Mùa cúc

Mùa cúc

Văn Công Hùng
Thứ 2, 11/12/2023 | 07:00
47
Mà đời cúc họa mi ngắn lắm, đâu chỉ như hai ba tuần chi đó, hết mùa.Chắc vì thế chăng, mà nó gấp gáp đẹp, gấp gáp trắng, gấp gáp dâng hiến, gấp gáp vì con người vì cái đẹp như thế.

Đương mùa cúc, cúc họa mi.

Lâu rồi, hình ảnh những xe hoa ở Hà Nội trở thành biểu tượng của cái đẹp, của văn hóa, của gu thẩm mỹ Hà Nội.

Nó tốn áo dài phết.

Cô bạn có việc ra Hà Nội đúng mùa này, trong va li là... năm bộ áo dài, đủ năm màu, để chụp ảnh với cúc. Khi về lễ mễ cúc ôm lên máy bay.

Hà Nội có nhiều hoa đẹp, mang dấu ấn Hà Nội như loa kèn, sen, hồng thơm, và cúc họa mi. Nhìn nó là nhớ Hà Nội. Nhìn nó là thấy mùa về. Những loại hoa báo mùa.

Tôi có cái thú là cứ vào mùa đông lại tìm cách bay một chuyến ra Hà Nội, để “thưởng” rét. Nghe nó nghịch lý, nhất là với kẻ viêm họng hạt mạn tính, nhưng quả là, tôi thích vô cùng mùa Đông xứ Bắc, mà do không có điều kiện đi hết, bèn khu trú lại ở Hà Nội.

Hình như ngày xưa chưa có cúc họa mi.

Hình như nó mới có dăm năm nay. Đầu đông, rét nhè nhẹ, trời trong và cao, những xe chở cúc lang thang trên đường, đi tới đâu sáng đường tới đấy, như đối nghịch với người bán cúc, tùm hum áo lạnh che chắn. Nó như là cách để tôn lên vẻ đẹp của cúc. Như một cách “hy sinh” cho nghệ thuật, dù người bán cúc ấy, mục đích cao nhất của họ, cuối cùng của họ, là bán được hết xe cúc kia. Vất vả tảo tần từ sáng sớm tới tối mịt để bán cúc, họ chả nghĩ, hoặc nghĩ ít thôi, tới cái đẹp, tới nghệ thuật.

Cái đẹp là của người thưởng thức, của người mua và người chụp ảnh. Thời Smartphone này, mỗi người là một thợ chụp ảnh, trong từng người đều có tố chất nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Và bạn tôi bảo, nó vốn là một loại cúc dại, mọc ven đường, ven vườn... rồi tới một lúc được con người phát hiện, nó trở thành như ngày nay.

Cũng nghe nói loài cúc này có nhiều màu, nhưng người ta chỉ thích, chỉ chơi cúc họa mi màu trắng.

Đa chiều - Mùa cúc

Lên facebook những ngày này, tràn ngập cúc họa mi.

Mà trang phục của phái nữ ngày càng đẹp. Áo dài, tất nhiên đẹp. Váy, rất nhiều kiểu váy, cũng vô cùng đẹp. Rồi cái làn da, chả biết thật hay mỹ phẩm, bắt cái lạnh cứ hây hẩy lên. Bên cúc, tất cả cứ ngời ngợi lên, cứ rạng rỡ xôn xao hết lên. Nhiều bà nhiều cô cứ như dậy thì lại.

Mà đời cúc họa mi ngắn lắm, đâu chỉ như hai ba tuần chi đó, hết mùa. Chắc vì thế chăng, mà nó gấp gáp đẹp, gấp gáp trắng, gấp gáp dâng hiến, gấp gáp vì con người vì cái đẹp như thế.

Lại nhớ tới cái loài xuyến chi cũng bạt ngàn nhiều nơi, Tây Nguyên nơi tôi đang sống càng nhiều.

Nó cũng trắng đến tinh khiết như thế, đến xa xót muốt muột như thế, dẫu đất đỏ ba zan tràn ngập. Nó vẫn trắng, hổn hển trắng, rờn rờn trắng, trong veo trắng.

Nó cũng là hoa dại. Cứ chỗ nào có đất trống là nó mọc, và nở hoa. Khác cúc họa mi, nó nhỏ hơn và nở quanh năm. Phải vì thế mà nó không quý như cúc họa mi, dẫu cắm trong lọ cũng rất đẹp.

