Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô

Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô

Lê Thị Liên
Thứ 5, 03/10/2019 | 06:45
1
Các chuyên gia môi trường cho biết, cần phải thực hiện quyết liệt những giải pháp đã đề ra trước đó để "cứu" không khí Hà Nội đang bị ô nhiễm.

Những ngày qua, TP.Hà Nội luôn ở tình trạng ô nhiễm bụi tăng cao, nhiều ngày ở mức kém, trong đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 là chủ yếu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đặc biệt là người già và trẻ em.

Nguyên nhân chủ yếu được Hà Nội đưa ra do: Khí thải từ ô tô xe máy, người dân đun bếp than tổ ong, việc phá dỡ công trình, mùi hôi thối của hệ thống thoát nước, trại chăn nuôi gia súc gia cầm chưa đạt chuẩn, đốt rơm rạ, do thời tiết thay đổi… Đặc biệt, mật độ dân cư, cơ sở hạ tầng dày đặc và giao thông ùn tắc là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bầu không khí tại trung tâm Thủ đô Hà Nội hiện nay kém.

Môi trường - Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô

Không khí ô nhiễm nặng khiến người dân hết sức lo ngại.

Trước đó, các chuyên gia môi trường và lĩnh vực khác đều đặt vấn đề, TP. Hà Nội cần sớm điều tra, đánh giá cụ thể, có biện pháp để giải quyết vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều giải pháp vẫn đi vào ngõ cụt.

Môi trường - Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô (Hình 2).

PGD.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học – Đại học Bách khoa Hà Nội) 

 PGD.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học – Đại học Bách khoa Hà Nội): Lỗi quy hoạch 

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nhận định, thông tin khuyến cáo người dân đeo khẩu trang chỉ là giải pháp ngắn hạn.

"Theo tôi, nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm bụi là tăng mật độ dân cư bừa bãi, không có quy hoạch, tổ chức. Dân cư đông dẫn đến các vấn đề khác tăng cao từ cơ sở hạ tầng đến ùn tắc giao thông, từ xe máy, ô tô kéo theo rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Hiện tại, một chung cư với diện tích hơn 60m2, 35 tầng đã có hàng nghìn người ở, thì sức ép dân cư như vậy ô nhiễm nặng là đúng", PGD.TS. Nguyễn Duy Thịnh chỉ ra nguyên nhân.

Cũng theo ông Thịnh, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa, không nên thu hút đầu tư kinh tế nhiều. "Việc phải làm là điều chỉnh mật độ dân cư, đáng lẽ phải làm từ lâu không thể đợi đến bây giờ, còn làm bây giờ thì phải kiên quyết.

Chúng ta nên giảm thiểu bằng cách di dời cơ sở hạ tầng sang các tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam,…), từ đó kéo theo dân cư cũng di dời theo vì cuộc sống mưu sinh. Tôi đề nghị làm quyết liệt", ông Thịnh nhấn mạnh.

Cạnh đó, ông Thịnh cho rằng việc di dời trường đại học, bệnh viện ra ngoại đô là cần làm, tuy nhiên phải có kinh phí hỗ trợ, có quỹ hỗ trợ. Nếu đơn vị nào không thực hiện nghiêm chỉnh thì phải áp dụng pháp luật xử lý nghiêm.

Môi trường - Khẩn cấp thực hiện biện pháp lâu dài “cứu sống” không khí Thủ đô (Hình 3).

Ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam

Ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam: Chúng ta phải tỏ rõ sự quyết tâm trong việc giải quyết ô nhiễm không khí tại Thủ đô

Theo ông Tùng, ô nhiễm không khí do bụi mịn hiện nay tại TP. Hà Nội ở mức rất kém, một phần nguyên nhân là do đốt rơm rạ tại các cánh đồng ngoại thành góp phần ô nhiễm không khí nặng hơn. Chính vì thế, Hà Nội cần có giải pháp cho việc này.

Một phần nguyên nhân do khói bụi từ việc ùn tắc các phương tiện giao thông. Toàn Thủ đô đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là  5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày.

Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.

"Việc cấm xe máy, cũng như di dời các cơ sở hạ tầng chúng ta không thể làm ngày một ngày hai  được, cần có lộ trình cụ thể", ông Tùng cho hay.

Ngoài ra, ông Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh: “Để hạn chế ô nhiễm không khí, lực lượng chức năng của Hà Nội nên tăng cường kiểm soát chất lượng xe tham gia giao thông; đẩy nhanh việc cấm phương tiện cá nhân vào nội đô, thay thế dần bằng xe đạp và phương tiện công cộng để giảm thiểu ô nhiễm; thay thế xăng A92 bằng xăng E5. Bên cạnh đó, ngành giao thông Thủ đô cũng nên tăng số lượng cầu vượt nhằm tránh ùn tắc; và tổ chức lại vấn đề lấn chiếm vỉa hè, để khuyến khích người dân đi bộ.

Chúng ta phải tỏ rõ sự quyết tâm cũng như đồng thuận của người dân trong vấn đề chung tay giảm thiểu ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung".

