Lộ căn cứ bí mật của Trung Quốc ở nước ngoài, nhiều sự thực bất ngờ

Lộ căn cứ bí mật của Trung Quốc ở nước ngoài, nhiều sự thực bất ngờ

Thứ 6, 28/07/2017 | 09:28
0
Hình ảnh vệ tinh mới về căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài của Trung Quốc cho thấy công trình này lớn hơn và kiên cố hơn những gì người ta vẫn tưởng.

Hai hình ảnh vệ tinh được Stratfor Worldview và Allsource Analysis cung cấp cho thấy, căn cứ ở Djibout nằm tại địa điểm chiến lược ở khu vực Sừng châu Phi, được bao bọc bởi ba lớp an ninh và có khoảng 23.000m2 diện tích dưới lòng đất.

“Loại hình xây dựng này phù hợp với cách Trung Quốc tăng cường trang bị cho căn cứ quân sự của mình. Quần thể dưới lòng đất phù hợp cho các hoạt động ngầm, khó quan sát, cũng như dùng để bảo vệ các phương tiện và cơ sở vật chất quan trọng cho các nhiệm vụ của Trung Quốc ở Djibouti”, Stratfor, công ty tình báo địa chính trị, đưa ra phân tích từ hình ảnh vệ tinh.

Hồ sơ - Lộ căn cứ bí mật của Trung Quốc ở nước ngoài, nhiều sự thực bất ngờ

Căn cứ ở Djibout được hình ảnh vệ tinh Stratfor Worldview và Allsource Analysis ghi lại.

Hồi đầu tháng, Trung Quốc đã đưa quân vào căn cứ này. Mỹ, Pháp và Nhật Bản cũng đặt căn cứ quân sự cố định ở đó nhưng nhà phân tích kỳ cựu của Stratfor cho hay, các nước này không trang bị quân sự mạnh mẽ cho cơ sở của họ như Bắc Kinh.

Chưa rõ căn cứ quân sự của Trung Quốc rộng bao nhiêu, nhưng cơ sở của Mỹ được xác định là mở rộng thêm hơn 2 triệu m2 hồi năm 2007.

“Mặc dù đây chỉ là một trong vài căn cứ quân sự ở Djibouti bởi các nước khác cũng đã có, nhưng Trung Quốc thực hiện theo cách riêng của mình”, nhà phân tích Sim Tack cho hay.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, căn cứ trên được dựng lên để quân đội nước này có thể giúp duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực, bằng cách cung cấp các phương thức chống cướp biển và hỗ trợ nhân đạo.

Tuy nhiên, hình ảnh hôm 4/7 cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa xây dựng các bến tàu neo đậu. Stratfor cho rằng đây là một hành động đáng chú ý.

“Tôi không nói đó là điều bất thường, nhưng tôi vẫn cho rằng sẽ có một bến tàu được xây dựng”, ông Tack nhận xét.

Theo Stratfor, có thể một bến neo đậu tàu sẽ được xây dựng sau và Trung Quốc có thể sử dụng cảng thương mại của Djibouti cho tới lúc đó.

Theo giới phân tích, căn cứ này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập lực lượng hải quân toàn cầu của Bắc Kinh, có thể tiến hành các hoạt động trên khắp thế giới, dưới mô hình được gọi là “hải quân xanh” mặc dù truyền thông Trung Quốc luôn phủ nhận rằng nước này đang bao phủ khắp toàn cầu.

“Một trong những điểm nhấn của một cường quốc chính là năng lực “nước xanh” và Trung Quốc đang ở một vị thế khá kỳ quặc khi tự nhận mình là cường quốc. Các nước khác cũng coi Bắc Kinh là cường quốc trong khi thực tế Trung Quốc chưa có đầy đủ năng lực của một cường quốc thực sự”, Yvonne Chiu, khoa Chính trị đại học Hồng Kông nhận định.

sao Trung Quốc lại đặt căn cứ quân sự ở Djibouti?

Giới phân tích cho rằng, có nhiều lý do để Trung Quốc đặt căn cứ ở Djibouti. "Vùng phía Tây của Djibouti nằm ở phần hẹp nhất của eo biển Babe-Mandaman, nối liền Biển Đỏ và Vịnh Aden, có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế. Tất cả các tàu từ châu Âu tiến vào Biển Đỏ, từ Địa Trung Hải qua Kênh đào Suez và hướng về phía Đông, Nam Á, cũng như Australia, đều đi qua nút thắt cổ chai dài 26 km", nhà báo Andrei Kots của Sputnik cho biết.

Hồ sơ - Lộ căn cứ bí mật của Trung Quốc ở nước ngoài, nhiều sự thực bất ngờ (Hình 2).

Djibouti nhìn từ trên cao.

"Ngoài ra, các tàu chở dầu từ Saudi Arabia cũng đi qua eo biển Bab-el-Mandeb", ông nói thêm. Do đó không có gì ngạc nhiên khi Mỹ, Đức, Ý và Tây Ban Nha có sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực này.

Còn theo Tổng Biên Tập tạp chí Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko, tầm quan trọng chiến lược của Djibouti là điều mà ai cũng biết đến.

Tuy nhiên, vẫn còn có một lý do khác khiến Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực.

“Trung Quốc đã tích cực đầu tư vào các nước châu Phi trong 20 năm qua và coi lục địa là nguồn chính cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của mình. Do đó, Bắc Kinh cần một căn cứ quân sự ở Djibouti để bảo vệ lợi ích của họ trong khu vực", ông Korotchenko cho hay.

Thực tế, vào đầu năm 2017, tổng khối lượng đầu tư của Trung Quốc ở các quốc gia châu Phi đã lên tới hàng tỷ đô la. Bắc Kinh cũng thực hiện và tài trợ cho hàng chục dự án cơ sở hạ tầng trên khắp lục địa, bao gồm cả tuyến đường sắt Đông Phi. Tuy nhiên, theo nhà báo Nga, dường như Trung Quốc đang cân nhắc về cơ hội mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài trong tương lai.

Xem thêm >> Lý do bất ngờ khi Trung Quốc vội vã bảo vệ biên giới với Triều Tiên

Đào Vũ

Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Gã khổng lồ Lukoil Nga có động thái mới với nhà máy lọc dầu ở Bulgaria

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Bulgaria có khả năng nhập khẩu và chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau, nhưng tối ưu nhất là dầu thô Urals từ Nga.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.