Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước

Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước

Thứ 7, 11/05/2013 | 07:48
0
Hàng ngày, Ý phải dậy từ 5 giờ sáng, bụng rỗng rồi đạp xe cà tàng cả chục cây số đến trường cho kịp giờ học. Khó khăn là vậy nhưng Ý vẫn đi học đều đặn, không vắng buổi nào.

Em Nguyễn Văn Ý hiện đang là học sinh lớp 10/2, trường THPT Phan Châu Trinh, trú tại tổ 9, thôn 5, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Lúc lên 2 tuổi, Ý mất ba. Mẹ một mình tần tảo nuôi 2 chị em Ý khôn lớn. Rồi người chị Ý cũng lập gia đình xa. Để có tiền nuôi Ý ăn học và trang trải cho cuộc sống hằng ngày, mẹ Ý phải đi làm thuê, làm mướn từ cắt lúa, bóc vỏ keo đến phụ hồ.

Nhưng kém may mắn thay, năm Ý lên lớp 7 mẹ cũng ra đi mãi mãi sau cơn bạo bệnh. Ý dường như suy sụp và tưởng chừng không thể đứng dậy để tiếp tục bước tiếp hoàn thành giấc mơ con chữ của mình. Nhưng rồi, nhờ những lời mẹ dặn khi còn sống đã tiếp thêm sức mạnh để em đứng lên vượt qua số phận. 

Xã hội - Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cướcCăn nhà của Ý vừa mới được cộng đồng Nguyện ước xanh vận động từ mọi nguồn xây dựng nên để Ý có chỗ trú mưa trú nắng mỗi ngày.

Không còn mẹ, Ý một thân một mình tự lo toan, gánh vác mọi công việc trong gia đình, sống chắt bóp với số tiền 180 nghìn đồng/tháng của nhà nước trợ cấp. Tưởng chừng hạnh phúc sẽ đến với Ý khi Ý biết tin chị sẽ chuyển về sống với mình. Nào ngờ đâu, Ý té ngửa khi biết rằng chị gái đã bị chồng đánh đập, bỏ về quê cùng con nhỏ đang tuổi ẵm bồng.

Bất hạnh thay, chị Ý về ở với Ý được 1 năm thì phát hiện bị căn bệnh ung thư nên không thể giúp gì được cho Ý. Chị Ý đã chạy vạy khắp nơi để kiếm tiền chữa bệnh. Do đó, ngoài buổi học, Ý còn nhận thêm nhiệm vụ chăm cháu 5 tuổi cho chị.

Khi nghe chúng tôi hỏi về Ý và những lo lắng chuyện học hành, ăn ở của đứa em mình, chị Ý đã òa khóc nức nở. Bao nỗi lo âu, buồn tủi đã dồn lắng trong lòng quá lâu giờ như có cơ hội để vỡ òa theo dòng nước mắt nghẹn ngào…

Xã hội - Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước (Hình 2).Người chị Ý đã khóc khi nghĩ về phận đời mồ côi của Ý nếu mai đây chị chẳng may mất đi.

Những người hàng xóm của Ý cho biết, ngày qua ngày, Ý phải dậy từ 5 giờ sáng, bụng rỗng rồi đạp xe cà tàng cả chục cây số đến trường cho kịp giờ học. Khó khăn là vậy nhưng Ý vẫn đi học đều đặn, không vắng buổi nào. Sáng đi học, chiều về ra đồng mò cua, bắt ốc, hái rau, thậm chí lên rừng mót từng bó củi đem xuống phố bán lấy tiền mua gạo ăn qua bữa.

Thương Ý nhà nghèo mồ côi nên tiền trường, tiền sách vở, quần áo, bà con và bạn bè hỗ trợ. Cơ cực, vất vả là vậy, nhưng Ý vẫn luôn tự nhủ với mình phải cố gắng phấu đấu, vươn lên trong học tập làm niềm tự hào cho cha mẹ ở dưới suối vàng. Không học thêm, học bớt, nhưng trong học kỳ qua Ý đã đạt học sinh khá.

Xã hội - Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước (Hình 3).Trước đây, Ý ngày phải quá giang xe, có khi lội bộ cả chục cây số đến trường mỗi ngày.

Xã hội - Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước (Hình 4).Niềm vui của Ý khi có nhà mới.

Anh Phạm Duy Khánh, chi hội trưởng Nguyện ước xanh tâm sự: “Trong số những hoàn cảnh mà Nguyện Ước Xanh đỡ đầu thì có lẽ Ý là đứa học sinh có nghị lực phi thường nhất. Vượt qua mọi nghịch cảnh gia đình, Ý đã không phụ lòng niềm tin yêu và tình cảm mà chúng tôi dành cho. Gương sáng của Ý đáng để các bạn trẻ hôm nay học tập”.

Xã hội - Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước (Hình 5).Vượt qua hoàn cảnh, Ý đã cố gắng học tập để không phụ tấm lòng của mọi người.

Với nghị lực vượt khó vươn lên, Ý đã nhận được nhiều giấy khen của lãnh đạo tỉnh, huyện, xã và nhiều học bổng chắp cánh ước mơ. Chính nhờ sự động viên kịp thời này đã tạo thêm cho Ý động lực để sống và hoàn thành ước mơ con chữ của mình.

Xã hội - Nghị lực của cậu học trò mồ côi miền sơn cước (Hình 6).

Ý đã nhận được nhiều giấy khen, học bổng vì nghị lực của mình.

Thanh Việt

Cô học trò nghèo phát minh giấy... thân thiện môi trường

Thứ 3, 16/04/2013 | 17:21
Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, em Đặng Thị Ngọc Ánh, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Tam Giang, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã sử dụng lá cây khô, lá chuối, tre... để tạo ra “giấy xanh” - một loại giấy được đánh giá là thân thiện với môi trường sống.

Ước mơ chữa bệnh cho mẹ của cậu học trò trường chuyên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Cha vừa mất vì điện giật, mẹ lại mang căn bệnh nan y, bốn anh em Tú đang chật vật với cuộc sống phía trước.

Cô học trò dân tộc Brâu học giỏi nổi tiếng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Cô bé người dân tộc thiểu số 12 tuổi Nàng Trinh (lớp 5, trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) luôn trở thành một học sinh giỏi, đạt nhiều giải thưởng cao.