Lại một kỳ thi nữa...

Văn Công Hùng
Thứ 4, 28/06/2023 | 07:00
0
Hôm nay hơn một triệu sĩ tử cả nước bước vào kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Hơn một triệu con chim sẽ ra ràng, hơn một triệu trái tim hồi hộp, kéo theo khoảng gấp ba lần từng ấy nữa hồi hộp theo.

Mỗi em bước vào kỳ thi với một tâm trạng, một hành trang khác nhau, tất cả cùng chung một ý chí, một tâm nguyện: vượt qua kỳ thi, bởi đây mới chỉ là một cái đỉnh nhỏ trong nhiều đỉnh phải vượt qua trong cuộc đời, trước khi nhìn thấy biển.

Ở miền Trung, có những độn cát. Muốn ra biển phải vượt qua những độn cát ấy. Leo, leo leo mãi tới đỉnh độn, tưởng thấy biển, té ra lại một độn nữa, lừng lững hơn. Phải qua ba bốn cái đỉnh lừng lững ấy thì mới thấy biển. Một mặt biển xanh rờn, phẳng lì và mênh mông hiện ra trước mắt. Nó như là phần thưởng cho những người leo độn cát.
Đi thi cũng thế, thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông lại càng thế.

Mỗi gia đình, mỗi cháu có một cách riêng để bước vào cuộc thi hôm nay.

Học, tất nhiên rồi, học rất kỹ, có cháu thức suốt đêm để học.

Thắp hương ông bà, mong ông bà phù hộ. Là một liệu pháp tâm lý để các cháu an tâm.

Kiêng cữ nữa. Không ăn chuối, và những thức gì trơn trơn dễ bị... trượt, không bước chân trái xuống đất khi ngủ dậy, tránh gặp... phụ nữ khi ra đường. Ăn chè/ xôi đậu, đỗ...

Đa chiều - Lại một kỳ thi nữa...

Các học sinh làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT.

Một số cháu, gia đình các cháu, ở Hà Nội và gần Hà Nội thì tới Văn Miếu sờ... đầu rùa. Tôi để ý thấy có những con rùa đá mà đầu mòn vẹt hẳn đi. Ban quản lý phải chăng dây để hạn chế người vào, nhưng sĩ tử vẫn có cách để vào sờ được đầu rùa một cái. Năm này năm khác, đời này đời khác, rùa đá mòn đầu là thế. Cũng chả biết ai, thời nào “sáng chế” ra món sờ đầu rùa lấy may này?

Thời chúng tôi, còn phải đi trước tới vài ngày xuống địa điểm thi vì thường thi liên trường, ổn định chỗ ở, toàn ở trọ nhà dân, rồi mới đi thi.

Giờ các cháu đa phần là thi tại địa phương, một số ít mới phải di chuyển. Hôm qua có báo miêu tả việc các cháu ở đảo phải vào đất liền thi, trong khi có một tỉnh thì có phương án dùng máy bay chở đề ra đảo.

Đa chiều - Lại một kỳ thi nữa... (Hình 2).

Các thí sinh làm thủ tục dự thi tại điểm thi THCS Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

 

Cách đây mấy năm trở về trước thì những ngày này, các hàng photo chạy hết công suất, sản xuất... phao. Giờ có vẻ món phao không hiệu nghiệm nữa, thì có cách khác.

Sáng qua VTV đưa tin công an tỉnh Lâm Đồng bóc gỡ đường dây sản xuất và bán “phương tiện kỹ thuật” hiện đại “phục vụ” thi. Ấy là tai nghe và các phụ kiện để sĩ tử có thể truyền đề ra ngoài rồi nghe đọc lời giải. Đối tượng khai, từ năm 2018, nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của học sinh, sinh viên về các loại thiết bị gian lận công nghệ cao, đã liên hệ đặt hàng từ nước ngoài, mang về Việt Nam bán kiếm lời. Trong những năm vừa qua, đối tượng này đã bán hàng trăm bộ thiết bị như vậy. Các bộ thiết bị này được đối tượng rao bán trên mạng với giá 1-6 triệu đồng/ bộ.

