Mắc Covid-19 thể nhẹ cũng có thể khiến cấu trúc não thay đổi

Mắc Covid-19 thể nhẹ cũng có thể khiến cấu trúc não thay đổi

Thứ 4, 09/03/2022 | 08:00
0
Nghiên cứu mới chỉ ra, mắc Covid-19 thể nhẹ cũng có thể khiến cấu trúc của não thay đổi, chủ yếu ở hệ não giác và khứu giác.

Đến nay, một số tác động của Covid-19 với hệ thần kinh đã được biết đến như não sương mù, mệt mỏi, mất khứu giác và vị giác. Tuy nhiên, những tác động trực tiếp của SARS-CoV-2 với các dây thần kinh não bộ còn chưa rõ, đặc biệt là ở các ca bệnh nhẹ.

Theo một nghiên cứu mới đây, mắc Covid-19 nhẹ cũng có thể khiến cấu trúc của não thay đổi ở các khu vực liên quan đến khứu giác, trí nhớ, nhận thức và cảm xúc,

Kết luận trên được Gwenaelle Douaud, Phó giáo sư của Khoa Khoa học Thần kinh Lâm sàng Nuffield và các đồng nghiệp công bố trên chuyên san Nature ngày 8/3.

Dự án nghiên cứu này của Đại học Oxford dựa trên các đánh giá về dữ liệu quét não từ Biobank của Vương quốc Anh. Đây là cơ sở dữ liệu lớn về thông tin sức khỏe chuyên sâu từ hơn nửa triệu người trưởng thành ở đất nước này, theo SCMP.

Từ hồ sơ Biobank, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên tổng cộng 785 người độ tuổi từ 51 đến 81 có thực hiện chụp cộng hưởng từ trong vòng 38 tháng gần đây. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm.

Nhóm đầu tiên gồm 401 người từng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Đại đa số những người này mắc Covid-19 nhẹ, đã tự điều trị tại nhà hoặc không có triệu chứng. Các nhà nghiên cứu có hình ảnh não bộ được chụp trước và sau khi mắc Covid-19.

Các hình ảnh của nhóm 401 người này được so sánh với một nhóm khác gồm 384 người xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, với những đặc điểm tương đương về tuổi tác, giới tính, sắc tộc và thời gian chụp ảnh não bộ.

Thế giới - Mắc Covid-19 thể nhẹ cũng có thể khiến cấu trúc não thay đổi

Covid-19 có thể tác động tiêu cực lên hệ thần kinh của người bệnh theo nhiều cách khác nhau. Ảnh minh họa.

Nghiên cứu chỉ ra những tác động liên quan đến SARS-CoV-2 là "đáng kể và có hại", chủ yếu thể hiện ở hệ não giác và khứu giác. Những khu vực này chịu trách nhiệm về cảm xúc, trí nhớ và khứu giác con người.

Cụ thể, những người mắc Covid-19 mất 1,3 - 1,8% chất xám trong não. Con số này lớn hơn so với con số ước tính 0,2 - 0,3% khối lượng não mất đi mỗi năm ở những người trung niên bình thường. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy kích thước tổng thể của tiểu não, một vùng não liên quan đến nhận thức, đã bị thu hẹp nhiều hơn.

Những thay đổi này có liên quan đến sự suy giảm nhận thức. Điều này khiến bệnh nhân mất nhiều thời gian hơn để trả lời các câu hỏi trong các bài kiểm tra nhận thức tiêu chuẩn.

Dù các nhà nghiên cứu không phát hiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, nhưng chức năng điều hành của não bộ có suy giảm, trong đó có phản ứng nhận thức chung chậm đi.

Các nhà nghiên cứu cũng đã so sánh hình ảnh não bộ của bệnh nhân mắc Covid-19 và những người mắc bệnh virus khác như cúm hoặc viêm phổi. Kết quả là những thay đổi trong não bộ sau khi mắc Covid-19 cũng đáng kể hơn và khác biệt hơn so với những thay đổi ở não bộ sau khi mắc cúm hoặc viêm phổi.

