Lò phản ứng Đà Lạt có khả năng chế bom hạt nhân

Lò phản ứng Đà Lạt có khả năng chế bom hạt nhân

Thứ 4, 03/07/2013 | 20:28
0
Ngày 3/7, Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển Nga và Mỹ hoàn thành việc chuyển nốt 16 kg uranium làm giàu cao khỏi Việt Nam, đồng nghĩa với việc lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã loạt bỏ hoàn toàn 32 kg nguyên liệu này.

Ngày 4/3/1963, tại Trung tâm Nguyên tử Đà Lạt (nay là Viện Nghiên cứu Hạt nhân thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam), lò phản ứng hạt nhân mang tên TRIGA Mark II với công suất nhiệt 250 kW đã được chính thức đưa vào vận hành sau gần 3 năm xây dựng và đạt trạng thái tới hạn lần đầu vào ngày 26/2/1963.

Theo PGS.TS Nguyễn Nhị Điền – viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, trong tên gọi của lò, 3 chữ cái đầu (TRI) đã thể hiện 3 mục tiêu sử dụng chính của LPƯ, đó là: Huấn luyện cán bộ (T - Training), nghiên cứu khoa học (R - Research) và sản xuất chất phóng xạ (I - Isotopes production).

Về nguyên lý, các lò nghiên cứu như Lò Đà Lạt cũng có khả năng tận dụng để chế tạo hai loại nhiên liệu: đồng vị Plutonium 239 (ký hiệu Pu239) và Uranium 235 (U235), đó là những “chất nổ” của bom hạt nhân. Nghi ngờ này vừa mới đây đã dấy lên đối với một lò loại tương tự ở Trung tâm Hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên.   

> Đưa 16kg uranium ra khỏi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Công nghệ - Lò phản ứng Đà Lạt có khả năng chế bom hạt nhân
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Lò hạt nhân Đà Lạt có công suất rất bé, theo ước tính, số Pu239 được tạo ra ở lò này chỉ khoảng dưới 100 gram/năm, nên phải mất trên 60 năm mới đủ lượng tối thiểu (khoảng 6 kg Pu239) để chế tạo cho 1 quả bom. Trong thực tế, các đoàn thanh sát của IAEA cũng đã định kỳ đến Lò Đà Lạt để thanh sát tại chỗ và không hề phát hiện một dấu vết gì đáng để nghi ngờ.

Ở Lò Đà Lạt, từ năm 1983 đến năm 2007, các thanh nhiên liệu đều chứa Uranium có độ giàu cao (gọi tắt là HEU) với hàm lượng 36%. Với nhiên liệu có độ giàu cao như vậy, nếu nước chủ nhà có thâm ý hay lọt vào tay “kẻ gian”, sẽ có nguy cơ được làm giàu tiếp để đạt cấp độ 90% đáp ứng yêu cầu “chất nổ” của bom hạt nhân.

Do đó, việc giảm độ giàu của thanh nhiên liệu xuống độ giàu thấp (LEU) với hàm lượng dưới 20% đã được khuyến cáo, không chỉ ở Lò Đà Lạt mà với tất cả các lò khác trên thế giới.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là một trong 35 lò phản ứng nghiên cứu thuộc 28 quốc gia trên thế giới được IAEA quản lý thông qua Dự án viện trợ và thoả thuận cung cấp nhiên liệu (IAEA Project and Supply Agreements).. Theo khuyến cáo của IAEA và theo xu thế chung trên thế giới, Việt Nam đã cam kết tham gia chương trình giảm độ giàu của lò phản ứng nghiên cứu và lò thử nghiệm (the Reduced Enrichment for Research and Test Reactor programme) và chương trình chuyển trả nhiên liệu của các lò phản ứng do Nga thiết kế, xây dựng tại nước ngoài, dự án chuyển đổi nhiên liệu lò phản ứng từ loại có độ giàu cao (36% 235U) sang loại có độ giàu thấp (< 20% 235U).