Việc này có cũng lâu lâu rồi. Ban đầu khó phát hiện ra, nhưng dần dần, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, đa phần bị phát hiện ngay. Chả hiểu sao năm nay vẫn còn. Có hội đồng thi còn có cả máy phá sóng như Quảng Nam. Đa phần ngoài việc phá án từ vòng ngoài, thì ở các địa điểm thi các cán bộ coi thi và lực lượng an ninh đều được tập huấn rất kỹ để phát hiện gian lận, kể cả những gian lận rất hiện đại.

Và cũng lạ, hầu như năm nào cũng thấy thông tin có thí sinh vi phạm quy chế, mà 2 vi phạm hay lặp lại nhất là mang điện thoại vào phòng thi, dù biết có mang vào cũng không thể sử dụng, cũng chỉ như cục gạch, và khi bị phát hiện thì bất kể lý do gì, có mở nguồn hay không, đều bị đình chỉ thi ngay, và hai là... ngủ dậy muộn. Tất nhiên có nhiều lý do để các cháu bị ngủ dậy muộn, nhưng bất cứ lý do nào, cũng đều tiếc, rất tiếc cho các cháu.

Và cũng tất nhiên, tốt nghiệp Trung học Phổ thông không phải là tất cả, khi mà bây giờ, tốt nghiệp đại học cũng gần như phổ cập. Vấn đề quan trọng là, vào đời như thế nào? Ở ta, cái bằng vẫn là một chứng chỉ quan trọng để vào đời, nhưng càng ngày người ta càng nghĩ khác về nó. Ấy là, nó không phải là tất cả, không phải là con đường duy nhất. Có rất nhiều cách, nhiều con đường để thành công. Lâu nay, đã thành lệ, số thí sinh trượt tốt nghiệp trung học phổ thông rất ít, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, tới mức có người đặt câu hỏi, có cần bỏ nhân tài vật lực tiền của xã hội, quốc gia nhiều như thế để tổ chức kỳ thì chỉ để chọn ra một tỉ lệ rất nhỏ không đậu như thế.

Ngay vào đại học, với cách tuyển hiện nay cũng rất ít cháu rớt, tất nhiên là các trường khác nhau. Cái cuối cùng là, các cháu ra đời làm việc như thế nào. Điều này hình như chúng ta chưa tính được. Chúng ta mới lấy cái tỉ lệ đậu tốt nghiệp đỗ đại học làm chuẩn.

Nhưng dù sao thì, hôm nay, các cháu thi môn đầu tiên. 12 năm đèn sách, dù bây giờ đa phần đèn điện và đã có sách điện tử, chứ không phải đèn vỏ trứng và sách giấy thủ công mặt nhẵn mặt nhám đen sì như ngày xưa, chúng ta chúc các cháu vượt vũ môn thành công, cố gắng giành kỷ lục 100% thí sinh đậu tốt nghiệp năm nay, để, coi như chúng ta lại có thêm một kỷ lục...

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Phu nhân và áo dài

Thứ 2, 26/06/2023 | 07:00
Mấy hôm vừa rồi, chiếc áo dài Việt Nam được nhắc rất nhiều trên báo chí và mạng xã hội, và thêm một lần chúng ta thấy vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và kiêu sa của nó.

Nông dân mới

Thứ 6, 23/06/2023 | 07:00
Trong chuyến ra Bắc lần này, tôi gặp một nhân vật rất thú vị, một “nông dân mới” và là người lan tỏa tinh thần “nông dân mới” trên mặt trận nông nghiệp hiện nay.

Làm báo thời nay…

Thứ 4, 21/06/2023 | 19:00
Có lẽ chưa bao giờ mà người làm báo chịu áp lực như bây giờ.
Cùng tác giả

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.
Cùng chuyên mục

Bạn trách mình không có cơ hội?...

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:00
Trải nghiệm của tuổi trẻ luôn luôn là điều tốt, khi kết quả (hậu quả) của trải nghiệm đó không quá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tương lai về sau. Bởi mọi sự “nếu như” đều trở nên vô nghĩa, khi bạn không còn cơ hội để làm lại từ đầu.

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.

Ta có nên định hướng 5 năm?...

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Năm năm, là một chặng đường đủ để một người nhìn nhận lại quá trình phát triển đã qua, và định hướng cho một lộ trình sắp tới.

Tản mạn về người miền Tây

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Về miền Tây hàng trăm lần, tôi ngộ ra nhiều thứ chỉ có ở miền Tây. Chợ nổi và Nhà bè miền Tây mới có, dù Nhà Bè là địa danh ở Sài Gòn.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...