Lạm phát đe dọa Đông Nam Á

Lạm phát đe dọa Đông Nam Á

Thứ 5, 31/03/2022 | 15:00
0
Giá thực phẩm, năng lượng và dịch vụ tăng nhanh ở Đông Nam Á khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng cao trong thời gian tới.

Tạp chí Nikkei Asia mới đây đưa ra cảnh báo nếu giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng thì các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với viễn cảnh lạm phát thậm chí còn tăng nhanh hơn nữa, nhất là khi lương cũng tăng thêm.

Tại Singapore, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua do chi phí vận tải của khu vực tư nhân tăng. Giá điện và khí đốt (tăng 16,7%) cũng là nguyên nhân góp phần.

Trong cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương nước này hồi tháng 2/2022, khoảng 94% chuyên gia kinh tế được hỏi cho rằng lạm phát là rủi ro hàng đầu đối với nền kinh tế, tăng so với mức 56% trong cuộc thăm dò vào tháng 12/2021.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong cảnh báo, tiền điện tăng cao chắc chắn sẽ tác động đến đời sống người dân. Và thực tế, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều đã cảm nhận được tác động của lạm phát.

Một tiệm bánh ở Singapore đã tăng giá từ 10-17% sau Tết Nguyên đán vừa qua bởi chi phí nguyên liệu và những chi phí khác đều tăng.

Trong tháng này, Hãng vận hành taxi ComfortDelGro ở Singapore lần đầu tiên trong gần 10 năm phải tăng mức giá tối thiểu do chi phí nhiên liệu tăng hơn 5% và vẫn đang có kế hoạch phải tăng thêm nữa.

Tại Lào, tỉ lệ lạm phát tháng 2/2022 tăng 7,3%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2016. Giá tiêu dùng ở Lào tăng vọt do chi phí nhiên liệu và các sản phẩm nhập khẩu khác tăng lên vì đồng kip tiếp tục mất giá.

Tại Indonesia, lạm phát trong tháng 1/2022 là 2,18%, mức cao nhất trong 20 tháng qua.

Tại Thái Lan, CPI cũng tăng lên mức 5,28% vào tháng 2 năm nay. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 13 năm qua ở Thái Lan, tiếp tục tăng hơn so với mức 3,23% của tháng 1.

Thai President Foods, nhà sản xuất mì ăn liền Mama - một chỉ số lạm phát quan trọng vì đây là loại thực phẩm có giá cả phải chăng, được tiêu dùng rộng rãi, cho biết sẽ tăng giá bán lẻ thêm 9% lên 6 baht (0,18 USD)/ gói mì 90 gram.

Theo Bangkok Post, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, giá năng lượng và thực phẩm tăng đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều lĩnh vực và đời sống của người dân Thái Lan.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có chiến sự ở Ukraine, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác vẫn đã chịu áp lực lớn.

Ông Steve Soh, Giám đốc tiếp thị tại một cửa hàng cung cấp vật dụng thú cưng ở Malaysia, nói lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19 và việc đóng cửa các cảng đã dẫn đến "tắc nghẽn, chậm trễ kéo dài và chi phí vận chuyển cao ngất". Ông cho biết, cước vận chuyển container đối với hàng hóa dành cho thú cưng từ Trung Quốc tăng gấp 6,5 lần và công ty của ông gần đây đã tăng giá bán lên khoảng 20%.

Ngoài ra, tình trạng tăng giá dầu thô, khí đốt tự nhiên, ngũ cốc, kim loại màu và các hàng hóa khác gần đây dự kiến cũng sẽ làm tăng lạm phát ở Đông Nam Á trong tháng 3/2022 và sau đó nữa.

Để đối phó với tình trạng giá cả leo thang, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS), tức ngân hàng trung ương nước này, dự kiến sẽ siết chặt hơn chính sách tiền tệ trong tháng 4. MAS đã siết chặt chính sách của họ trong tháng 10/2021 và tháng 1/2022, trở thành ngân hàng đầu tiên ở Đông Nam Á làm như vậy.

Philippines đã chi 3 tỉ peso (khoảng 1.318,14 tỉ đồng) để trợ cấp nhiên liệu cho một số đối tượng trong tháng này. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng phê duyệt mức trợ cấp 200 peso cho mỗi gia đình nghèo hằng tháng nhưng sau đó tăng con số này lên 500 peso.

Ông Irfan Qureshi, chuyên gia tại Ngân hàng Phát triển châu Á, nhận xét lạm phát cao và kéo dài ảnh hưởng nặng nề nhất đến người nghèo, do đó có thể khiến tình trạng bất bình đẳng và căng thẳng xã hội thêm nghiêm trọng.

Trong khi đó, trước cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Ngân hàng Standard Chartered từng dự báo nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ tăng trưởng 4,4%. Tuy nhiên, ông Vinals cho rằng nếu Nga - Ukraine không đạt thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức, tăng trưởng toàn cầu có thể giảm xuống dưới 3%. Châu Âu sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong khi đó, các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và châu Á, triển vọng tăng trưởng kinh tế có vẻ tích cực hơn.

Minh Hoa (t/h theo Người Lao Động, Tuổi Trẻ)

Đông Nam Á cần chú trọng hồi phục kinh tế qua các giải pháp bao trùm

Thứ 4, 16/03/2022 | 15:07
Chú trọng tăng trưởng bao trùm và tập trung hỗ trợ phụ nữ là những bài học được các chuyên gia từ ADB và các bên rút ra trong buổi thảo luận sáng 16/3.

ADB: Đông Nam Á đã sẵn sàng hồi phục sau đại dịch

Thứ 4, 16/03/2022 | 10:11
Tuy nền kinh tế Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng trầm trọng do đại dịch Covid-19 trong năm 2021, nhưng đã sẵn sàng để hồi phục trong năm 2022 và sau đó, theo ADB.

GDP Thái Lan tăng chậm nhất trong các nền kinh tế lớn Đông Nam Á

Thứ 2, 21/02/2022 | 19:20
Phụ thuộc lớn vào ngành du lịch, khách sạn, kinh tế Thái Lan năm 2021 chỉ tăng trưởng 1,6% - thấp hơn Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Thanh niên và phụ nữ Đông Nam Á chịu gánh nặng mất việc do đại dịch

Thứ 5, 16/12/2021 | 10:39
Thanh niên và phụ nữ ở Đông Nam Á phải chịu gánh nặng lớn từ tình trạng mất việc làm trong thời kỳ đại dịch Covid-19, theo nhận định trong báo cáo mới của ADB.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.