chí ở một số tỉnh, thành khác xuất hiện tình trạng bán bảo hiểm xe gắn máy giá rẻ. Với giá chỉ vài ba chục ngàn đồng/năm, người dân có thể mua nhiều năm mà không có bất kỳ trở ngại nào, với mục đích là đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông khi đi trên đường...

Ai được lợi?

Dạo quanh các con đường tại TP.HCM, không hề khó khăn để hỏi tìm mua bảo hiểm xe gắn máy với giá vài chục ngàn đồng/năm. Trên đường Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q. Bình Thạnh), Kha Vạn Cân, Xa lộ Hà Nội (Q.Thủ Đức)…, đặc biệt là trong các khu công nghiệp xuất hiện nhan nhản những pano bán bảo hiểm giá rẻ hai bên đường. Đa phần người bán đánh vào tâm lý của người mua là ham giá rẻ. Anh Trần Minh Hòa, người bán bảo hiểm giá rẻ ở Xa lộ Đại Hàn (Q.Thủ Đức) cho biết: "Tôi bán ở đây cũng có nhiều người mua. Đa phần là công nhân, họ thấy rẻ nên mua. Có người mua luôn mấy năm, để dành, khi nào hết thì xài!".

Anh Nguyễn Hữu Quân (ngụ Q.Thủ Đức) chia sẻ: "Thấy rẻ thì tôi mua, mỗi cái có giá 35 ngàn đồng/năm. Nhưng nếu mua hai năm thì chỉ có 66 ngàn đồng thôi. Tôi mua luôn ba năm, tổng cộng là sáu cái, cho hai vợ chồng, chỉ hết 198 ngàn đồng thôi. Chứ nếu như trước đây phải mua với giá 66 ngàn đồng/năm thì so ra, tôi tiết kiệm được một nửa số tiền. Thậm chí có những nơi ghi trên pano quảng cáo bán bảo hiểm xe máy với giá chỉ 15 - 25 ngàn đồng/năm. Tuy nhiên, khi người mua bước vào thì được những người bán hàng cho biết đó là giá bán bảo hiểm tự nguyện dành cho người ngồi trên xe mà thôi. Và đây cũng là chiêu thức của những người bán nhằm đánh vào tâm lý ham giá rẻ của người dân".

Xã hội - Đua nhau mua - bán bảo hiểm giá rẻ để đối phó công an

Đa phần người dân mua bảo hiểm chủ yếu để đối phó sự kiểm tra của CSGT

Bên cạnh bảo hiểm xe gắn máy giá rẻ được bán nhan nhản trên đường thì bảo hiểm tai nạn con người cũng tương tự. Với giá chỉ 20 ngàn đồng, người ta có thể mua số lượng không hạn chế. Dù giá rẻ như bèo nhưng để khuyến khích bán hàng, các đại lý còn chiết hoa hồng cực khủng cho người bán. Một nhân viên bán bảo hiểm xe gắn máy trên đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) chia sẻ, nếu bán được nhiều thì hưởng hoa hồng càng cao. Ví dụ, bán được 10 cái thì hưởng khoảng 45%; từ 10 - 49 cái thì hưởng 50%; từ 50 - 99 cái thì hưởng khoảng 53%...

Chính vì nguồn lợi lớn nên nhiều người, chủ yếu là sinh viên tìm công việc này làm. Thành, sinh viên một trường đại học cho biết: "Bạn em đi làm trước, sau đó rủ em cùng đi. Làm kiểu này không vất vả lắm, chỉ cần tìm chỗ nào mát mẻ, dựng pano lên, ai mua thì ghi cho họ, thu tiền là xong. Bình quân, mỗi ngày cũng bán được hơn chục cái. Tuy nhiên, cách làm này đang phá đi môi trường cạnh tranh lành mạnh".

Đại diện một công ty bảo hiểm tại TP.HCM chia sẻ, chuyện nhiều đại lý phá giá, bán bảo hiểm xe máy với giá rẻ đã gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm. Sở dĩ họ có thể bán với giá rẻ là tự giảm phần chiết khấu mà công ty bảo hiểm trích xuất cho họ. Còn người dân thì cứ thấy rẻ là mua mà không để ý đến quyền lợi của mình.

Đối phó là chính

Kiến nghị xử lý bán bảo hiểm sai quy định

Dù tháng 4 vừa qua, cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm và hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp phải chấn chỉnh ngay các hoạt động bán bảo hiểm giá rẻ, sai quy định nhưng đến nay, không khó để có thể tìm mua các loại bảo hiểm xe máy, tai nạn con người giá rẻ trên đường phố. Ông Phùng Đắc Lộc (Tổng thư ký hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) cho biết, sau các động thái của cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Hiệp hội đã tiếp tục kiến nghị các cơ quan chức năng mạnh tay hơn với hoạt động này, đồng thời yêu cầu những doanh nghiệp bán bảo hiểm giá rẻ dừng ngay các vi phạm.

Theo Nghị định 103 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, từ giữa tháng 4/2009, lực lượng CSGT được phép phạt các chủ phương tiện giao thông ô tô và xe gắn máy nếu không có giấy chứng nhận bảo hiểm. Vì vậy, bảo hiểm là một phần không thể thiếu khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Đó cũng là lúc hàng loạt doanh nghiệp tham gia thị trường bảo hiểm.

