Một số người trẻ ngày càng ít mặn mà với Tết: Nỗi buồn của sự trưởng thành?

Một số người trẻ ngày càng ít mặn mà với Tết: Nỗi buồn của sự trưởng thành?

Chủ nhật, 10/02/2019 | 21:50
0
Tết cổ truyền vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó, nhưng khi chúng ta dần lớn lên những niềm vui của ngày Tết đã không còn đơn thuần như thời thơ ấu.

“1001” lý do để người trẻ không thích Tết

Đang yên đang lành tự nhiên lại Tết” vài năm gần đây đã trở thành câu nói quen thuộc với cộng đồng mạng ở Việt Nam. Gần chục ngày nghỉ, gia đình sum họp đủ đầy, không khí hân hoan của mùa Xuân mới dường như chẳng còn nhiều ý nghĩa khi bị những nỗi lo lắng khác mỗi dịp Tết đến chiếm cứ.

Cafe8 - Một số người trẻ ngày càng ít mặn mà với Tết: Nỗi buồn của sự trưởng thành?

Nhiều người trẻ chọn đón Tết bằng cách đi du lịch thay vì về nhà bởi rất nhiều lý do.

Một trong số đó chính là loạt câu hỏi tường chừng như quan tâm nhưng lại gây tâm lý ức chế khó tả trong nhiều ngày Tết. Chỉ trong một thời gian ngắn có thể liệt kê được một loạt câu hỏi “gây thương tích” như: "Có người yêu chưa chưa?", "Bao giờ lấy chồng/vợ?", "Thưởng Tết bao nhiêu?", "Lương có cao không?", "Khi nào thăng chức?", "Đã gửi tiết kiệm được tý nào chưa đấy?"... Thậm chí là các vấn đề nhạy cảm hơn như "Sao mọi người được thưởng Tết nhiều mà cháu thì không?", "Tại sao cháu lại muốn học nhiều như vậy? Con gái thông minh quá không lấy được chồng đâu"...

Kể cả những người đã kết hôn cũng phải đối mặt với những câu hỏi kiểu “Có bầu chưa?”, “Bao giờ định đẻ?”, “Bao giờ đẻ đứa nữa?”, “Con cái học giỏi không? Được giấy khen không?”….

Sự quan tâm thiếu tế nhị bị áp đặt với quan điểm cũ kỹ của nhiều người khiến người trẻ phản cảm và “sợ” khoảng thời gian Tết.

Còn nhớ cách đây 1 năm, trên mạng lan truyền bài văn của một học sinh lớp 10 bày tỏ quan điểm thẳng thắn: “Em không thích Tết”.

Bài văn lý giải rất rõ cái nhìn của mình với nội dung: “Chắc hẳn ai cũng thích Tết. Từ nhỏ em đã nghe nói Tết vui. Nhưng đó là ở đâu chớ không phải nhà em. Vì đến Tết là em thấy mẹ và cả nhà đều mệt mỏi.

Lúc trước, em rất thích Tết, nhưng vì Tết mà mẹ mệt thì em không thích nữa. Thịt kho hột vịt, em rất thích, nhưng biết mẹ làm cực khổ, em chẳng muốn ăn. Mẹ không có thời gian vui với em và ba. Em không muốn nhìn mẹ ốm đau, lúc nào cũng cầm chổi, cây lau nhà, cầm cái chảo vô bếp lo đồ ăn cho khách. Mẹ quá bận, lại hay nổi giận khi ba con em không làm như ý mẹ muốn. Ba cũng bị mẹ la. Em thích thấy mẹ cười. Vì mẹ cười rất đẹp. Ba hay nói với mẹ “Nhìn mẹ cười là thấy Tết vui trọn vẹn rồi!”, nhưng mẹ chẳng chịu. Em không thấy Tết vui nữa".

Tết đến là lúc nhiều người phải “gồng” lên lo toan, tất bật thu vén chuẩn bị cho ngày Tết. Những người trẻ dù đã hay chưa có gia đình thì khi đã đi làm, Tết đến nhất định phải bỏ ra một khoản kha khá để lo mua sắm, chuẩn bị, lo lì xì, lo đủ thứ… Có những người làm lụng vất vả cả năm chỉ đến vun vén cho mấy ngày Tết lo đủ, thậm chí bao nhiêu tiền chi cho những danh mục không tên.

“Nỗi ám ảnh” về một cái Tết tươm tất, đủ đầy của người lớn thậm chí lây lan sang cả cảm xúc của con trẻ khi mà bộ quần áo mới, bánh kẹo hay lì xì cũng không thể đổi lấy nụ cười của mẹ thì thật khó để mà “thích Tết”.

Đó là chưa kể đến nỗi vất vả của người phụ nữ mỗi dịp Tết đến. Nhiều cô gái trẻ than thở rằng họ cất công đi làm bộ móng tay đẹp, làm kiểu tóc mới thật xinh nhưng cuối cùng Tết chủ yếu chỉ ở trong bếp…rửa bát nấu cơm.