Giáo sư Douaud cho biết, những bất thường trên xảy ra có thể do những người bệnh bị mất khứu giác. "Mất khứu giác đã nhiều lần được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến mất chất xám ở các vùng não liên quan đến khứu giác", cô cho hay.

"Một cách giải thích khác có thể là do tác động của chính virus. Vẫn chưa rõ lý do tại sao các phản ứng như vậy chủ yếu được nhìn thấy ở các vùng cụ thể của não, chứ không phải ở những bộ phận khác", nữ giáo sư nói thêm. Cô cho biết, có thể những bất thường về não này có thể giảm bớt theo thời gian nếu khứu giác được phục hồi.

Theo các nhà khoa học, kết quả từ nghiên cứu trên dẫn tới nhiều câu hỏi mới. Liệu não bộ có thay đổi vĩnh viễn, có dẫn tới những thay đổi lâu dài về nhận thức hoặc hành vi con người? Điều gì dẫn tới những thay đổi này?

Một số nhà nghiên cứu cho rằng những tác động trên diện rộng và lâu dài của SARS-CoV-2 là do hoạt động tự miễn kéo dài sau khi nhiễm bệnh cấp. Về cơ bản, hệ miễn dịch của con người sẽ bắt đầu trạng thái cực kỳ năng động khi virus tấn công và tình trạng viêm nhiễm bắt đầu phá hủy các cơ quan khác trong cơ thể. Một giả thuyết khác là virus có thể xâm nhập trực tiếp vào não bộ và phá hủy các tế bào.

Chuyên gia nghiên cứu tái tạo khứu giác James St John cho rằng, nhiều mầm bệnh từng được biết đến là có thể xâm nhập não bộ qua các dây thần kinh khứu giác bên trong khoang mũi, góp phần dẫn tới tình trạng suy thoái thần kinh hoặc một số bệnh về thần kinh như Alzheimer. Tuy nhiên hiện vẫn chưa chắc chắn liệu SARS-CoV- 2 có thể xâm nhập não bộ hay không.

Chuyên gia Sarah Hellewell từ Đại học Curtin cho rằng nghiên cứu cung cấp những bằng chứng cho thấy, kể cả chỉ nhiễm Covid-19 thể nhẹ cũng có thể gây ra những thay đổi trong não bộ.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, người mắc Covid-19 không nên quá hoang mang, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định những thay đổi này có kéo dài hoặc xấu đi theo thời gian hay không và việc điều trị có tác dụng đến quá trình này hay không.

Minh Hoa (t/h theo Zing, TTXVN)

Loạt nghiên cứu mới mở ra hy vọng vắc-xin có thể "cản bước" Omicron

Thứ 7, 18/12/2021 | 09:00
Một loạt nghiên cứu mới chỉ ra rằng vắc-xin, đặc biệt là các mũi tiêm tăng cường có thể giúp bảo vệ con người khỏi những hậu quả xấu nhất của biến thể Omicron.

Nghiên cứu loại vắc-xin Covid-19 mới không cần bảo quản lạnh

Thứ 4, 08/09/2021 | 16:07
Loại vắc-xin Covid-19 đang được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu có khả năng chịu nhiệt với thành phần chính là virus từ thực vật hoặc vi khuẩn.

Nghiên cứu mới chỉ ra Covid-19 làm suy giảm lượng chất xám trong não

Thứ 5, 13/05/2021 | 13:14
Theo nghiên cứu này những bệnh nhân Covid-19 phải dùng máy thở hoặc bị sốt có thể gặp phải biến chứng thần kinh do khối lượng chất xám ở vùng não trước bị suy giảm.

Biến chủng SARS-CoV-2 ở Ấn Độ gây tử vong gấp ít nhất 15 lần

Thứ 4, 05/05/2021 | 14:30
Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện biến chủng N440K gây nguy cơ tử vong gấp ít nhất 15 lần so với chủng thông thường.
Cùng chuyên mục

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.