Đưa triết lý giáo dục Việt Nam vào Luật Giáo dục: Hoàn toàn bất khả thi

Đưa triết lý giáo dục Việt Nam vào Luật Giáo dục: Hoàn toàn bất khả thi

Thứ 2, 07/01/2019 | 08:41
0
Trải qua nhiều năm luận bàn, mỗi người một ý kiến, quan điểm riêng, triết lý giáo dục vẫn chưa được triển khai cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, muốn “định hình” rõ nét triết lý giáo dục, cũng không thể biến thành một phần trong Luật Giáo dục mới.

Trong buổi tọa đàm “Triết lý giáo dục và triết lý giáo dục trong Luật Giáo dục (sửa đổi)” được tổ chức vào ngày 5/1, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần phải có tuyên bố rõ ràng về những tư tưởng triết lý giáo dục và nó phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật Giáo dục.

Triết lý và Luật cần phân biệt rõ ràng

GS. TS. Phạm Tất Dong bày tỏ sự phản đối trước vấn đề GS. Trần Ngọc Thêm đề cập: “Luật là luật, triết lý là triết lý. Theo tôi, luật là những điều ghi rõ, quy định điều gì làm và không được làm. Trong khi đó, triết lý chỉ là một ý niệm, quan niệm chỉ dẫn hành vi. Không thể bắt ép một người phải theo triết lý nào đó, bởi mỗi người sẽ có một triết lý riêng”.

“Theo tôi, triết lý là điều người ta đã trải nghiệm qua cuộc sống, qua thực tế, rút ra được những kết luận mang tính chất định hướng, mang tầm giá trị lớn, qua thực tế kiểm nghiệm, trở thành quan điểm chỉ đạo.

Ví dụ, qua nhiều đời truyền đạt kinh nghiệm, người ta thấy rằng, không ai có thể đứng ngoài giáo dục, bởi, học để làm người. Trong thực tế, một người không thể nào trở thành con người có năng lực, đạo đức mà không trải qua giáo dục.

Nhắc đến việc học, phải có thầy, thời đại này, có khác nhưng triết lý vẫn đúng, thầy không chỉ là người thầy trên bục giảng hiện hữu… mà có những tri thức được truyền đạt trong đời sống, trên mạng internet,…”, ông phân tích thêm.

Giáo dục - Đưa triết lý giáo dục Việt Nam vào Luật Giáo dục: Hoàn toàn bất khả thi

GS. TS. Phạm Tất Dong cho rằng triết lý là triết lý, luật là luật, không liên quan.

Ông khẳng định: “Theo tinh thần ấy, triết lý giáo dục tuy không xuất hiện như một chương trong Luật Giáo dục, nhưng có thể được lồng ghép qua việc đưa vào mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục, phương pháp giáo dục, chính sách thầy giáo, chính sách đầu tư…, biến triết lý dễ dàng ứng dụng nhuần nhuyễn vào thực tế”.

Triết lý giáo dục của GS. TS. Phạm Tất Dong là “Giáo dục là Quốc sách”, theo ông, ai không học sẽ không thể phát triển, một dân tộc không học thì không thể giàu mạnh, một đất nước không học thì không hiện đại.

Có thể lồng ghép triết lý thành ý tưởng

PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT đánh giá, triết lý giáo dục luôn biến hóa theo từng giai đoạn phát triển của đất nước: “Cần phải xác định một triết lý giáo dục là một mục tiêu đặt ra, phải phấn đấu thực hiện trong một khoảng thời gian nào đó, thay đổi theo từng thời kỳ.

Ví dụ ngày xưa: “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Đến thời điểm sau này tất nhiên vẫn như vậy nhưng thời đại ngày nay còn có hội nhập. Không phải chỉ có dân tộc mà phải hòa nhập thêm vào thế giới”.

“Trong thời đại 4.0, khoa học phát triển mạnh mẽ, cần cân nhắc đưa ra một triết lý như thế nào. Quan điểm của cá nhân tôi, sứ mệnh giáo dục sắp tới phải làm thế nào để đào tạo lại con người, con người đó phải được hòa nhập trong xã hội và trên trường quốc tế.

Cuối cùng, người đào tạo ra phải làm được việc, phải là một người công dân toàn cầu. Phấn đấu đào tạo thế hệ chất lượng, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và quốc tế, ngoài lý thuyết phải biết thực hành, có kỹ năng để hòa nhập với thế giới…”, nguyên Thứ trưởng phân tích.

Giáo dục - Đưa triết lý giáo dục Việt Nam vào Luật Giáo dục: Hoàn toàn bất khả thi (Hình 2).

PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT khẳng định triết lý giáo dục luôn biến hóa trước mỗi giai đoạn.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nhận định: “Trước hết, triết lý bao giờ cũng ngắn gọn. Trong lịch sử giáo dục, thế giới đã có quá nhiều triết lý, từ phương Tây đến phương Đông. Việc đưa ra triết lý giáo dục trong Luật Giáo dục là hoàn toàn không cần thiết”.

Ông khẳng định: “Thứ nhất, triết học Việt Nam yếu kém, triết lý nếu súc tích thì không ứng xử được cách làm cụ thể, có thể dựa vào bất kỳ triết lý nào cụ thể nào trước nay nhưng phải có những chương trình, kế hoạch, có các bước thực hiện cụ thể”.

Với nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, không có triết lý nào hay hơn và cao hơn Triết lý từ Luận ngữ. Giáo dục là cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nếu chúng ta coi đó là triết lý thì rất đúng, cần gì nghĩ ra triết lý mới.

Nhiều khi trong việc cụ thể như giáo dục thì quá xa vời, được cái này lại không được cái khác. Theo tôi, trong Luật Giáo dục, hoàn toàn không cần có một chương dành cho triết lý giáo dục, mấu chốt quan trọng là, phát huy tích cực, tự mình làm tốt, đúc kết kinh nghiệm riêng để đưa ra triết lý cho bản thân”.

Cẩm Mịch

Triết lý giáo dục của Jack Ma: Học kém không phải đã thất bại

Thứ 2, 06/11/2017 | 09:22
Jack Ma trải qua vô số thất bại hồi còn trẻ. Trang Entrepreneur cho biết ông chỉ đạt 1/120 điểm toán trong kỳ thi đại học.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

"Số phận" hơn 56.000 chứng chỉ IELTS cấp sai: Bài toán quản lý và xử lý

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:50
Hàng chục nghìn chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định. Thông tin này khiến nhiều thí sinh hoang mang không biết liệu có bị ảnh hưởng đến việc xét miễn thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH sắp tới hay kết quả trúng tuyển, tốt nghiệp ĐH trước đó.

Nhà trường phải chịu trách nhiệm với nội dung giảng dạy cho học sinh

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:52
Theo chuyên gia, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn về đào tạo để lựa chọn những nội dung đúng với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

IDP cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS trái với quy định

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị công ty IDP đề xuất hướng xử lý đối với những chứng chỉ đã cấp khi chưa được phép.

Nhiều ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thí sinh vẫn chưa biết tới

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Các ngành khoa học cơ bản, khoa học sự sống đào tạo nhân lực nòng cốt cho đất nước nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển sinh.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội nghiêm cấm các trường vận động học sinh yếu không thi vào lớp 10

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:59
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:46
Những năm gần đây, các phương thức tuyển sinh được đa dạng giúp thí sinh có nhiều lựa chọn và các trường có thêm nguồn tuyển.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 8/5: Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM

Thứ 4, 08/05/2024 | 06:00
Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM; Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai...