Gần 100 tỷ đồng cho điện ảnh không thể giải ngân

Gần 100 tỷ đồng cho điện ảnh không thể giải ngân

Thứ 4, 18/12/2013 | 20:17
0
Gần 100 tỷ đồng cho ngân sách ngành điện ảnh đã không thể giải ngân trong suốt 2 năm 2012 và 2013 khiến nhiều người trong cuộc không giấu nổi những bức xúc của mình. Những thất thoát trước đó một lần nữa cho thấy, những nhà làm phim chuyên nghiệp vẫn còn phải... thất nghiệp dài. Đây là nguyên nhân của những trì trệ, yếu kém trong chất lượng và tiến trình phát triển của nền điện ảnh Việt.

Sự việc được bắt nguồn từ tiết lộ gây sốc của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, người vẫn luôn có những phát ngôn thẳng thắn trong giới điện ảnh. Theo lời nữ biên kịch tài ba này, ba năm trở lại đây, nguồn kinh phí sản xuất phim có từ ngân sách Nhà nước chưa được khơi thông. Cụ thể năm 2012 là 48 tỷ đồng, năm 2013 là 45 tỷ đồng.

Cho đến nay đã sang tháng cuối cùng của năm 2013 mà vẫn chưa giải ngân được đồng nào dù 3 bộ phim điện ảnh về đề tài lịch sử, lãnh tụ, đương đại đều được duyệt từ cuối năm 2011 (Quy định của Luật Điện ảnh, các phim thuộc thể loại lịch sử, lãnh tụ, đương đại sẽ được Nhà nước cấp hoàn toàn kinh phí). Theo quyết định của bộ Văn hóa thể thao và du lịch (VHTT&DL), các phim này được đưa vào sản xuất, kèm theo đó là quyết định của bộ Tài chính về giá của mỗi bộ phim. Tuy nhiên từ tháng 8/2013 đến nay, những phim này vẫn nằm im một chỗ.

Sự kiện - Gần 100 tỷ đồng cho điện ảnh không thể giải ngân

Điện ảnh Việt Nam đang chịu cảnh có tiếng mà không có miếng.

"Kịch bản hay lại trao tay cho đạo diễn tồi"

Đó là lời chia sẻ đầy xót xa và chua chát của nhà biên kịch Hồng Ngát. Theo bà, sự chậm trễ trong việc giải ngân ngân sách cho ngành điện ảnh là bởi còn vướng thông tư hướng dẫn về việc đấu thầu các tác phẩm điện ảnh. Bà Ngát cho biết: "Luật ra đời từ năm 2006 nhưng cho đến nay, trải qua bao nhiêu đời cục trưởng nhưng cục Điện ảnh vẫn chưa thể cho ra đời bản thông tư này.

Thực ra các đồng nghiệp của tôi, họ cũng có cái khó của họ. Việc đấu thầu đối với các lĩnh vực, công trình có thể... sờ thấy được như giao thông, xây dựng là hoàn toàn đúng. Nhưng đối với một lĩnh vực đặc thù như điện ảnh thì việc đấu thầu là bất cập. Hơn nữa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng mang tính sáng tạo cá thể mạnh mẽ. Sẽ rất khập khiễng nếu đem so sánh sự sáng tạo với sự sáng tạo. Ấy là chưa nói đến những “quân xanh quân đỏ” trong các việc đấu thầu.

Là người hoạt động lâu năm trong nghề tôi biết, có nhiều nhà thầu đưa ra con số rẻ vì chất lượng tác phẩm của họ lại thấp. Trên thực tế Nhà nước chỉ tiết kiệm được mấy chục triệu đồng nhưng vô tình lại thu về một tác phẩm điện ảnh dở. Vậy thì lời như thế để làm gì. Những chuyện như thế sẽ khiến nhiều đạo diễn giỏi, biên kịch trắng tay tại các cuộc đấu thầu. Tôi biết nhiều vị lãnh đạo đang mong muốn chạy theo trào lưu thị trường hóa nền điện ảnh cho giống các nước tiến bộ trên thế giới. Nhưng xin thưa rằng, thực tế cơ chế ở Việt Nam chưa cho phép làm điều đó. Thị trường hóa nền điện ảnh chưa thực sự phù hợp với chúng ta hiện nay, bởi nó tiềm ẩn quá nhiều bất cập. Manh mún thị trường hóa nền điện ảnh để được mang tiếng là công bằng, nhưng lại đi ngược lại với thực tế đang diễn ra. Nền điện ảnh của chúng ta vì thế đã nghèo nàn lại càng nghèo nàn hơn.

Lúc còn sống, nghệ sỹ nhân dân Hải Ninh rất phản đối việc đấu thầu trong tác phẩm điện ảnh. Lẽ ra, thế hệ chúng tôi là những người được hưởng thụ những ưu ái mà Nhà nước dành cho điện ảnh, thì nay chúng tôi lại phải chịu cảnh thất nghiệp vì không có việc để làm, kinh phí để sản xuất. Việc này chẳng khác nào một kịch bản hay lại rơi vào tay một đạo diễn tồi".

