Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 5, 23/11/2023 | 08:56
0
Gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, người dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phải từng bước chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để giải bài toán thoát nghèo.

Chuyển đổi trồng lúa sang trồng lạc

Những ngày này, người dân xã biên giới Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đang tất bật thu hoạch lạc. Điều đáng nói, trước đây những rẫy lạc này vốn là rẫy trồng lúa. Song vì hạn hán, chuột phá hoại… lúa rẫy thường bị mất mùa. Năm 2020, một số người dân mua giống lạc về trồng thử nghiệm. Không ngờ cây phát triển nhanh, xanh tốt, cho thu nhập cao nên diện tích ngày càng được mở rộng.

Sự kiện - Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ

Diện tích rẫy lạc trước đây vốn là rẫy lúa nhưng không đạt hiệu quả cao.

Anh Nhang Phò Trang (trú bản Pà Ca) cho biết, rẫy lạc rộng chừng 0,7 ha gần nhà vốn là rẫy lúa được canh tác từ lâu, mới được chuyển sang trồng lạc từ 2 năm trước. Năm 2022, vợ chồng anh trồng 60kg lạc giống, thu về 21 triệu đồng. Năm nay, vợ chồng anh gieo 80kg lạc giống, ước tính thu về 25 triệu đồng.

“Trồng lạc khỏe lắm, chỉ cần gieo giống rồi làm cỏ ít bữa xong chờ thu hoạch thôi. Trước đây, rẫy nhà ta trồng lúa được có 10 triệu, giờ trồng lạc thu nhập cao hơn”, anh Trang nói.

Theo người dân địa phương, các đỉnh núi và sườn núi ở Nậm Cắn khá dốc, đất sét pha cát rất thích hợp với cây lạc. Lạc được trồng từ tháng 8, khoảng 3 tháng sau thì cho thu hoạch.

Bà Ven Thị May (59 tuổi, trú bản Pà Ca) cho biết, lạc của bà con người Khơ Mú trồng trên các đỉnh núi đảm bảo sạch, bởi từ khi trồng đến thu hoạch người dân không sử dụng bất kỳ loại phân bón, thuốc trừ sâu nào. Lạc sau khi thu hoạch được thương lái về tận nơi thu mua với giá 15.000 đồng/kg lạc tươi; 22.000 - 25.000 đồng/kg lạc khô. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của phần lớn người Khơ Mú ở xã biên giới Nậm Cắn.

Sự kiện - Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ (Hình 2).

Từ khi chuyển đổi cây trồng thì người dân đã có thu nhập khá hơn trước.

Ông Lầu Bá Chày, Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn cho biết, toàn xã hiện có khoảng 70ha lạc, được trồng tập trung ở 3 bản, nhiều nhất ở bản Pà Ca. Đây là bản có 100% là người dân tộc thiểu số Khơ Mú sinh sống. Ở miền biên viễn này, lạc được người dân trồng trên những đỉnh núi cao gần 1.000m so với mực nước biển.

“Cùng một diện tích, khi trồng lạc cho thu nhập cao gấp đôi so với trồng lúa. Hiện xã đang tìm thêm một số giống lạc mới phù hợp với đất đai, khí hậu. Đặc biệt là tìm được đầu ra ổn định để giúp người dân mở rộng diện tích trồng lạc, xóa đói giảm nghèo”, ông Chày nói.

Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn cho biết thêm, thời gian tới, xã sẽ nghiên cứu thêm một số giống phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây để nhân rộng thêm. Ngoài vận động bà con chuyển đổi cây trồng, xã cũng bố trí người hướng dẫn thêm kỹ thuật cho bà con để giúp người dân tự tin canh tác, từ đó nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện

Bên cạnh việc chuyển đổi cây trồng, huyện Kỳ Sơn còn phối hợp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An triển khai nhiều dự án phát triển vật nuôi. Trong đó, điển hình là dự án bảo tồn và phát triển giống gà đen đặc sản ở xã Na Loi, Mường Lống.