Thực tế, Việt Nam đã từ chối việc phát triển vũ khí hạt nhân từ lâu. Ngay từ tháng 6/1982, trước khi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và chính thức trở thành một quốc gia phi vũ khí hạt nhân. Theo Hiệp ước này, chỉ những nước từng tiến hành các vụ thử bom hạt nhân từ năm 1967 về trước (gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung quốc) là mặc nhiên được xem có quyền sở hữu các loại vũ khí đó. Còn các quốc gia khác, khi tham gia NPT, sẽ không được theo đuổi việc chế tạo loại vũ khí này, nhưng ngược lại, được quyền tiếp nhận sự chuyển giao, giúp đỡ thiết bị, vật liệu, công nghệ, đào tạo… để triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử vì những mục đích hòa bình.

Năm 1996, Việt Nam tiếp tục ký kết Hiệp ước (CTBT) cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện và năm 2006 phê chuẩn CTBT. Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Bảo đảm an ninh toàn diện với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có hiệu lực vào năm 1990. Ngoài ra, Việt Nam cũng trở thành một thành viên của Hiệp ước Phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam Á (Hiệp ước Băng Cốc).

Công nghệ - Lò phản ứng Đà Lạt có khả năng chế bom hạt nhân (Hình 2).
Các nhà khoa học đang vận hành lò phản ứng

Từ 2007, Việt Nam đã chấp thuận dự án do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để chuyển đổi tất cả các thanh nhiên liệu của Lò Đà Lạt, từ độ giàu cao sang độ giàu thấp. Cả hai loại thanh nhiên liệu đều sản xuất ở Nga và tất cả các thanh có độ giàu cao được chuyển về Nga là nơi sản xuất.

Từ ngày 30/11/2011, nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được thay thế hoàn toàn bằng uranium có độ giàu thấp, khẳng định cam kết sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình của Việt Nam.

Toàn bộ nhiên liệu có độ giàu 36% được thay thế bằng nhiên liệu có độ giàu 19,75%", tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, viện trưởng viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết.

Ngày 3/7, Nga và Mỹ hoàn thành việc chuyển nốt 16 kg uranium làm giàu cao khỏi Việt Nam, đồng nghĩa với việc lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã loạt bỏ hoàn toàn 32 kg nguyên liệu này.

Theo truyền thông nước ngoài, Cơ quan năng lượng nguyên tử Liên Hiệp Quốc (IAEA) và Canada cũng tham gia hỗ trợ việc vận chuyển này.

Tường Bách

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Đưa 16kg uranium ra khỏi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Thứ 4, 03/07/2013 | 11:14
Mỹ và Nga đã tham gia chuyển gần 16 kg uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam trong chiến dịch toàn cầu nhằm cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất bom, theo thông báo tại một hội nghị của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào hôm 2.7.

Hội nghị ASEAN nóng bỏng vì vấn đề hạt nhân

Thứ 4, 03/07/2013 | 09:35
Ngày cuối cùng trong chương trình Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, nghị trường nóng bỏng vì vấn đề giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Những 'lình xình' ở các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc

Chủ nhật, 23/06/2013 | 09:27
Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee mới đây đã phanh phui một vụ việc hết sức nghiêm trọng, mối nguy hiểm tiềm tàng đối với tính mạng của người dân Hàn Quốc. Đó chính là việc sử dụng những phụ tùng kém chất lượng và giấy chứng nhận chất lượng giả trong các nhà máy điện hạt nhân. Từ đây, bà chính thức tuyên chiến với nạn tham nhũng lâu nay tại đất nước này.

Mỹ không để Hàn Quốc thiếu 'chiếc ô hạt nhân'

Thứ 6, 21/06/2013 | 07:00
Mỹ xác nhận sẽ tiếp tục đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc bằng "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ.

Obama muốn cắt 1/3 kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ

Thứ 4, 19/06/2013 | 16:21
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự định nêu ý kiến tiến hành đợt cắt giảm mới đối với kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.

Nga đưa tàu ngầm tấn công hạt nhân mới nhất ra biển

Thứ 3, 04/06/2013 | 10:21
Hãng tin RT nói Hải quân Nga vừa cho chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân mới nhất thuộc lớp Yasen/dự án 885 tiếp tục các bài kiểm tra trên biển.