Câu chuyện giải ngân ngân sách cho nền điện ảnh Việt có lẽ chưa bao giờ có hồi kết đối với những người tâm huyết. Theo đạo diễn Vương Đức, Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, sự chậm trễ này không chỉ làm chậm tiến độ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng tác phẩm. "Kịch bản đã có, kinh phí đã được duyệt nhưng chỉ là con số trên giấy tờ. Người trong cuộc cứ chờ dài cổ mà vẫn không có tiền để triển khai nó. Đến lúc có thì thời gian đã gần hết, gặp hôm thời tiết xấu, diễn viên bận thế là cả ê kíp phải vắt chân lên cổ mà chạy. Vì thế phim khó tránh khỏi những sai sót, nôn nóng, cẩu thả", ông Đức nói.

Sự kiện - Gần 100 tỷ đồng cho điện ảnh không thể giải ngân (Hình 2).

Phim ngoại đang áp đảo phim nội.

"Có tiếng nhưng không có miếng"

Tờ Hollywood Reporter từng đưa ra một con số đáng giật mình về thị trường điện ảnh Việt Nam. Năm 2010, doanh số toàn thị trường điện ảnh nước ta là 23,7 triệu USD. Đến năm 2011 đã tăng vọt lên 35 triệu USD. Năm 2012 con số này là 42 triệu USD và dự đoán năm 2013 sẽ lên tới 57 triệu USD. Tờ báo này cũng không quên đưa ra con số dự báo tới năm 2016, doanh số cả thị trường điện ảnh Việt Nam sẽ cán mốc 100 triệu USD và là một trong những thị trường có mức tăng trưởng về điện ảnh bậc nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, một sự thật đáng giật mình hơn, ấy là mức tăng trưởng trong thị trường điện ảnh Việt Nam chủ yếu rơi vào tay các nhà phân phối nước ngoài mà chủ yếu là Megastar. Công ty truyền thông do Hàn Quốc nắm 90% cổ phần này chiếm lĩnh phần lớn thị trường phim Việt bằng những bộ phim nhập khẩu từ nước ngoài. Phần lớn đây là những bộ phim bom tấn, thu hút người xem. Theo một khảo sát gần đây, lượng phim ngoại chiếm tới 80% và con số khán giả đến rạp là 70%.

Phim ngoại tràn ngập các rạp chiếu trong khi phim Việt nhỏ giọt phát hành và cũng chỉ tập trung vào cùng một thời điểm đó là cuối năm, cận tết. Tuy nhiên, chất lượng của phần lớn những bộ phim này, như cách nói của đạo diễn Đào Bá Sơn chủ yếu là "thảm họa". Nhẹ về chiều sâu kịch bản, các đạo diễn của phim Việt đang tìm đến những yếu tố khác để lấp đầy các khoảng trống, ấy là cảnh nóng, là các hot girl, hot boy. Yếu tố hài nhảm cũng được tận dụng một cách vụng về.

100 tỷ và... 1 lời hứa

Đạo diễn Lê Hoàng đã phải thốt lên ngao ngán khi được hỏi về vấn đề này. Anh chia sẻ: "Phim ngoại du nhập, khán giả ồ ạt đến rạp nhưng đạo diễn Việt Nam thì ngậm ngùi nhìn nhau. Đến bao giờ, chúng ta mới có một cơ chế hợp lý để các nhà làm phim chuyên nghiệp không còn phải đau đáu với cảnh "cơm treo mèo nhịn đói". Chúng ta đã từng nghiên cứu đến Quỹ phát triển điện ảnh nhưng đến bao giờ mới thực hiện được nếu cứ mạnh ai nấy làm, phim nội không vào được rạp chiếu, phim Nhà nước đầu tư tiền tỷ, quay xong bỏ kho hàng năm trời?".

Quay trở lại với câu chuyện giải ngân ngân sách đầu tư cho các dự án điện ảnh Việt. Cho đến nay con số gần 100 tỷ vẫn đang chỉ dừng lại ở một lời hứa của đại diện bộ Tài chính. Đáp án mong manh ấy cũng chỉ làm những người trong cuộc vui mừng một lúc. Biết làm sao, công việc của những người còn lại có thể nào khác hơn ngoài sự chờ đợi. Sự chờ đợi bao giờ cũng đi kèm với những hy vọng, mong muốn. Tuy nhiên, quãng đường từ hiện thực đáng buồn ấy đến những nụ cười có lẽ hãy còn xa xôi.                         

