Hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp, ngành giáo dục có đứng ngoài cuộc?

Hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp, ngành giáo dục có đứng ngoài cuộc?

Thứ 7, 24/12/2016 | 06:20
1
Tin tức về con số hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp lại đang được tìm kiếm nhiều trong vài ngày gần đây khi có ý kiến “kêu oan” cho rằng không phải lỗi ngành giáo dục.

Mới đây, tại hội thảo về các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển hệ thống trường ĐH, CĐ ngoài công lập, GS. Trần Phương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, lâu nay báo chí nói nhiều về hiện tượng 200.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH chưa kiếm được việc làm, coi đó như cái họa mà ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm là một quan niệm không đúng.

Ông đưa ra các phân tích để lý giải cho quan điểm của mình và khẳng định rằng, đã chuyển sang cơ chế thị trường thì không thể mong muốn cung và cầu về lao động phải ăn khớp với nhau như hồi kế hoạch hóa tập trung.

Thông tin này ngay lập tức khiến dư luận nóng lên một lần nữa. Bởi trước đó, tại nhiều diễn đàn, dư luận xã hội đã từng mổ xẻ nguyên nhân khiến hơn 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp và đa số ý kiến cho rằng, ngành giáo dục không thể vô can.

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Điện tử Người Đưa Tin đã liên hệ với nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục, tham vấn ý kiến các vị đại biểu Quốc hội để rộng đường dư luận. Dưới đây là cuộc phỏng vấn với ĐB Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Giáo dục - Hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp, ngành giáo dục có đứng ngoài cuộc?

 ĐB Phạm Tất Thắng.

Thưa đại biểu, trước ý kiến của GS. Trần Phương cho rằng, lâu nay chúng ta đổ lỗi cho ngành giáo dục trong vấn đề 200.000 sinh viên thất nghiệp là không đúng. Cá nhân ông thấy ý kiến trên thế nào?

Tôi cho rằng, nói không nên đổ lỗi cho ngành giáo dục thì chỉ đúng một nửa. Chúng ta đều đã biết, ngành giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đào tạo đại học và nghề nghiệp của chúng ta hiện nay chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

Chúng ta chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết con số mỗi ngành, mỗi địa phương mỗi năm cần bao nhiêu lao động ở trình độ cử nhân, công nhân lành nghề ở lĩnh vực này, lĩnh vực kia.

Nếu có quy hoạch tổng thể, các trường có căn cứ để xác định chỉ tiêu đào tạo thì tôi tin rằng, không có con số dư thừa lớn đến như vậy.

Như thế có nghĩa việc đào tạo hiện nay có nhiều bất ổn, thưa ông?

Rõ ràng, cử nhân thất nghiệp là do các trường đại học vẫn đào tạo theo những gì mà các trường có chứ không đào tạo theo nhu cầu xã hội cần. Công tác quản lý chưa dự báo được nhu cầu sử dụng.

Một thực tế dễ nhận thấy, có thầy cô khoa nào, ngành nào, có phòng thí nghiệm gì thì tuyển sinh đào tạo sinh viên theo ngành đó, miễn là tuyển sinh được. Việc đào tạo vẫn chạy theo năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo mà không căn cứ nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến bất cập.

Thêm nữa, nhiều lúc các trường ồ ạt đào tạo những nhu cầu của xã hội cần mà không có quy hoạch cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng, khi đã đáp ứng đủ nhu cầu sẽ dư thừa trong khi đó vẫn tiếp tục tuyển sinh hoặc khiến dư luận bị đánh lừa khi cho rằng, ngành đó vẫn đang cần nhân lực.

Vậy, đâu là giải pháp cho vấn đề này, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, cần thiết phải xem xét lại công tác quy hoạch nguồn nhân lực và quản lý của ngành giáo dục trong vấn đề định hướng chỉ tiêu cho các đơn vị đào tạo. Bản thân các trường cũng cần điều chỉnh đào tạo đúng với nhu cầu của xã hội.

­Ông đánh giá như thế nào về trách nhiệm của ngành giáo dục khi con số sinh viên ra trường thất nghiệp lên đến 200.000? Có ý kiến cho rằng, nói không thể đổ lỗi cho giáo dục là một sự ngụy biện?

Tất nhiên không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ngành giáo dục nhưng ngành giáo dục có trách nhiệm trong câu chuyện này. Ngành giáo dục không thể đứng ngoài cuộc.

Tôi nghĩ phát biểu của GS. Trần Phương không phải bảo vệ ngành giáo dục hay sự ngụy biện nào, mà đó là vấn đề thực tế đặt ra. Chúng ta có một bài toán chung và đòi hỏi tất cả các ngành phải xây dựng quy hoạch nhân sự. Có yếu tố trách nhiệm của ngành giáo dục nhưng một ngành giáo dục thì không giải quyết được vấn đề.

- Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn của báo Người Đưa Tin!

Dương Thu

Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

IDP cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS trái với quy định

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị công ty IDP đề xuất hướng xử lý đối với những chứng chỉ đã cấp khi chưa được phép.

Nhiều ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thí sinh vẫn chưa biết tới

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Các ngành khoa học cơ bản, khoa học sự sống đào tạo nhân lực nòng cốt cho đất nước nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển sinh.

Hà Nội nghiêm cấm các trường vận động học sinh yếu không thi vào lớp 10

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:59
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Sửa đổi quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:37
Theo đó, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân là một trong những quy trình đề nghị xét tặng danh hiệu.

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:46
Những năm gần đây, các phương thức tuyển sinh được đa dạng giúp thí sinh có nhiều lựa chọn và các trường có thêm nguồn tuyển.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội nghiêm cấm các trường vận động học sinh yếu không thi vào lớp 10

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:59
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:46
Những năm gần đây, các phương thức tuyển sinh được đa dạng giúp thí sinh có nhiều lựa chọn và các trường có thêm nguồn tuyển.

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Bản tin 8/5: Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM

Thứ 4, 08/05/2024 | 06:00
Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM; Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai...

Dự báo thời tiết ngày 9/5/2024: Mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 5, 09/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (9/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.