Liên kết vùng nông sản để “người nông dân không cô đơn”

Nguyễn Phương Anh
Thứ 4, 26/10/2022 | 13:48
0
Xây dựng vùng nguyên liệu nông nghiệp không chỉ cần liên kết thị trường với nông dân mà còn cần phải hỗ trợ giảm chi phí sản xuất, gia tăng giá trị cho nông sản.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hình thành cụm liên kết ngành 

Tại “Diễn đàn đẩy mạnh liên kết vùng - Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã” sáng ngày 26/10, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19 và biến đổi khí hậu với những diễn biến nhanh phức tạp như hiện nay, các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm những địa điểm đầu tư có khả năng đáp ứng được nhiều tiêu chí, đặc biệt là sức chống chịu của chuỗi cung ứng bên cạnh những lợi thế thương mại khác.

Đối thoại - Liên kết vùng nông sản để “người nông dân không cô đơn”

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương.

Định hướng trong thời gian tới, Việt Nam cần hình thành và nâng cấp hệ thống cụm liên kết các ngành công - nông nghiệp chuyên môn hóa và các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm nhằm nâng cao sức chống chịu của chuỗi cung ứng.

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh tăng cường liên kết vùng và tích hợp kết nối chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp, nông nghiệp dựa vào quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch phát triển địa phương, vùng và quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho sự chuyên môn hóa địa phương và hợp tác liên vùng trên cả nước.

Song song với đó, cơ cấu lại các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng bền vững, sinh thái gắn với hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, các mảng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp có tính đến lợi thế so sánh của từng địa bàn, vùng theo hướng tăng cường hỗ trợ và kết nối các chuỗi cung ứng trong nước nhằm thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả hơn.

Về các mô hình mới góp phần tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, TS. Trần Thị Hồng Minh cho biết: “Trong thời gian tới, cần định hướng gia tăng ứng dụng chuyển đổi số trong thương mại nhằm thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh mới và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm sớm bắt nhịp phục hồi kinh tế và chuyển đổi xanh ở Việt Nam”. 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cũng nhấn mạnh việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam phải hướng tới tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Đối thoại - Liên kết vùng nông sản để “người nông dân không cô đơn” (Hình 2).

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết điều quan trọng là gắn xây dựng vùng nguyên liệu với quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết: “Thế giới đang đứng trước những xu hướng mới mà nếu không theo kịp, chúng ta tụt hậu so với thế giới như giảm tiêu thụ sản phẩm động vật, người trẻ thế giới ưu sản phẩm hữu cơ nhanh, gọn, tiện, có không gian tiêu dùng; xu hướng chuyển đổi số cũng đẩy mạnh không ngừng". Do vậy, sản phẩm nông sản cần hàm lượng chế biến sâu qua xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có hạ tầng giao thông vận tải thuận lợi, không gian trung chuyển.

Khuyến khích nông dân tham gia liên kết

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, cần xây dựng vùng nguyên liệu theo yêu cầu thị trường, áp dụng được công nghệ hiện đại trong tổ chức lại sản xuất cho người nông dân, doanh nghiệp. Khi tham gia liên kết với người nông dân thì phải nhìn ra được nhu cầu thị trường. Đồng thời, hỗ trợ giảm chi phí sản xuất, tổn thất thu hoạch, gia tăng giá trị cho nông sản, hình thành các tổ khuyến nông cộng đồng, lực lượng cơ sở tại chỗ làm dịch vụ nông nghiệp phục vụ người nông dân, hướng dẫn thông tin sản xuất cho người nông dân và quan trọng là không để người nông dân cô đơn một mình.

Chia sẻ quan điểm tại diễn đàn, đại diện Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công Thương, ông Dương Thái Trung nhận định: "Thị trường nông sản của Việt Nam đã có bước phát triển cùng với những thành tựu to lớn của nền nông nghiệp nước nhà trong thời gian qua. Điều này thể hiện cụ thể qua kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng nhanh trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2010, nước ta chỉ có 3 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Nhưng đến năm 2021, nhóm hàng nông sản đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD”.

Đối thoại - Liên kết vùng nông sản để “người nông dân không cô đơn” (Hình 3).

