EU sẵn sàng đình chỉ việc áp giá trần khí đốt

EU sẵn sàng đình chỉ việc áp giá trần khí đốt

Thứ 4, 21/12/2022 | 06:00
0
Ủy ban châu Âu sẵn sàng đình chỉ kích hoạt giới hạn giá trần khí đốt nếu có phân tích cho thấy rủi ro lớn hơn lợi ích.

Ngày 19/12, Ủy viên năng lượng châu Âu, bà Kadri Simson cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) sẵn sàng đình chỉ giới hạn giá trần khí đốt nếu có phân tích cho thấy bất hợp lý.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Simson nói: “Ủy ban sẵn sàng đình chỉ kích hoạt giới hạn giá trần nếu phân tích từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Cơ quan Chứng khoán và Thị trường châu Âu (ESMA) và Cơ quan Hợp tác Năng lượng (ACER) cho thấy rủi ro lớn hơn lợi ích".

Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất mức trần giá khí đốt là 180 euro/MWh (megawatt giờ), áp dụng từ giữa tháng 2/2023.

Mức giới hạn giá trên dự định sẽ kéo dài trong một năm và được kích hoạt khi giá tiêu chuẩn châu Âu đối với khí đốt tự nhiên vượt quá mức 180 euro/MWh trong 3 ngày liên tiếp. Cơ chế này nhằm đối phó với giá khí đốt tăng cao ở châu Âu khiến các chính phủ EU lo lắng.

Được biết, đề xuất mức trần ban đầu là 275 euro nhưng đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các quốc gia đang siết chặt giá năng lượng như Tây Ban Nha và Hy Lạp.

Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher cho biết, với việc thống nhất mức trần giá, giờ đây cần chuyển hướng tập trung vào một cuộc cải cách dài hạn hơn đối với thị trường năng lượng của EU, đặc biệt là việc giảm giá khí đốt so với giá điện.

Trong khi đó, các nguồn tin khác của Reuters cho biết thêm, chỉ Hungary bỏ phiếu phản đối mức trần vì lo ngại rằng nó có thể phá vỡ thị trường năng lượng và làm tổn hại đến an ninh năng lượng của châu Âu. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 19/12 tuyên bố, nước này sẽ không nhất thiết phải thông báo hay tham vấn Ủy ban châu Âu (EC) nếu muốn điều chỉnh hợp đồng dài hạn mua khí đốt của Nga trong trường hợp các nước EU thông qua mức giá trần khí đốt.

Về phần mình, Chính quyền Moscow đã đưa ra phản ứng dữ dội về quyết định thống nhất giá trần khí đốt được Bộ trưởng Năng lượng các nước trong khối EU đưa ra.

"Bất kỳ hành động nhằm áp giá trần khí đốt đều không thể chấp nhận được. Đây là hành vi vi phạm quá trình xác định giá thị trường và Nga sẽ cần thời gian để đánh giá cẩn thận tất cả lợi và hại khi tiến hành những biện pháp đáp trả phù hợp", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Đại sứ đặc nhiệm của Bộ Ngoại giao Nga Yury Sentyurin gọi sáng kiến của EU là hành động "coi thường luật pháp quốc tế", đi ngược lại các quy luật thị trường và sẽ làm thị trường xuống cấp.

"Có thể có nhiều ý tưởng điên rồ khác nhau về vấn đề này, chắc chắn không thể coi những ý tưởng đó là các biện pháp thị trường. Đây là những công cụ phi thị trường" - ông Sentyurin bình luận - "Theo tôi, tất cả những điều đó sẽ dẫn đến hậu quả tệ hại là làm thị trường xuống cấp. Đó là sự từ bỏ, coi thường luật pháp quốc tế".

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, Kinh tế & Đô thị)

Châu Âu tổn thất 1.000 tỷ USD vì ngừng nhập khẩu khí đốt Nga

Thứ 3, 20/12/2022 | 06:00
Theo Hãng tin Bloomberg, việc từ bỏ khí đốt của Nga do tình hình Ukraine đã khiến châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD.

EU cam kết đầu tư 10 tỷ Euro vào ASEAN xây dựng cơ sở hạ tầng

Thứ 5, 15/12/2022 | 08:33
Ngoài ra, 2 bên đều cho biết mục tiêu cuối cùng là một hiệp định thương mại tự do giữa hai khu vực.

EU vẫn chưa vượt qua được “sự chia rẽ” trong áp trần giá khí đốt

Thứ 4, 14/12/2022 | 10:13
EU đã đề xuất trần giá khí đốt để quản lý biến động kinh tế do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Ủy ban Châu Âu cáo buộc Apple độc quyền với Apple Pay

Thứ 2, 02/05/2022 | 20:25
Tuyên bố mới của Ủy ban Châu Âu (EC) đã cáo buộc Apple có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi không cho phép các đối thủ sử dụng dịch vụ Apple Pay.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.