Người Cor xứ Quảng đón “Tết Bác Hồ”

Người Cor xứ Quảng đón “Tết Bác Hồ”

Thứ 7, 25/01/2020 | 06:30
0
Ngoài cái Tết Ngã rạ, cộng đồng người Cor xứ Quảng hòa cùng 53 dân tộc anh em đón Tết cổ truyền. Cái Tết mà trong thẳm sâu tâm hồn, họ gọi bằng một cái tên vô cùng đặc biệt - “Tết Bác Hồ”.

Từ Tết Ngã rạ…

Thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nép mình bên đại ngàn hùng vĩ. Nơi đây là chốn dừng chân cư ngụ bao đời nay của cộng đồng người Cor trên hành trình “di dân” từ Trà My (tỉnh Quảng Nam) sang. Theo tập quán truyền đời, người Cor thường ăn Tết Ngã rạ (Càzim) vào khoảng tháng Mười âm lịch hằng năm.

Theo các cao niên, Ngã rạ của người Cor ban đầu là một nghi thức tạ ơn đất trời sau vụ mùa bội thu. Khi gia đình cuối cùng trong buôn, trong nóc đưa lúa lên chòi cũng là lúc già làng quyết định cả làng ăn Tết. Về sau, những phần hội vui chơi được bổ sung vào khiến Tết Ngã rạ càng thêm đặc sắc.

Tin nhanh - Người Cor xứ Quảng đón “Tết Bác Hồ”

Không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Cor xứ Quảng.

Già Trụ Văn Hải (70 tuổi) – người uy tín bậc nhất làng bật mí rằng, đây là ngày đặc biệt của dân tộc Cor nhằm gìn giữ bản sắc. Ngoài việc tạ ơn, nghi thức cúng Tết Ngã rạ là để cầu an, mong muốn người thân trong gia đình, bà con không đau ốm, cầu lộc, cầu cho người dân có đời sống khá giả hơn.

Tết Ngã rạ của người Cor bắt đầu từ rất sớm. Khi mặt trời vừa lấp ló ở chân núi, dân làng đã lên rẫy rước thần Lúa về để tiến hành nghi lễ tại nhà sàn tập thể. Mọi người quây quần bên mâm cỗ để nghe các già làng tạ ơn tổ tiên, tạ ơn thần Lúa đã ban phúc cho dân làng được mùa lúa rẫy, no ấm.

“Phần lễ này do các cao niên uy tín đảm nhiệm. Sau khi làm lễ ở nhà sàn lớn, người Cor cũng tổ chức lễ cúng ở mỗi gia đình nhằm xua đi những điều xui rủi của mùa rẫy cũ, gửi gắm niềm tin vào mùa mới may mắn, mạnh khỏe, làm ăn phát đạt vàc ầu cho hồn lúa ở mãi cùng gia đình...”, già Hải chia sẻ.

Sau lễ cúng ở từng nhà, người dân lại tề tịu đông đủ về lại nhà sàn lớn của làng. Dưới cây Nêu lớn, các hoạt động văn nghệ biểu diễn đậm nét của đồng bào Cor diễn ra, như kéo co, đấu chiêng, nấu bánh mũi tên được diễn ra sôi nổi, hào hứng.

Nhưng có lẽ, phần các cặp đôi trai gái trong làng thì giã gạo dưới chân nhà sàn khiến nhiều người chú ý nhất. Những cô gái, chàng trai Cor trong bộ trang phục truyền thống duyên dáng xinh đẹp của núi rừng tay trong tay giã chày giã cối liên hồi. Vừa tình tứ, vừa hân hoan. Xung quanh, đông đảo người xem không ngớt vỗ tay tán thưởng...

Tin nhanh - Người Cor xứ Quảng đón “Tết Bác Hồ” (Hình 2).

Bánh mũi tên – sản phẩm nức tiếng của người Cor.

Đến “Tết Bác Hồ”

Màn đêm buông xuống, đồng bào Cor nắm tay nhau tạo thành vòng tròn quanh đống lửa để nhảy, giao lưu trình diễn nghệ thuật hát múa cồng. Cái se lạnh đất trời trong thời khắc chuyển giao cũ mới bỗng chốc trở nên đầm ấm, vui tươi.