Đại diện Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công Thương, ông Dương Thái Trung.

Bên cạnh những thành tựu trên, ông Trung cho biết tiêu thụ hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn, thường xuyên gặp tình cảnh được mùa mất giá. Hệ thống phân phối nông sản phần lớn tự phát, manh mún, nhỏ lẻ tổ chức kém và thiếu liên kết làm tăng rủi ro, chi phí giao dịch, gây khó khăn cho kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu nông sản.

Nông sản Việt Nam hiện nay còn sản xuất theo tín hiệu của thị trường, đặc biệt là sự phụ thuộc vào các thị trường quen thuộc như thị trường Trung Quốc do thủ tục đơn giản và chi phí đi qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc thấp. Ngoài ra, thực thế ở nhiều nơi, nông dân chưa sản xuất nông sản theo đúng các tiêu chuẩn, không đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm dẫn đến gặp nhiều rủi ro. Đây cũng là một phần gây nên hiện tượng ép giá, ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu.

Trước những thực tiễn trên, ông Dương Thái Trung khuyến khích nông dân liên kết phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Các chính sách cần hướng đến thúc đẩy hợp tác xã tham gia vào liên kết chuỗi giá trị, giúp phát triển các hoạt động có giá trị gia tăng, khuyến khích các hộ nông dân tham gia hợp tác xã.

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Namibia

Thứ 2, 24/10/2022 | 22:18
Với 80% nông sản phục vụ thị trường nội địa được nhập khẩu, Thứ trưởng Jenelly Matundu cho rằng đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam tại Namibia.

“Tư lệnh” ngành nông nghiệp chỉ ra trách nhiệm với an toàn thực phẩm

Thứ 3, 18/10/2022 | 19:00
Tại hội nghị với các địa phương, hiệp hội và đơn vị liên quan, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm về an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác giám sát hậu kiểm tự công bố chất lượng nông sản, thực phẩm

Thứ 2, 17/10/2022 | 19:18
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức thẩm định 121 lượt cơ sở, trong đó 112 cơ sở xếp loại B, 2 cơ sở xếp loại C.

Liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP cho hợp tác xã

Thứ 2, 12/09/2022 | 07:00
Sóc Trăng hiện đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường khả năng liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã và các sản phẩm OCOP nhằm tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.

Khó khăn logistics làm chậm đà phát triển của hợp tác xã

Thứ 5, 25/08/2022 | 07:00
Việc cơ sở hạ tầng giao thông trong nước chưa phát triển là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc giảm chất lượng nông sản, còn HTX và người dân giảm lợi nhuận.
Cùng tác giả

Sao Ta: Sản lượng tiêu thụ tôm tăng, nông sản giảm trong tháng 4/2024

Thứ 2, 06/05/2024 | 16:04
Tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm của Sao Ta ghi nhận tăng 22%, song sản lượng tiêu thụ nông sản ghi nhận giảm 55% so với cùng kỳ.

Tiếp tục thua lỗ, Angimex cắt giảm gần 90% chi phí nhân viên

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:58
Quý I/2024, Angimex đã cắt giảm tới 87% chi phí nhân viên và 72% chi phí nhân công trong bối cảnh công ty kinh doanh kém khả quan với số lỗ lũy kế đạt 175 tỷ đồng.

Được ngân hàng xóa nợ, Gỗ Trường Thành báo lãi tăng vọt

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:47
Quý I/2024 Gỗ Trường Thành báo lãi 11,6 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ nhưng công ty vẫn còn ghi nhận lỗ lũy kế 3.226 tỷ đồng do kinh doanh kém tích cực trước đây.

Tập đoàn PAN dành ra bao nhiêu tiền trả chi phí lãi vay?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:07
Sau khẳng định với cổ đông về việc hoàn toàn có thể chi trả các khoản chi phí, quý I/2024, Tập đoàn PAN đã trả khoảng 83 tỷ đồng chi phí lãi vay, giảm 15%.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.
Cùng chuyên mục

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Trồng vài cây thuốc phiện ngâm rượu chữa bệnh có bị xử phạt không?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:30
Theo Bộ Công an, hành vi trồng cây thuốc phiện với bất kỳ mục đích gì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành.