Lo thiếu tài năng nghệ sĩ cải lương, nhọc nhằn từ đào tạo chính quy

Lo thiếu tài năng nghệ sĩ cải lương, nhọc nhằn từ đào tạo chính quy

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 5, 03/08/2023 | 16:36
0
Đối với ngành Kịch hát dân tộc, việc tuyển sinh để bảo tồn nghệ thuật truyền thống là thách thức không nhỏ giữa nhà trường và thị trường việc làm.

“Khoảng trống” sinh viên ngành cải lương

Đến năm học 2023 - 2024, sau 4 năm gián đoạn, Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM đã được phép tuyển sinh diễn viên sân khấu kịch hát (diễn viên cải lương) hệ cao đẳng chính quy với 30 chỉ tiêu. Đây thực sự là tín hiệu vui đối với công tác đào tạo nhân lực kế thừa cho sân khấu cải lương vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với Người Đưa Tin, đạo diễn, NSƯT Lê Nguyên Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, quy định các cơ sở giáo dục đại học không được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến các cơ sở đào tạo nghệ thuật cần quá trình đào tạo xuyên suốt từ sơ cấp, trung cấp đến các cấp cao hơn. Trong đó, Khoa Kịch hát dân tộc của Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM (chỉ đào tạo hệ cao đẳng) qua 3 khóa không được tuyển sinh đã để lại lỗ hổng lớn trong công tác đào tạo chính quy nguồn nhân lực cho sân khấu cải lương khu vực phía Nam.

“Trước đó, năm nào nhà trường cũng xây dựng phương án tuyển sinh trình độ cao đẳng diễn viên kịch hát dân tộc và kiên trì đề xuất các cấp thẩm quyền xem xét theo yếu tố đặc thù của ngành học. Năm 2021, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan tháo gỡ vướng mắc. Nhưng sau đó, vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều kế hoạch tạm đình lại. Đến năm học này, nhà trường đã đủ các điều kiện để tuyển sinh diễn viên cải lương trở lại”, NSƯT Lê Nguyên Đạt thông tin.

Chia sẻ về việc thu hút tuyển sinh sau 4 năm gián đoạn, đại diện Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM chỉ ra, mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn tuyển sinh đã nhiều năm nhưng năm nào trường cũng nhận được trên dưới 30 hồ sơ đăng ký học cải lương. Chưa kể, nhu cầu bổ sung nhân lực được đào tạo bài bản cũng tăng cao trong 4 năm qua.

“Các đoàn nghệ thuật đang có nhu cầu trẻ hóa đội ngũ. Tôi đã liên hệ và mời gọi các nơi gửi diễn viên trẻ đi học. Cũng như chủ động tìm nguồn từ các cuộc thi Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng… Các bạn đạt giải cao, điển hình như vào Top 9 Chuông vàng vọng cổ sẽ được đặt cách tuyển thẳng vào học. Chọn lọc lại, chỉ cần tuyển được 10-15 học viên là đã thành công”, NSƯT Lê Nguyên Đạt nói.

Các giảng viên Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM kỳ vọng “chủ động hỗ trợ tìm “đầu ra” cho các em bằng việc “chào hàng” với các đoàn. Vào dịp thi cuối kỳ sẽ mời lãnh đạo các đoàn lên xem để nhận định khả năng cũng như theo dõi sự phát triển của các em, từ đó có thể tìm kiếm các gương mặt phù hợp bổ sung cho đoàn”.

Đào tạo người ca nhưng thiếu người đàn

NSƯT Ca Lê Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Sân khấu II (tiền thân Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh Tp.HCM) bày tỏ sự vui mừng khi trường được tuyển sinh diễn viên cải lương trở lại.

“Để đảm bảo chất lượng đào tạo, quan trọng nhất là nguồn tuyển sinh phải tốt rồi đội ngũ giảng viên có trình độ, tận tụy. Thực tế tình hình sân khấu hiện nay khiến nguồn tuyển sinh gặp nhiều khó khăn thì phải chịu khó đi tìm, chịu khó đi nghe - xem các nơi, nhất là từ đồng bằng sông Cửu Long, để “đãi cát tìm vàng”. Có nguồn tốt là tiền đề để đào tạo tốt”, NSƯT Ca Lê Hồng nói.

Tuy nhiên, niềm vui của Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM chưa trọn vẹn khi công tác đào tạo nhạc công cải lương tiếp tục gián đoạn. Theo nhạc sĩ, NSƯT Văn Môn - giảng viên, phụ trách Khoa Kịch hát dân tộc thì việc đào tạo nhạc công vẫn dừng lại ở hệ trung cấp, chưa kịp nâng lên bậc cao đẳng khi trường chuyển từ cao đẳng lên đại học. Trong khi theo chủ trương chung, việc đào tạo trung cấp hay nâng lên bậc cao đẳng ở các trường đại học hiện nay đều không được khuyến khích.

“Trong cuộc họp với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác tuyển sinh vừa qua, nhà trường cũng mong muốn được mở lại 2 chuyên ngành diễn viên và nhạc công cải lương nhưng vì ràng buộc quy chế, tạm thời chỉ có thể tuyển sinh hệ cao đẳng diễn viên cải lương. Việc đào tạo nhạc công cần nhanh chóng có hướng giải quyết khi đây là lực lượng có nguy cơ mai một”,  NSƯT Văn Môn chia sẻ.

Vì vậy, giải pháp căn cơ vẫn là chuẩn hóa theo quy định. Theo đó, nhà trường đang gấp rút chuẩn bị nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn cũng như đổi mới chương trình học để hoàn chỉnh mã ngành đại học đối với diễn viên sân khấu kịch hát và cả nhạc công kịch hát dân tộc.

NSƯT Hải Yến, Phân hội trưởng Phân hội Sân khấu, Hội Văn nghệ Đồng Tháp bày tỏ: "Tôi là người theo sát thực tế, biết có nhiều bạn trẻ năng khiếu nhưng không có điều kiện ăn học tới nơi tới chốn, nên chỉ có thể làm theo kiểu hợp đồng tạm thời với các đơn vị chứ không vào diện chính thức được. Hoặc người có năng khiếu muốn học nâng cao hơn nữa cũng không vào được trường lớp. Cải lương đang rất cần đội ngũ kế thừa, cần tạo điều kiện cho lực lượng trẻ làm nghề".

Nhìn nhận chất lượng tuyển sinh và đào tạo một thời gian dài chưa đáp ứng được yêu cầu, Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Tp.HCM mong muốn nhân cơ hội trở lại lần này để nâng chất, đổi mới toàn diện phương thức đào tạo. Chương trình giảng dạy đã tăng hàm lượng kiến thức chuyên môn so với học phần đại cương, đồng thời bổ sung môn học phát triển kỹ năng mềm (làm quen các loại nhạc cụ, dân ca và ca nhạc hơi hướng cải biên, nói trước công chúng…).

Đặc biệt, nhà trường sẽ chú trọng thực hành với việc tổ chức lại câu lạc bộ sân khấu cho sinh viên biểu diễn trong trường và có kế hoạch gửi sinh viên về các đoàn hát thực tập trong dịp hè.

Vì sao Liên hoan Sân khấu Cải lương phải lùi tổ chức sang năm 2022?

Thứ 6, 15/10/2021 | 17:02
Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa có thông báo về việc dời Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc tại TP. Hồ Chí Minh vào giữa tháng 11/2022.

Khai mạc triển lãm kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương

Thứ 3, 18/12/2018 | 10:15
Lễ khai mạc triển lãm Kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 - 2018) vừa diễn ra tại nhà hát Trần Hữu Trang, TP.HCM. Các hoạt động triển lãm tranh, trưng bày hiện vật kết hợp đờn ca tài tử, ca ra bộ, biểu diễn trích đoạn cải lương qua các thời kỳ hình thành và phát triển của sân khấu cải lương cũng diễn ra sôi nổi.
Cùng tác giả

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.
Cùng chuyên mục

Á hậu Phương Anh gây thương nhớ khi hoá quý cô yêu kiều

Thứ 6, 03/05/2024 | 21:06
Xuất hiện trong bộ ảnh thời trang Á hậu Phương Anh khoe nhan sắc rạng ngời, hút ánh nhìn người đối diện.

Du khách Tây hào hứng với cuộc thi chèo sup tại huyện đảo Phú Quý

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:24
Ngày 3/5, tại bãi tắm Sandy 2 (Hòn Đen) xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận diễn ra Lễ hội chèo sup. Sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách.

Mỹ nhân gây sốc vì từ chối thừa kế 46.000 tỷ, là nữ tổng tài xinh đẹp nhiều người ngưỡng mộ

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:56
Nhắc đến Điền Hải Dung có thể nhiều người thấy xa lạ, nhưng cô từng là nữ diễn viên khá nổi tiếng của Hoa ngữ. Không chỉ xinh đẹp cô rất nổi bật về diễn xuất.

“Người mẹ hiền nhất màn ảnh” ở tuổi 70 mới có vai chính gây sốc

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:12
20 năm theo đuổi diễn xuất, nghệ sĩ Thanh Hiền chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Nhưng bà là một trong những diễn viên ở tuổi 70 mà đắt show nhất nhì Vbiz.

“Ông hoàng nhạc đỏ” Trọng Tấn và cuộc sống đời thực đáng ngưỡng mộ

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:50
Là giọng ca nổi bật trong làng nhạc đỏ Việt Nam, ngoài sự nghiệp đỉnh cao, anh còn có một gia đình viên mãn và khối tài sản đáng ngưỡng mộ.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Mỹ nhân có khối tài sản 350 tỷ đồng "gây sốc" với hình ảnh gầy rộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Người đẹp Trương Mẫn có cuộc sống thăng trầm dù sở hữu khối tài sản "khủng". Ở tuổi 56, nữ diễn viên luôn kín tiếng chuyện đời tư.

Du khách Tây hào hứng với cuộc thi chèo sup tại huyện đảo Phú Quý

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:24
Ngày 3/5, tại bãi tắm Sandy 2 (Hòn Đen) xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận diễn ra Lễ hội chèo sup. Sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách.

Dự báo thời tiết ngày 2/5/2024: Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trong tháng 5

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (2/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 2/5: 6 đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:05
6 đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á; Ám ảnh hiện trường vụ nổ lò hơi 6 người tử vong...