Những cái lọ gốm. Không tráng men, màu nâu, màu sành.

Nhà tôi có dăm cái lọ gốm, trong đó thích nhất là mấy cái lọ gốm Phước Tích quê tôi. Nó hợp với xuyến chi vô cùng.

Phước Tích là một làng cổ của huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, làng có nghề làm gốm. Làng tự giới thiệu: “Là ngôi làng cổ thứ 2 của Việt Nam được Nhà nước công nhận Di tích quốc gia (sau Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) vì vẫn còn giữ gìn gần như nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của đời sống sinh hoạt làng quê Việt với phong cảnh hữu tình, yên ả, với cây đa, bến nước, sân đình… cùng những nét đặc trưng, độc đáo của làng quê xứ Huế với hệ thống nhà rường cổ dày đặc và một làng nghề truyền thống nức danh thiên hạ: Gốm Phước Tích - "gốm tiến vua"”. Một lần tôi đưa nhà thơ Lê Huy Mậu, tác giả bài thơ “Khúc hát sông quê” về chơi, chủ tịch huyện Phong Điền khi ấy đã tặng chúng tôi mấy lọ gốm, và giờ té ra nó rất hợp với xuyến chi.

Nó hợp nhau có lẽ là do sự tương phản, từ màu sắc hoa với gốm mộc, từ sự mỏng manh với sức lửa ngàn độ, từ cái mịn màng với thô ráp, từ cái hỗn mang với tinh khôi...

Hôm qua, cô bạn đi Hà Nội về, tất nhiên như mọi người đàn bà yêu cái đẹp khác, một bó cúc họa mi theo lên máy bay. Và, hưởng một mình nó  chưa đã nên bạn chia bớt cho bạn bè. Tôi được một bó nhỏ, và trời ạ, nó lại hợp làm sao với cái lọ gốm Phước Tích kia.

Và đành viết những dòng này, cám ơn cúc họa mi, cám ơn xuyến chi, cám ơn gốm. Cái đẹp nhiều khi nó chỉ đơn giản thế. Ơ mà sao lại gọi đơn giản được nhỉ? Nếu không có máy bay liệu cúc họa mi có lan tỏa được tới thế? Mà máy bay, có phải ai cũng có thể bay đâu?

Cái đẹp nhiều khi nó khiến con người thành lẩm cẩm.

Như cái bài thơ này, tôi làm trong một cơn lẩm cẩm:

KHÔNG ĐỀ MÙA CÚC

          Tự nhiên lại nhặt được một buổi chiều

          rơi bên ngoài cửa sổ

          nơi con chim sẻ

          tha một cọng rơm

 

          buổi chiều thơm

          sè sẹ

          như một dẫn dụ nghiêng

          vỉa hè dềnh màu lá

 

          thấy một bàn tay vất vả

          che ngang chân mày

          thấy một nụ cười mím chi

          xe chở cúc họa mi chật phố

 

          ủ một cơn gió

          người về với những miền hoa

          đương khuya

          một cơn nhớ ngược...

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Thiếu nữ khoe dáng bên cúc họa mi đầu mùa

Thứ 4, 25/10/2023 | 14:36
Dù còn gần 1 tháng nữa mới đến mùa nhưng tại các cánh đồng cúc họa mi đã nở rộ thu hút rất đông các bạn trẻ đến chụp ảnh.

Cộng đồng Liên Quân Mobile ngỡ ngàng trước màn hóa thân Yena cực "ma mị"

Chủ nhật, 01/01/2023 | 07:53
Hình ảnh cosplay nữ đấu sĩ Yena đẹp tựa nữ thần với trang phục Vũ Điệu Giáng Sinh đã khiến anh em hâm mộ tựa game Liên Quân Mobile không thể rời mắt.

Siêu sao The Voice Anh mặc thiết kế áo sơ mi hoa hồng cực bảnh của NTK Trần Hùng

Thứ 2, 12/12/2022 | 13:50
Anh cho hay tất cả các thiết kế mà người nổi tiếng chọn mặc đều được hoàn thành tại Việt Nam.
Cùng tác giả

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.
Cùng chuyên mục

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.
     
Nổi bật trong ngày

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.