Nghiên cứu loại vắc-xin Covid-19 mới không cần bảo quản lạnh

Nghiên cứu loại vắc-xin Covid-19 mới không cần bảo quản lạnh

Thứ 4, 08/09/2021 | 16:07
0
Loại vắc-xin Covid-19 đang được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu có khả năng chịu nhiệt với thành phần chính là virus từ thực vật hoặc vi khuẩn.

Các loại vắc-xin ngừa Covid-19 hiện tại đều cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Điều này khiến người dân ở các vùng nông thôn và cộng đồng thu nhập thấp khó tiếp cận với vắc-xin.

Trong nỗ lực khắc phục vấn đề này, các kỹ sư nano tại đại học California San Diego (Mỹ) đang phát triển một loại vắc-xin được tạo ra bằng cách sử dụng virus từ thực vật hoặc vi khuẩn, đặc biệt là có khả năng chịu nhiệt.

"Công nghệ vắc-xin của chúng tôi ổn định về nhiệt nên có thể tiếp cận những khu vực không thể đặt tủ lạnh nhiệt độ siêu thấp hoặc xe tải trữ lạnh không tới được", giáo sư kỹ thuật nano Nicole Steinmetz, Giám đốc trung tâm kỹ thuật nano miễn dịch ở trường Jacobs thuộc UC San Diego, cho biết.

Một lợi thế khác là vắc-xin được phát triển dựa trên thực vật hoặc vi khuẩn. Trong nghiên cứu công bố hôm 7/9 trên tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ, nhóm chuyên gia cho biết đã tạo ra 2 loại vắc-xin Covid-19, một loại từ virus ở thực vật mang tên virus khảm đậu đũa và loại còn lại từ virus ở vi khuẩn (thể thực khuẩn) gọi là Q beta. Cả hai loại có công thức chế tạo tương tự nhau.

Theo các nhà nghiên cứu việc sử dụng virus thực vật và thể thực khuẩn để tạo vắc-xin có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, chúng rất dễ sản xuất ở quy mô lớn với chi phí rẻ. "Trồng cây tương đối dễ dàng và liên quan đến cơ sở hạ tầng không quá phức tạp. Trong khi đó, quá trình lên men bằng cách sử dụng vi khuẩn là quy trình phổ biển trong ngành công nghiệp dược phẩm sinh học từ lâu", ông Steinmetz cho biết.

Hạt nano virus thực vật và thể thực khuẩn ổn định ở nhiệt độ cao, do đó nhân viên y tế có thể lưu trữ và vận chuyển mà không cần giữ lạnh. Chúng cũng chịu được quá trình sản xuất sử dụng nhiệt. Nhóm nghiên cứu sử dụng quá trình đó để đóng gói vắc-xin thành thiết bị cấy polymer và miếng dán vi kim.

Trong đó, vắc-xin được trộn lẫn với polymer và làm chảy trong lò ở nhiệt độ gần 100 độ C. Bằng cách trộn trực tiếp hạt nano virus thực vật và thể thực khuẩn với polymer ngay từ đầu, quá trình tạo thiết bị cấy và miếng dán trở nên dễ dàng và đỡ phức tạp hơn.

Hiện các loại vắc-xin này vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng các thử nghiệm trên chuột cho thấy vắc-xin thúc đẩy sản sinh một lượng lớn kháng thể vô hiệu hóa ncoV. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sớm hoàn thiện sản phẩm để có thể thử nghiệm trên người nhằm kiểm tra hiệu quả chống Covid-19 và các biến thể của nó.

Theo Steinmetz, công nghệ vắc-xinnày rất linh hoạt, có thể nhanh chóng điều chỉnh đối với virus mới xuất hiện. Trước đây, phòng thí nghiệm của Steinmetz đã sử dụng công nghệ để tạo vắc-xin HPV. Nhóm nghiên cứu sẽ tìm cách áp dụng công nghệ phát triển vắc-xin dựa trên thực vật và virus để đối phó với các loại virus mới trong tương lai.

"Ngay cả khi công nghệ này không tạo ra tác động đối với Covid-19, nó có thể được điều chỉnh nhanh chóng cho mối đe dọa tiếp theo, loại virus tiếp theo”, Steinmetz cho biết.

Minh Hoa (t/h)

Không có phản ứng phụ sau tiêm thì vắc-xin Covid-19 có hiệu quả không?

Thứ 6, 03/09/2021 | 13:09
Một số người không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, vì vậy họ thắc mắc liệu hệ miễn dịch của mình có hoạt động bình thường hay không.

Vì sao trước khi tiêm vắc xin thường bị tăng huyết áp?

Thứ 7, 21/08/2021 | 14:10
Trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhiều người huyết áp cao đột ngột dù trước đó chưa từng bị tăng huyết áp. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Trong tương lai con người có thể sản xuất nọc độc như rắn?

Thứ 6, 02/04/2021 | 15:32
Với phát hiện mới nhất, các nhà khoa học tin rằng con người hoàn toàn có thể có nọc độc trong tương lai.

Giải mã bí ẩn: Nọc độc rắn hổ mang gây chết người trong tích tắc có khả năng chữa bệnh ung thư

Thứ 5, 28/11/2019 | 21:00
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha nằm trong nhóm các nhà khoa học tin rằng nọc độc rắn hổ mang chúa gây chết người có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư.
Cùng chuyên mục

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.

Emguarde - Giải pháp bảo vệ sức khỏe của mọi gia đình khỏi bức xạ điện từ

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:08
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sóng điện từ cũng đặt ra những lo ngại về tác động tiêu cực đến với sức khỏe của con người.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.