Mối lo lớn của nền điện ảnh Việt Nam

Theo đạo diễn Nguyễn Xuân Hưng (Hãng phim Truyện Việt Nam), thị trường điện ảnh Việt Nam đang bị hỗn loạn. Ngoài chuyện du nhập phim ngoại một cách ồ ạt, việc các hãng phim tư nhân được cấp phép sản xuất phim một cách vô tội vạ khiến nền điện ảnh nước nhà bị xáo trộn mạnh mẽ. Chúng ta chỉ có bề nổi, có tiếng mà chưa có miếng. Một năm, cục Điện ảnh phải thẩm định hàng trăm phim nước ngoài nhưng con số phim Việt tính chưa hết các đầu ngón tay. Ấy là chưa bàn đến vấn đề chất lượng. Con số khiêm tốn và đáng buồn ấy là thực trạng diễn ra mấy chục năm nay và còn diễn ra lâu nữa, thậm chí nó giết chết nền điện ảnh Việt Nam nếu chúng ta không tìm ra giải pháp". 

Đào Bích

Lý do phim Việt thảm bại trên 'sân nhà', phim Hàn 'lên ngôi'

Thứ 7, 07/12/2013 | 15:02
So với việc mở ti-vi lên để xem phim Việt, việc xem phim Hàn ở Việt Nam có thể được xem là một kỳ công.

Phim Việt vẫn 'bên lũy tre làng' sau 30 năm phát triển

Thứ 6, 06/12/2013 | 08:54
Nhiều khán giả đang thắc mắc không hiểu phim truyện Việt Nam “đói” kịch bản hay sao mà cứ liên tục sử những bộ phim Hàn Quốc được chuyển thể kịch bản?

Phim Việt không dự Oscar: Hãng phim 'phớt lờ' hay sợ giải lớn

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:24
Thông tin từ cục Điện ảnh (bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch), năm nay Việt Nam không có phim tham dự Oscar 2014. Điều này khiến không ít người thắc mắc, năm nay Việt Nam thiếu những phim "khủng" để tranh tài cùng các nước. Hay bởi những lý do khác, khiến các hãng phim và đạo diễn không mặn mà gửi phim đăng ký tham dự tới cục Điện ảnh?

Khán giả khó chịu khi phim Việt cài cắm quảng cáo

Chủ nhật, 01/09/2013 | 14:10
Những quảng cáo phản cảm được cài cắm một cách thô thiển vào nội dung phim khiến những khán giả phải bỏ tiền mua vé vào rạp bức xúc.

Phim Việt sặc mùi quảng cáo: Nhà tài trợ mới là... đạo diễn

Chủ nhật, 02/06/2013 | 10:53
“Quyền lực” của nhà tài trợ đã khiến các nhà làm phim phải cài cắm vô tội vạ các phân đoạn quảng cáo vào phim?

Khi mốt sao ngoại đổ bộ vào thị trường phim Việt

Thứ 7, 01/06/2013 | 20:15
Ngày càng có nhiều các diễn viên nước ngoài chọn hợp tác với các đạo diễn Việt để thực hiện các bộ phim đình đám. Tín hiệu này cho thấy, phim Việt giờ đây bắt đầu có những sức hút nhất định.

Lý do phim Việt thảm bại trên 'sân nhà', phim Hàn 'lên ngôi'

Thứ 7, 07/12/2013 | 15:02
So với việc mở ti-vi lên để xem phim Việt, việc xem phim Hàn ở Việt Nam có thể được xem là một kỳ công.

Phim Việt vẫn 'bên lũy tre làng' sau 30 năm phát triển

Thứ 6, 06/12/2013 | 08:54
Nhiều khán giả đang thắc mắc không hiểu phim truyện Việt Nam “đói” kịch bản hay sao mà cứ liên tục sử những bộ phim Hàn Quốc được chuyển thể kịch bản?

Phim Việt không dự Oscar: Hãng phim 'phớt lờ' hay sợ giải lớn

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:24
Thông tin từ cục Điện ảnh (bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch), năm nay Việt Nam không có phim tham dự Oscar 2014. Điều này khiến không ít người thắc mắc, năm nay Việt Nam thiếu những phim "khủng" để tranh tài cùng các nước. Hay bởi những lý do khác, khiến các hãng phim và đạo diễn không mặn mà gửi phim đăng ký tham dự tới cục Điện ảnh?

Khán giả khó chịu khi phim Việt cài cắm quảng cáo

Chủ nhật, 01/09/2013 | 14:10
Những quảng cáo phản cảm được cài cắm một cách thô thiển vào nội dung phim khiến những khán giả phải bỏ tiền mua vé vào rạp bức xúc.

Phim Việt sặc mùi quảng cáo: Nhà tài trợ mới là... đạo diễn

Chủ nhật, 02/06/2013 | 10:53
“Quyền lực” của nhà tài trợ đã khiến các nhà làm phim phải cài cắm vô tội vạ các phân đoạn quảng cáo vào phim?

Khi mốt sao ngoại đổ bộ vào thị trường phim Việt

Thứ 7, 01/06/2013 | 20:15
Ngày càng có nhiều các diễn viên nước ngoài chọn hợp tác với các đạo diễn Việt để thực hiện các bộ phim đình đám. Tín hiệu này cho thấy, phim Việt giờ đây bắt đầu có những sức hút nhất định.