Khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích”

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 28/03/2022 | 19:00
0
Theo đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) lần này thực sự có sự đổi mới mạnh mẽ và căn bản.

Một số điểm mới của dự thảo Luật

Phát biểu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chiều 28/3, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 96 điều, ít hơn 02 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, trong đó, bổ sung 01 điều (Điều 95), bãi bỏ 03 điều (Điều 55, 70 và Điều 94 dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội).

Liên quan đến việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc quy định hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” cho cựu Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến, trong đó làm rõ về tên gọi, đối tượng, thời hạn, tiêu chuẩn xét tặng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Với tính chất là một hình thức khen thưởng kháng chiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất đưa quy định này vào Điều về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thể hiện tại khoản 2 Điều 95.

Tiêu điểm - Khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích”

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Đối với việc xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý Điều 91 của dự thảo Luật theo hướng: bổ sung quy định trường hợp tổ chức, cá nhân bị hủy bỏ quyết định khen thưởng; quy định cụ thể hơn về các trường hợp cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà có hành vi vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước và chỉnh lý quy định cụ thể về nội dung để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về vấn đề xử lý vi phạm.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với 34 nội dung tại 43 điều. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý kỹ thuật toàn bộ dự thảo Luật để bảo đảm rõ ràng về văn phong và thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.

Nêu một số điểm mới của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Dự thảo Luật có 8 nhóm điểm mới chủ yếu là: Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng; thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” trước đây;

Đưa phong trào thi đua thực sự thiết thực, hướng về cơ sở, gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến);

Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ…; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…

Tiêu điểm - Khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” (Hình 2).

Toàn cảnh hội nghị.

Thành tích đến đâu thì khen thưởng đến đó

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với nhiều nội dung của báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Luật; cho rằng dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học và đã đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua.

Theo ĐBQH Mai Thị Phương Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) lần này thực sự có sự đổi mới mạnh mẽ và căn bản, đã thể chế hóa được Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng như phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn trong công tác thi đua, khen thưởng; thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu thì khen thưởng đến đó; đề cao tính kịp thời của khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được; khắc phục tình trạng khen thưởng cộng dồn thành tích.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng có nhiều nội dung để đưa phong trào thi đua thiết thực, hướng về cơ sở gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và hạn chế tính hình thức trong thi đua.

Đặc biệt, dự thảo Luật đã giải quyết cơ bản những khó khăn, vướng mắc trong công tác khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân.

Tiêu điểm - Khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” (Hình 3).

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa phát biểu ý kiến.

Về quy định về “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” quy định tại Điều 59, Điều 51 và Điều 55, các ý kiến cơ bản đồng nhất với quan điểm ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra. Các đại biểu cho rằng, với những thành tích, công lao của thanh niên xung phong qua các thời kỳ cần có sự tôn vinh tương xứng. Do đó, việc bổ sung quy định về “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” vào dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) là cần thiết.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” là nhằm ghi nhận và tôn vinh lực lượng thanh niên xung phong đã có đóng góp hết sức to lớn trong công cuộc kháng chiến xây dựng đất nước, từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ.

Do vậy, chúng ta cần có một huân huy chương để ghi nhận đóng góp của lực lượng đặc thù này như một số lực lượng khác. Đại biểu cũng bày tỏ thống nhất theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chỉ giới hạn phạm vi trao tặng cho lực lượng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bởi nếu không có quy định giới hạn này sẽ dẫn đến những trường hợp khác sau này khó xử lý.

Để góp phần tiếp tục hoàn thiện quy định này của dự thảo Luật, các đại biểu đề nghị dự thảo Luật cân nhắc thêm về thời hạn quy định đối với thanh niên xung phong là 2 năm trở lên, đối với những liệt sĩ là 1 năm. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 95 dự thảo Luật đang quy định thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang phải có thời gian tại ngũ liên tục từ 2 năm trở lên hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng và thanh niên xung phong là liệt sĩ thì phải có thời hạn tại ngũ một năm trở lên.

Đóng góp ý kiến về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nêu lên tấm gương hy sinh trung kiên, anh dũng của các nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lập. Tuy nhiên nếu chiếu theo quy định của dự thảo Luật này thì các nữ thanh niên xung phong đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc phải có thời gian tại ngũ một năm trở lên mới được truy tặng danh hiệu “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.

Trong khi đó, thực tế thời gian tại ngũ của 10 cô gái đã hy sinh oanh liệt tại chiến trường Ngã ba Đồng Lộc lại chưa đủ 1 năm. Những trường hợp này thì sẽ tính ra sao? Từ đó, nữ đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần linh hoạt trong quy định về điều kiện trao tặng sao cho phù hợp.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đã góp ý cụ thể vào các nội dung liên quan đến danh hiệu thi đua “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”; hình thức khen thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội; xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng…

Tiêu điểm - Khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” (Hình 4).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ghi nhận những góp ý của các ĐBQH đối với dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Thay mặt Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ghi nhận những góp ý tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, phong phú, toàn diện, sâu sắc của các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách đối với dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, tiếp tục phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) với chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Liên quan đến đề nghị điều chỉnh về điều kiện trao tặng Huy chương thanh niên xung phong vẻ vang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc đưa ra quy định như trong dự thảo Luật là đã căn cứ vào ý kiến đóng góp của Hội cựu thanh niên xung phong.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để đưa ra các quy định phù hợp nhất trên tinh thần thực hiện việc khen thưởng cho các thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến, thể hiện được truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.

Vi phạm sở hữu trí tuệ: Chỉ xử phạt hành chính không đủ sức răn đe

Thứ 2, 28/03/2022 | 16:38
Theo ĐBQH Nguyễn Lâm Thành, với những vụ việc, vấn đề lớn, trường hợp tái diễn, tranh chấp trong vi phạm sở hữu trí tuệ thì bắt buộc phải xử lý tại toà án.

Tâm tư của ĐBQH về “từ khóa nóng” giáo dục trong năm mới

Chủ nhật, 06/02/2022 | 13:00
Là nữ ĐBQH trẻ, lại là giáo viên tiếng Anh trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh, chị Nguyễn Thị Hà chia sẻ với Người Đưa Tin những “sóng gió” của dạy và học trực tuyến.

Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách thảo luận về 2 dự án luật

Thứ 5, 06/09/2018 | 11:14
Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về 2 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 là: Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học diễn ra trong 2 ngày (từ 6-7/9). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Hội nghị.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.
     
Nổi bật trong ngày

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.