Theo quy định, giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm hai sản phẩm: Bắt buộc và tự nguyện. Trong đó, phần bảo hiểm bắt buộc có in sẵn biểu giá quy định và tất cả các doanh nghiệp phải in theo mẫu của bộ Tài chính. Riêng phần bảo hiểm tự nguyện, doanh nghiệp được tùy ý in theo mẫu riêng nhưng khác màu với phần bảo hiểm bắt buộc để phân biệt và không in giá bán. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người mua bảo hiểm để đối phó với các quy định là chủ yếu, chứ chưa quan tâm tới các quyền lợi khác.

Chị Hoài Thu (ngụ Q.3) chia sẻ: "Thực sự, chúng tôi mua bảo hiểm xe gắn máy và tai nạn con người là để khi có bị lực lượng CSGT bắt lại thì đưa ra cho đúng thủ tục, chứ chưa bao giờ nghĩ rằng mình bị tai nạn hay hư hỏng xe gắn máy để được đền bù. Thêm vào đó, khi bị tai nạn, hỏng hóc phương tiện thì rất khó đòi quyền lợi cho mình, thường thì phải qua rất nhiều cửa, tốn nhiều thời gian. Đó là chưa kể, các cơ quan chức năng thường đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, làm người dân không mặn mà với chuyện này".

Đây cũng chính là lý do cho nhiều đối tượng làm giả bảo hiểm có đất kiếm sống. Mới đây, TAND TP.HCM vừa tuyên phạt Lê Phi (SN 1982, quê tỉnh Bình Thuận) gần năm năm tù, Nguyễn Hòa (SN 1985 quê tỉnh Gia Lai) gần bốn năm tù và Nguyễn Hoàng Nam (SN 1982, ngụ Q. Gò Vấp) ba năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội lừa đảo và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Theo đó, Nam và Hòa đã lấy mẫu bảo hiểm xe máy thật, làm con dấu và ấn chỉ giả để cho Phi thiết kế, in hàng ngàn bảo hiểm xe gắn máy giả.

Các đối tượng này đã cung cấp cho nhiều đại lý với giá thấp hơn các công ty và chiết khấu rất cao cho các đại lý (khoảng gần 70%). Chỉ trong thời gian ngắn, các đối tượng này đã bán trót lọt hơn 1.000 tờ bảo hiểm, thu về gần một tỷ đồng. "Đây là vụ việc được phát hiện, ngoài ra còn có đối tượng nào nữa hay không thì chưa ai biết. Trong số đó, chắc sẽ có người mua phải bảo hiểm giả, nếu có chuyện gì xảy ra thì người dân vẫn là thiệt nhất, chị Lê Kim Bình (ngụ Q.8) chia sẻ.

Phát biểu với báo chí, một vị thuộc cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (bộ Tài chính) cho biết, cơ quan này đã nhiều lần phát hiện và chấn chỉnh sai phạm trong việc bán bảo hiểm, nhiều nhất là địa bàn TP.HCM. Các doanh nghiệp cũng không có chủ trương hạ giá, khuyến mãi, mà là do các đại lý tự phá giá và giao cho đội ngũ bán hàng thời vụ đi bán với mục đích nâng cao doanh số.

Thanh Tùng

Hung thủ đốt xác bé 5 tuổi vẫn 'thách thức' công an?

Thứ 6, 02/08/2013 | 14:15
Sống với cha và mẹ cả, bé V. (5 tuổi) chẳng được yêu thương nhất mực như những đứa trẻ cùng trang lứa.

Khởi tố người nhảy lầu ở trụ sở công an

Thứ 6, 02/08/2013 | 09:33
Cơ quan CSĐT – Công an TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình vừa khởi tố bị can đối với Vũ Văn Huấn - người đã từng nhảy từ tầng 3 xuống đất tại trụ sở công an.

Giết trưởng công an xã, bị bắt sau 20 năm trốn nã

Thứ 2, 29/07/2013 | 13:29
Sau khi ra tù, gã chồng hung ác đã đâm chết tình địch là một cán bộ xã khi nghi ngờ nạn nhân có “qua lại” với vợ mình.

06942608: Đường dây nóng phản ánh vi phạm của CSGT

Thứ 5, 01/08/2013 | 14:22
Người dân, lái xe nếu phát hiện CSGT làm sai quy trình, điều lệnh, sau khi xác định vị trí, số hiệu xe hoặc số hiệu ngành CSGT có thể báo qua “đường dây nóng” 24/24h: 069 42608.

Khởi tố đối tượng vi phạm pháp luật còn dọa giết CSGT

Thứ 4, 31/07/2013 | 20:44
Bị lực lượng chức năng dừng xe để kiểm tra khi phát hiện không đội mũ bảo hiểm, hai thanh niên đã không những không chấp hành mà còn buông lời đe dọa.

Nghiêm cấm CSGT 'vẫy xe' xem giấy tờ... rồi cho đi

Thứ 7, 27/07/2013 | 20:35
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT phải tuần tra cơ động là chính, nghiêm cấm lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm tổ chức dừng xe để kiểm tra (trừ địa điểm là “điểm đen” giao thông).