Trên thực tế, chủ trương di dời đã được đặt ra từ năm 2008 và đến tháng 1/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định giao UBND TP. Hà Nội lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành. 

Tháng 4/2015, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định nhằm kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị, đồng thời xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 116 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Ngoài ra, thành phố giao nhiệm vụ cho các sở, ngành phân tích quan trắc mức độ gây ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất này. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ di dời các cơ sở sản xuất diễn ra quá chậm chạp.

Số liệu báo cáo của UBND Hà Nội gửi bộ Xây dựng vào tháng 6/2019 cho biết, hiện có 67 cơ sở công nghiệp phải di dời đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật, đất dịch vụ thương mại với diện tích hơn 102ha; 27 cơ sở đã được chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích hơn 38,6ha.

Báo cáo gửi các cơ quan Trung ương, UBND Hà Nội cho rằng, công tác di dời các cơ sở công nghiệp, sản xuất gây ô nhiễm còn chậm, manh mún do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về: Tài chính, cơ chế, chính sách hỗ trợ, hình thức di dời, việc bàn giao lại quỹ đất sau di dời cho thành phố.

 

Không khí Hà Nội thực sự ô nhiễm hay AirVisual đang gieo rắc nỗi sợ hãi?

Thứ 4, 02/10/2019 | 08:15
Những chỉ số AQI vượt ngưỡng 150 – báo hiệu chất lượng không khí độc hại cho sức khỏe - nhảy nhót từng giờ trên ứng dụng AirVisual đang khiến cho người dân Hà Nội muốn hô hấp theo bản năng cũng cảm thấy giống như một lựa chọn đánh cược với số phận.

Hà Nội: Thông tin chính thức về tình trạng ô nhiễm không khí, bụi tăng kỷ lục

Thứ 3, 01/10/2019 | 18:33
Theo người phát ngôn của UBND TP. Hà Nội tình trạng ô nhiễm bụi hiện nay tăng cao, nhiều ngày ở mức kém, trong đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 là chủ yếu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đặc biệt là người già và trẻ em.
Cùng tác giả

Kết quả giải trình tự gene Covid-19 của người Nhật tử vong tại Hà Nội

Thứ 4, 24/02/2021 | 14:55
Bộ Y tế giải trình tự gene cho thấy trường hợp bệnh nhân Nhật Bản tử vong thuộc nhóm lần đầu phát hiện tại Việt Nam.

Hà Nội: Dừng lễ hội Chùa Hương Tết Tân Sửu

Thứ 7, 13/02/2021 | 17:52
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách tốt nhất, huyện Mỹ Đức đã cho dừng tổ chức hoạt động lễ hội chùa Hương trong dịp Tết Tân Sửu này.

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch

Thứ 2, 01/02/2021 | 09:33
Tối 31/1, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra đột xuất công tác chống dịch Covid-19 tại quận Nam Từ Liêm.

Hà Nội: Thêm một người dương tính Covid-19 ở quận Nam Từ Liêm

Thứ 7, 30/01/2021 | 10:33
Hà Nội sáng 30/1 có thêm một người dương tính với Covid-19, là người từ Hải Dương về.

Hà Nội báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0

Thứ 5, 28/01/2021 | 14:09
Trung tâm Y tế quận Tây Hồ vừa có báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0 ở phường Tứ Liên, tính đến trưa 28/1.
Cùng chuyên mục

Phú Thọ: Đẩy mạnh công tác quản lý sau đấu giá mỏ khoáng sản

Thứ 2, 06/05/2024 | 17:46
Trúng đấu giá và được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát mỏ tại sông Hồng thuộc phường Minh Nông thế nhưng đến nay việc khai thác của doanh nghiệp vẫn gặp khó.

Đấu giá cát tại Hà Nội: Giá tăng nhiều lần khi đến chân công trình

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:21
Theo UBND Tp Hà Nội một m3 cát theo giá trúng đấu giá đối với 3 mỏ cát cao gấp nhiều lần khi đến chân công trình và có tác động xấu đến an ninh kinh tế.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Bộ NN&PTNT đề nghị Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường xử lý vi phạm IUU

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:26
Bộ NN&PTNT yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát chặt chẽ vị trí neo đậu của các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản.

Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân 100 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:00
Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vào cuộc vụ hơn 100 tấn cá chết trên hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom).
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Mưa dông kéo dài, miền Bắc thời tiết mát trời đến khi nào?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:33
Dự báo từ chiều tối và đêm mai, mưa tiếp tục gia tăng ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Hình thái thời tiết này kéo dài nhiều ngày tới.

Phú Thọ: Đẩy mạnh công tác quản lý sau đấu giá mỏ khoáng sản

Thứ 2, 06/05/2024 | 17:46
Trúng đấu giá và được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát mỏ tại sông Hồng thuộc phường Minh Nông thế nhưng đến nay việc khai thác của doanh nghiệp vẫn gặp khó.

Dự báo thời tiết ngày 5/5/2024: Tiếp tục cảnh báo có mưa to

Chủ nhật, 05/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (5/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.