Kỳ lạ cuộc náo loạn kinh thành năm Kỷ Tỵ

Kỳ lạ cuộc náo loạn kinh thành năm Kỷ Tỵ

Thứ 3, 04/06/2013 | 09:33
0
Lý Cao Tông (1173-1210) là vị vua thứ bảy của nhà Lý. Ông tên thật là Lý Long Trát, khi mới lên 3 tuổi, đã được đưa lên ngôi.

Ông tại vị được 35 năm, băng hà ở cung Thánh Ngọ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định về Lý Cao Tông: Ở trong mê sắc đẹp, ra ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, xây nhà cao, trổ tường đẹp, phạm một trong các điều ấy tất phải bại vong. Vua phạm đủ các điều ấy, còn nói gì được nữa?

Theo sử sách, Lý Cao Tông khi còn nhỏ là người ngoan lành, nhưng lớn lên bắt đầu trực tiếp cầm quyền trị nước thì lại sinh nhiều tật xấu. Nhà vua thích phô trương, sống tham thanh chuộng lạ; bắt quân sĩ, dân chúng phải xây dựng, trang hoàng các cung điện thật lộng lẫy. Khi điện Vĩnh Ninh bị sét đánh, Cao Tông bắt tu sửa ngay. Gác Kính Thiên đang làm thì có con chim khách vào làm tổ, đẻ con. Với các quan, đó là điềm xấu, nhưng nhà vua lại thấy vui, ra lệnh phải khởi công và xúc tiến việc xây dựng. Thậm chí, các triều vua trước đem quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được một số nhạc công, thỉnh thoảng phải trình bày để cho các quan xem, thì Cao Tông liền bắt nhạc công trong cung theo đó mà chế ra khúc nhạc Chiêm Thành.

Sách Các vị vua, hoàng tộc triều Lý ghi: Điệu nhạc này tiếng ai oán buồn rầu, người nghe phải chảy nước mắt. Một vị sư là Nguyễn Thường nhận xét: "Âm thanh của nước loạn, nghe như ai oán giận hờn. Nay vua thích nhạc này thì là điềm dân loạn, nước nguy - đó là triều bại vong". Lý Cao Tông không quan tâm tới ý kiến đó, cứ bắt tấu nhạc Chiêm Thành để nghe cho thích.

Ở những năm cuối đời, quyền lực của vua Lý Cao Tông thực chất chỉ còn giới hạn lại trong phạm vi kinh thành Thăng Long mà thôi. Nhưng, ngay cả trong khu vực kinh thành bé nhỏ này, quyền lực của Lý Cao Tông không phải lúc nào cũng được khẳng định. Cuộc náo loạn kinh thành năm Kỷ Tỵ (1209) có thể coi là một ví dụ tiêu biểu.

Bấy giờ, quan lại triều Lý chia bè kết cánh, vua chỉ biết ngả theo phe cánh nào mạnh mà thôi. Phe do thượng phẩm phụng ngự Phạm Du cầm đầu và phe do thượng phẩm phụng ngự Phạm Bỉnh Di cầm đầu là hai phe không thể đội trời chung với nhau. Hai phe luôn tìm cơ hội để thủ tiêu lẫn nhau, và cơ hội đó đã đến vào năm Kỷ Tỵ (1209), khi cả Phạm Du và Phạm Bỉnh Di đang đi dẹp loạn đều được vua Lý Cao Tông triệu về. Phạm Du về trước chút ít. Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 19-a) chép rằng: "Mùa thu, tháng 7, Bỉnh Di về đến kinh sư, toan vào triều để phụng mệnh thì có người ngăn lại nói rằng: Vua đã nghe lời Du trước, giận ông chưa nguôi đâu".

Bỉnh Di nói: "Ta thờ vua hết lòng mà lại bị người ta nói gièm sao? Huống chi ta có mệnh vua triệu về, trốn đi đâu được?".

Nói rồi bèn đi vào. Vua sai bắt Bỉnh Di và con là Phụ (có lẽ là con nuôi, vì Phạm Bỉnh Di là hoạn quan) giam ở Thủy Viện và toan làm tội. Tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc nghe được tin đó, liền đem binh lính hò reo mà vào triều. Đến cửa Đại Thành, bị người coi cửa ngăn lại, bọn Bốc phạt ngang cánh cửa mà vào. Vua thấy việc gấp, vội vời ngay Bỉnh Di vào Lương Thạch Sứ ở thềm Kim Tinh. Một lát sau, Du cùng em là bọn Kính đều từ nhà ngự đường đi ra, lấy ngự thương giết Bỉnh Di và con là Phụ. Bọn Bốc nghe tin Bỉnh Di đã chết, bèn sai quân sĩ đột nhập vào Lương Thạch Sứ, lấy cân xa của vua ngự mà rước thây Bỉnh Di, lấy chiếu  ngự bọc thây của Phụ, theo cửa Việt Thành mà ra bến Triều Đông rồi lại vào cung Vạn Diên để rước vương tử Thầm và vương tử Sảm về Hải Ấp".

Luật nay: Những cá nhân có dấu hiệu sai phạm phải bị xử lý

Quan lại giết nhau ngay trước mặt vua mà chẳng cần xét xử, vậy nhưng vua cũng chẳng dám có ý kiến gì, chuyện đó quả là hiếm thấy trong lịch sử. Quan lại phá cửa thành mà vào, lại lấy ngay vật ngự dụng mà dùng, chẳng cần hỏi qua thánh ý, chuyện đó lại còn lạ hơn. Mới hay, trong thời loạn, chuyện điên đảo náo loạn là chuyện thường, chỉ có chuyện hợp với đạo lý, kỉ cương là hiếm hoi mà thôi.

Tuy nhiên, vụ việc trên nếu xảy ra ở thời nay thì những người đó sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Từng đối tượng như: Quách Bốc, Du và Kính sẽ bị xem xét theo hành vi phạm tội mà xử phạt. Đối với Quách Bốc sau khi nghe tin vua bắt Bỉnh Di đã vội vàng đưa người ngăn chặn. Việc làm đó là hoàn toàn sai và trái với quy định của pháp luật thời nay. Bỉnh Di khác nào chống lại lệnh của nhà vua. Chiếu theo Điều 257 BLHS thì: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trong trường hợp này thì Bỉnh Di đã phạm vào điểm a khoản 2 của điều luật trên: Phạm tội có tổ chức... người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Về trường hợp của Du và Kính sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 93 BLHS, phạm tội giết người. Hình phạt cao nhất của loại tội phạm này là sẽ bị xử tử hình.                              

Tường Linh

Cuộc sống người Việt ở đất Kinh thành xưa như thế nào?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Các vị sứ giả đi đến vùng đất này ghi chép lại tỉ mỉ từ chuyện triều chính đến dân sinh cứ như thổ địa của vùng.

Bí ẩn về con thuyền cứu hộ trong Kinh thánh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
– Kinh thánh có nhắc tới con thuyền huyền thoại đã giúp gia đình ông Noah tránh được trận đại hồng thủy khủng khiếp nằm ở phía dãy Urartu thuộc miền đông Thổ Nhĩ Kỳ.