Qua quá trình nghiên cứu, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các nhà khoa học đầu tư, hỗ trợ cho các hộ về con giống cũng như khoa học kỹ thuật. Sau quá trình sản xuất gà đen phát triển rất tốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, được người tiêu dùng thực sự yêu thích. Từ vài hộ được hỗ trợ, sau 5 năm phát triển, người dân đã mở rộng quy mô và liên kết lại với nhau thành lập Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi gà đen, có thể cung cấp con giống đến gà thương phẩm cho thị trường.

Sự kiện - Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thoát nghèo ở miền núi xứ Nghệ (Hình 3).

Chè Tuyết San ở xã Huồi Tụ cũng là một trong mô hình đưa người dân thoát nghèo.

Ông Vi Oanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho hay, Kỳ Sơn là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Nghệ An, có 5 dân tộc: Mông, Khơ Mú, Thái, Hoa và Kinh cùng sinh sống. Do địa hình chủ yếu là núi cao, thói quen canh tác còn lạc hậu nên đời sống của bà con còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nơi đây cũng có nhiều đặc điểm riêng biệt để phát triển. Vì vậy, hiện huyện đang tập trung xây dựng mô hình liên kết, chuỗi giá trị với 5 mô hình: Chuỗi liên kết gà đen, Sản xuất chè Tuyết San ở xã Huồi Tụ, mở rộng diện tích hồng Nhân Hậu; ở các vùng có khí hậu ôn đới như Na Loi, Nậm Càn, Chuỗi sản xuất sắn nguyên liệu…

Theo đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn, nhờ những nỗ lực trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của chính quyền và người dân đã đem lại hiệu quả tích cực, đời sống bà con nhờ đó được nâng cao; qua đó đảm bảo an ninh lương thực.

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, nên người dân nơi đây vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành. “Để thực hiện chương trình mục tiêu vùng đồng bào dân tộc miền núi trong giai đoạn sắp tới, bên cạnh việc tăng cường tập huấn, đưa khoa học kỹ thuật giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, huyện Kỳ Sơn đặc biệt ưu tiên bảo tồn, phát triển những cây, con bản địa qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người dân ổn định thu nhập”, ông Oanh nói.

Người dân vùng sâu thoát nghèo nhờ nuôi thỏ ngoại

Thứ 3, 28/06/2022 | 13:00
Với mong muốn cải thiện cuộc sống, nhiều hộ dân tại địa phương vùng sâu vùng xa xã Ea Tam mạnh dạn triển khai mô hình nuôi thỏ ngoại, mang lại hiệu quả cao.

Trồng cây trồng đặc sản miền Bắc, người dân vươn lên thoát nghèo

Thứ 4, 11/05/2022 | 15:00
Nhờ trồng vải thiều chín sớm trên đất cát pha sỏi, nhiều người dân tại một xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk từng bước vươn lên thoát nghèo.

3 gia đình con xóm trưởng bất ngờ "thoát nghèo", nhờ nhặt được...đá đỏ

Thứ 5, 11/06/2020 | 08:48
Cả 3 hộ gia đình là con của vị xóm trưởng đều nằm trong danh sách nhận chi trả tiền hỗ trợ Covid–19 cho các hộ dân nghèo và cận nghèo trên địa bàn. Điều đáng nói, sau khi nhận xong thì cả 3 đều thoát nghèo, do nhặt được viên đá đỏ hơn 1 tỉ.
Cùng tác giả

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Đẩy nhanh dự án Quốc lộ 7C, mở ra cơ hội phát triển Tây Bắc Nghệ An

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:30
Khi hoàn thành, tuyến đường Quốc lộ 7C nối dài sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tân Kỳ về Tp.Vinh gần 30 phút và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các địa phương.

Nghệ An: Phát hiện nhiều vụ khai thác cát trái phép

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:00
Do có lợi nhuận lớn nên hiện nay hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh.
Cùng chuyên mục

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:25
Sáng ngày 28/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Gần 50.000 du khách đến Hạ Long trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:41
Với nhiều sự kiện hấp dẫn trong chuỗi hoạt động kích cầu du lịch, ngày đầu nghỉ lễ, Tp.Hạ Long (Quảng Ninh) đón lượng du khách cao gấp 3 lần ngày bình thường.