Một vòng tuần hoàn với những bữa nhậu nhẹt, những lần khách đến chơi nhà, những mâm cơm bày biện đủ thứ khiến nhiều cô gái “phát sợ” một dịp Tết đến.

Ý nghĩa đích thực của Tết

Bởi nhiều lý do mà của mỗi người lại một khác, người trẻ than thở “Tết nhạt”, “Tết mệt” và “chán Tết”. Muộn phiền và âu lo của cuộc sống cuốn lấy niềm vui đơn giản mỗi dịp Tết đến xuân về. Những lời than thở đầy hoài niệm về việc “nhớ Tết xưa” trên thực tế là hoài niệm khoảng thời gian thơ bé khi ta chỉ cần hân hoan về một tấm áo mới, một món ăn ngon và lì xì đỏ chót. Tết có lẽ vẫn vậy, chỉ có chúng ta là khác...

 

Cafe8 - Một số người trẻ ngày càng ít mặn mà với Tết: Nỗi buồn của sự trưởng thành? (Hình 2).

Còn danh hài Trường Giang kể về cái Tết từ nhiều năm trước của anh, thời "Mười Khó" chưa nổi tiếng như hiện tại: "Ngày đầu tiên tôi lên Sài Gòn làm, không có tiền nên không dám về quê ăn Tết, ba mới nhắn lên hỏi sao không về và nói: "Về đi, bố cho con 300 ngàn đem lên Sài Gòn ăn cơm".

Lúc đó, tôi về ngay lập tức và thấy bố đang bệnh. Tôi vô cùng hối hận. Gia đình đâu cần tiền tôi đem về đâu, chỉ cần tôi về với sức khỏe là vui rồi.

Đôi khi, chúng ta phải ngồi nhìn lại. Thời gian của người lớn ít dần theo từng ngày, cần phải quý trọng nó...

Chúng cứ nghĩ phải kiếm nhiều tiền để lo cho cha mẹ một tương lai hạnh phúc hơn nhưng không phải. Ba mẹ không cần xài tiền của chúng ta. Ba mẹ chỉ cần chúng ta bình an, khỏe mạnh xuất hiện trước mặt họ".

Nếu như những phong tục, những truyền thống, những thói quen bất di bất dịch của ngày Tết cổ truyền đối với người trẻ hiện tại dường như không còn quá quan trọng thì có một điều về Tết mãi mãi vẫn không thay đổi dù cho ra có bao nhiêu tuổi đi nữa, đó là hai chữ “Gia đình”.

Niềm vui, sự ấm áp của ngày sum họp mới là ý nghĩa thực sự của Tết. Bạn có thể không dành dụm được quá nhiều tiền, thậm chí là chẳng có đồng nào, gia đình vẫn đón chờ bạn. Nỗi thất vọng của một năm không như ý, hay sự tự hào về những thành công đã đạt được, tất cả chỉ trở nên viên mãn khi bạn có thể chia sẻ cùng gia đình.

Sự biến động trong gia đình được thể hiện rõ nhất vào dịp Tết. Nỗi buồn khi năm nay không còn sự hiện diện của một người, hay niềm hân hoan của việc chào đón thành viên mới, những cảm xúc ấy trở nên thấm thía hơn vào những ngày Tết.

Những giá trị về Tết vẫn còn nguyên vẹn, nhưng cách nhìn của chúng ta đã khác, bởi thế Tết chẳng còn lung linh nữa. Những cảm xúc tiêu cực choán đi tâm trí bạn và để lại ấn tượng không vui về Tết trong khi chỉ cần ở cạnh gia đình, Tết là hiện lên đầy đủ ý nghĩa của nó rồi.

Tết đã từng là niềm hạnh phúc rộn rã trong những năm tháng tuổi thơ và cũng có thể là khoảng lặng êm đềm lúc trưởng thành, bạn không cần quá hân hoan, chỉ cần từ từ cảm nhận.

Dự báo thời tiết 11/2: Người dân miền Bắc chịu không khí lạnh trong ngày đầu tiên đi làm sau nghỉ Tết

Chủ nhật, 10/02/2019 | 20:31
Dự báo thời tiết ngày 11/2, ngày đầu tiên người dân đi làm sau Tết Nguyên đán 2019, miền Bắc chịu không khí lạnh, miền Nam trời nắng.

Con muốn Cha – mẹ, con ghét Tết!

Chủ nhật, 10/02/2019 | 19:36
Tết đến xuân về, luôn luôn là một ngày đặc biệt duy nhất trong năm và cũng là ngày để mọi thành viên trong gia đình tụ họp sum vầy, quây quần bên nhau, những đứa trẻ thì rất háo hức chuẩn bị và mong ngóng mặc quần áo mới, gói bánh chưng và... nhận lì xì.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.