'Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm'

'Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm'

Thứ 3, 22/01/2013 | 16:07
0
Cho đến nay, Nhà nước ta vẫn không coi hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp và chưa có ý định về việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm. Nhưng cũng đã có ý kiến đề xuất Việt Nam cần thành lập thí điểm “khu đèn đỏ”.

Tại một cuộc hội thảo về phòng, chống tệ nạn xã hội (TNXH) mới đây ở TPHCM, có ý kiến đề xuất VN cần thành lập thí điểm “khu đèn đỏ” mại dâm. Điều này đồng nghĩa với việc coi hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp, trong khi hiện nay phần lớn gái mại dâm đã được “phóng thích” khỏi các “công trường” 05 - 06 theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi).

Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Đức Hiền - phó cục trưởng Cục Phòng, chống TNXH (Bộ LĐTBXH) - xoay quanh vấn đề trên.

Xã hội - 'Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm'

Hoạt động mại dâm là “ổ” tập trung các tệ nạn xã hội khác

Gần 800 gái mại dâm đã hòa nhập cộng đồng

- Thưa ông, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) đã có hiệu lực, gái mại dâm không phải đưa vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh tập trung (trung tâm 05-06) như trước nữa. Vậy hiện trạng các trung tâm này trên toàn quốc như thế nào?


- Cho đến thời điểm hiện nay, về cơ bản chúng ta đã đưa hơn 800 người bán dâm về hòa nhập cộng đồng. Trong thời gian tới, gái mại dâm ở các trung tâm sẽ đưa về hết cộng đồng. Như Hà Nội vừa qua, hơn 200 gái mại dâm đều được phân loại và phần lớn đều được gia đình đến tận nơi đón về, kể cả những người ở ngoài tỉnh; còn lại hơn 20 người không có thân nhân đến đón, Sở LĐTBXH Hà Nội đã hỗ trợ họ tiền tàu xe để về địa phương, theo đúng Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 24/CP.

Hiện cả nước chỉ có 3 trung tâm chuyên biệt, còn lại đều là chung 05 (mại dâm) và 06 (ma túy), nhưng cũng không chuyên biệt hẳn. Ví như Trung tâm số 2 của Hà Nội cũng đưa một số phụ nữ nghiện ma túy vào đó cai nghiện và hàng chục cháu mồ côi không nơi nương tựa, hay các cháu nhiễm HIV cũng sống ở đó. Do vậy, các trung tâm sẽ làm thêm công tác cai nghiện ma túy.

Trung tâm ở Hải Phòng có 17 gái mại dâm, nhưng bên cạnh đó có đến gần 300 cô nghiện ma túy và hàng chục cháu nhiễm HIV. Việc tiếp tục sử dụng công năng của các trung tâm đã từng điều trị bệnh, giáo dục gái mại dâm sẽ không có gì phức tạp.

Sẽ hỗ trợ 4 nhóm yếu thế 

- Trước đây, có quy định đưa gái mại dâm vào các trung tâm giáo dục nhưng vẫn chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”- có nghĩa là khi trở về hòa nhập cộng đồng họ vẫn tái diễn  hoạt động mại dâm. Bây giờ, chỉ phạt tiền thôi rồi thả thì tình trạng hoạt động mại dâm càng phức tạp. Theo ông cần giải quyết  thực trạng này như thế nào?

- Hiện đã có báo cáo về Cục Phòng chống TNXH là tại nhiều tỉnh thành phố, gái mại dâm có chiều hướng gia tăng. Trước đây, chúng ta có nhiều biện pháp phòng, chống quyết liệt, nhưng hoạt động mại dâm vẫn còn. Đây đang là vấn đề được xã hội quan tâm.

Mặc dù chúng ta đã xây dựng các chương trình về quản lý gái mại dâm, như hỗ trợ đào tạo việc làm, vay vốn hưởng lãi suất thấp. Hiện Cục Phòng, chống TNXH đã xây dựng phương án tổng thể nhằm hỗ trợ các dịch vụ để chị em tiếp cận, nhưng cần thời gian. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,  Bộ LĐTBXH đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để ban hành cơ chế hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho 4 nhóm người bị yếu thế: Mại dâm, người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng của HIV, người điều trị methanol và người sau cai nghiện ma túy;  làm sao để người vay được hỗ trợ dễ dàng.

Xã hội - 'Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm' (Hình 2).

Ông Lê Đức Hiền - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống TNXH (Bộ LĐTBXH)

Không hợp pháp hóa mại dâm

- Đã có ý kiến đề xuất về việc Nhà nước nên lập thí điểm “khu đèn đỏ” cho gái mại dâm hành nghề, cục có quan điểm như thế nào về vấn đề này?


- Theo lý lẽ này thì việc thành lập một “khu đèn đỏ” sẽ quản lý, kiểm soát tốt hơn hoạt động mại dâm và như vậy sẽ phải công nhận việc hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp. Nhưng đến thời điểm hiện nay, Nhà nước ta vẫn không coi hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp và chưa có ý định về việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm. Vì, sau nghiên cứu, tham khảo một số nước thì việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm là vấn đề hết sức phức tạp, không đơn giản là việc “quây” vào một khu phố và cấp phép rồi thu thuế, khám bệnh cho người mại dâm. Không hề đơn giản vậy!

Thực tế ở các nước coi mại dâm là hợp pháp đã phát sinh nhiều vấn đề như phong tục tập quán, quản lý, pháp luật và nhiều hệ lụy khác.  Hoạt động mại dâm trên thế giới bao giờ cũng gắn liền với các hoạt động như buôn bán người, rửa tiền, buôn bán  ma túy..., nếu thừa nhận sẽ rất khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Ngoài ra, nó sẽ là tiền lệ cho các đối tượng môi giới, tổ chức mại dâm khác hoạt động.

Hiện cả nước có trên 100.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ khá “nhạy cảm” và khi cấp phép riêng cho “khu đèn đỏ” thì các cơ sở kinh doanh này sẽ như thế nào, chúng ta có đủ khả năng để quản lý không? Rõ ràng “lợi bất cập hại”!

Hoạt động mại dâm mang lại lợi nhuận rất cao, và là “ổ nhóm” tập trung các tệ nạn xã hội khác. Hoạt động mại dâm còn chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Nếu tính hơn-thiệt cả về luật pháp và phong tục tập quán, truyền thống đạo đức... thì không thể coi mại dâm là một nghề hợp pháp. Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm!

- Xin cảm ơn ông!

Theo Laodong

Hơn 90% mại dâm có bệnh, người mua dâm phải tự bảo vệ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
"Hơn 90% người bán dâm đang ở ngoài xã hội, họ vẫn có bệnh, vẫn hành nghề. Vì vậy để đỡ lây lan bệnh tật người mua dâm phải tự bảo vệ bản thân".

Lần đầu tiên phát hiện 'mại dâm bay' ở Hà Nội

Thứ 6, 18/01/2013 | 10:38
“Dân bay” đến nhà khách sẽ mang theo ma túy và cùng gái bán dâm sử dụng trước khi “lâm trận”. Dịch vụ “mại dâm bay” lần đầu tiên được phát hiện tại Hà Nội.

Thế giới mại dâm … câm điếc Hà Thành

Thứ 5, 17/01/2013 | 11:13
Bên trong đám gái mại dâm đứng gốc cây trước cổng bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), có những đối tượng thuộc diện đặc biệt nhất Hà Thành.