Kỳ thi THPT Quốc gia thực hiện tốt sao năm nào cũng sửa?

Kỳ thi THPT Quốc gia thực hiện tốt sao năm nào cũng sửa?

Hà Công Luân
Thứ 3, 10/07/2018 | 10:09
1
Đó là băn khoăn của GS. Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam khi nhận định về kỳ thi THPT Quốc gia các năm qua.

Kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia 2018, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng cục Quản lý chất lượng, bộ GD&ĐT, nhìn lại 4 năm đổi mới trong kỳ thi THPT Quốc gia và cho biết: "Chúng ta đã thực hiện kỳ thi này được 4 năm, Trung ương đang chỉ đạo sơ kết 5 năm việc thực hiện Nghị quyết 29. Trong đó sẽ có nội dung sơ kết về đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia. Sau khi sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, đến khi có chương trình sách giáo khoa mới sẽ có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra phương án phù hợp cho giai đoạn tiếp theo".

Dù chưa "chốt" đáp án cho một phương án thi, xét tuyển phù hợp trong thời gian tới nhưng ông Trinh vẫn cho rằng việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như những năm qua là phù hợp. Dẫu đại diện của Bộ khẳng định chắc nịch nhưng dư luận xã hội vẫn không bớt băn khoăn.

Kỳ thi THPT Quốc gia thực hiện tốt sao năm nào cũng sửa?

Từng thay đổi nhỏ trong kỳ thi THPT Quốc gia đều khiến cho thí sinh gặp khó khăn. Ảnh minh họa.

Về vấn đề này, GS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam không khỏi băn khoăn: “Tôi cảm nhận thấy Bộ đang loay hoay trong vấn đề tổ chức kỳ thi này nói chung và trong chuyện đề thi nói riêng. Năm nào Bộ cũng báo cáo nhân dân là kỳ thi kết thúc thành công, nhưng đến năm sau lại thay đổi. Như chuyện đề thi, mỗi năm có độ khó khác nhau, thiếu quan điểm và chính kiến để đưa ra một mẫu đề thi chuẩn”.

Rõ ràng, ý kiến của GS. Phạm Tất Dong là hoàn toàn có căn cứ, bởi lẽ, năm 2017 dư luận có ý kiến về chuyện “mưa điểm 10”, nguyên nhân được cho là đề thi quá dễ. Bộ đã biện minh rằng: “Ở một số bài thi, môn thi, có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối (10 điểm) nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và các tỉnh có truyền thống “hiếu học”. Tuy nhiên, số lượng thí sinh đạt điểm 0 và điểm nhỏ hơn hoặc bằng 1 (điểm liệt) cũng tương đối lớn và xuất hiện hầu hết ở các bài thi, môn thi. Điểm trung bình dưới 5 của các bài thi, môn thi đều chiếm tỉ lệ khoảng từ 40 – 60%. Điều này cho thấy, phổ điểm được phân tán tương đối rộng, đánh giá đúng năng lực của các thí sinh, giảm thiểu đáng kể hiện tượng đoán mò trong các bài thi trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt, với kết quả phân tích điểm nói lên tính khách quan, trung thực, công bằng trong công tác tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2017”.

Tuy nhiên, đến năm nay, đề thi được đánh giá “đúng năng lực” ấy lại thay đổi theo hướng khó hơn rất nhiều, khó đến nỗi nhiều Giáo sư về Toán cũng phải lắc đầu.

“Mỗi thay đổi trong kỳ thi đều ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học. Thí sinh phải ôn thi thế nào khi không thể biết năm sau đề thi khó – dễ ra sao? Việc này sẽ khiến cho việc dạy thêm, học thêm bùng phát, áp lực của kỳ thi được đẩy lên cao hơn mong muốn. Rõ ràng, người học là người thiệt thòi nhất, các cháu hoang mang trong việc ôn thi, lựa chọn bước đi trong cuộc đời”, ông Dong nói.

Ông Dong cũng nhận định rằng công tác làm đề thi của Bộ đang “gặp vấn đề”. Ông nêu quan điểm: “Từ việc thay đổi độ khó trong đề thi khiến cho dư luận hiểu rằng ngân hàng đề thi của Bộ có vấn đề. Ngân hàng này có thực sự đáp ứng được yêu cầu? Đề thi tổ hợp thì ghép mang tính cơ học, 3 môn thi trong 1 buổi với giờ giải lao là 10 phút mỗi môn, nếu là tổ hợp thì phải tổng hợp về kiến thức của 3 môn”.

“Mục đích của kỳ thi là đánh giá việc dạy và học đã không được thể hiện rõ ràng qua kỳ thi THPT Quốc gia bởi chính cách thực hiện của Bộ. Đây là việc Bộ nên thừa nhận, đừng nên loay hoay thay đổi để làm khổ thí sinh”, GS. Phạm Tất Dong nói thêm.

Bộ Giáo dục loay hoay tối ưu đề thi THPT, nhặt hoài không hết "sạn"

Thứ 3, 10/07/2018 | 06:30
Sau đợt chấm thi THPT năm 2018 - 2019, có một vấn đề đặt ra là sự luẩn quẩn trong cách ra đề của 3 năm trở lại đây của bộ GD&ĐT mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy.

Đề thi THPT Quốc gia năm dễ năm "hóc búa" khó đạt chuẩn đầu ra

Thứ 2, 09/07/2018 | 18:43
"Kết quả thi THPT Quốc gia để đảm bảo mục tiêu trước hết là xét tốt nghiệp THPT,. Việc ra đề thi năm dễ năm khó sẽ ảnh hưởng tới quá trình ôn thi của các thí sinh", ông Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học nhận định.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:07
Có số lượng đông đảo và nghề nghiệp đặc thù, tuy nhiên nhiều chính sách hiện nay vẫn chưa phù hợp với các thầy cô giáo.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Năm nay hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Học sinh thủ đô lan tỏa kiến thức tới trẻ vùng cao

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:36
“Tựa gió hoạ mây” được tổ chức dưới hình thức buổi hoạt động ngoại khoá kết hợp tân trang thư viện trường đã nhận được sự ủng hộ và đón tiếp nồng nhiệt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia tại Cần Thơ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:30
Ngày 12/5, tại Tp.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 6.
     
Nổi bật trong ngày

Bão từ mạnh nhất trong vòng 20 năm ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:02
Bão Mặt Trời (hay còn gọi là bão từ) có thể tác động đến tàu vũ trụ, lưới điện, sinh vật trên Trái Đất, con người cũng có thể cảm nhận rõ tác động của nó.

Bản tin 14/5: Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm; Xe đầu kéo bốc cháy sau va chạm liên hoàn, nhiều người bị thương...

Dự báo thời tiết ngày 14/5/2024: Miền Bắc có nơi trở mưa to

Thứ 3, 14/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (14/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Triệu tập tài xế taxi "chặt chém" khách Tây đi 50m mất 500.000 đồng

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:05
Tài xế taxi có hành vi chặt chém du khách nước ngoài được triệu tập đến Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.