Bên bếp lửa bập bùng nơi góc nhà sàn, già Hải mời chúng tôi thử món rượu cần thơm nồng của người Cor xứ Quảng. Cơm lúa rẫy mới nức vị ngọt của núi rừng kèm món bánh mũi tên bùi ngùi mang hương sắc bản địa. Tiếng chúc tụng, lời yêu thương hòa cùng tiếng khèn vang vọng giữa đại ngàn.

Câu chuyện ngày Tết mỗi lúc một rôm rả hơn. Theo già Hải, năm nay, làng Bình An có nhiều đổi mới. Một cái Tết cổ truyền mới hứa hẹn cũng vì thế mà khang trang hơn, đầm ấm hơn.

Cái đổi mới mà già Hải nói đến là nhà sàn của làng vừa xây mới hơn tỷ đồng. Cái mới đó còn là việc chính quyền huyện Bình Sơn đưa ngôi làng với nhiều nét văn hóa độc đáo nơi đại ngàn này vào diện phát triển du lịch. Nữa là màu xanh tranh bích họa vừa được phủ lên mái nhà rêu phong nơi đây. “Chính quyền cho vẽ tranh bích họa lên cái mái nhà, bờ tường. Các bức tranh đều thể hiện nét văn hóa của làng. Từ cồng chiêng đến không gian sinh hoạt bản địa. Ngôi làng vì thế mà xinh đẹp hơn, mộng mơ hơn. Mỗi ngày khách du lịch cứ về làng tham quan, học hỏi văn hóa người Cor. Cuộc sống cứ thế hòa nhập, đổi thay”, già Hải nói.

Bí thư Đảng ủy xã Bình An Nguyễn Văn Vinh kể rằng, sự đổi thay hòa nhập ấy là cả chặng đường dài. Vốn xưa, người Cor chỉ ăn Tết theo tập tục của mình, tức Tết Ngã rạ ở trên. Về sau cuộc sống hòa nhập, người Cor bắt đầu ăn thêm một cái Tết nữa. Cái Tết cổ truyền. Trải mấy mươi năm, nếp ăn Tết cổ truyền cứ thế đã trở thành nét đẹp đồng bào nơi đây. Hòa chung sắc thắm 53 dân tộc anh em khác, nét độc đáo Tết cổ truyền người Cor làm nên bức tranh muôn màu. Với người Cor, Tết cổ truyền trong mắt họ mang một cái tên thật đẹp – “Tết Bác Hồ”.

Ông Trụ Văn Rí cùng con cháu đang tập trung quét dọn, chỉnh trang nhà cửa chuẩn bị ăn Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Do còn tất bật với nương rẫy nên mỗi ngày, ông Rí cùng con cháu còn phát dọn, làm sạch cỏ quanh nhà cũng như dẹp dọn trong nhà.

Phần quan trọng nhất trong công tác chỉnh trang nhà cửa ấy có lẽ lau dọn bàn thờ. Trên bàn thờ người Cor luôn có tấm ảnh Bác Hồ ở vị trí trang nghiêm nhất. Tâm khảm người Cor luôn mãi nhớ về Bác Hồ. Từ khi có Đảng, có Bác Hồ, cuộc sống người Cor bớt khổ, bớt cực, lúa thóc đầy teo, nhà cửa ổn định.

“Tết cổ truyền người Cor  tay bắt, mặt mừng, đi chúc tụng nhau cùng hướng tới tương lai năm mới tốt đẹp hơn. Tuy ăn Tết cổ truyền giống với người Kinh như làm bánh tết, rước ông bà về cùng ăn Tết, tiễn ông bà đi sau ba ngày Tết,... nhưng trong nghi lễ cúng, người Cor vẫn đưa những nét tập quán riêng về tâm linh của dân tộc mình”, ông Rí nói.

Cái riêng, cái nét độc đáo thì rất nhiều. Như trước đây, hầu hết người Cor không dám đến nơi chôn cất người thân quá cố. Họ gọi những nơi chôn cất này là những khu “rừng ma”. Trong tâm thức, người Cor vô cùng sợ “rừng ma”. Nhưng rồi, khi hòa nhập, họ nhận ra những điều tốt đẹp ở việc chăm lo cho phần mộ tổ tiên, người quá cố. Cứ mỗi độ Tết về, họ cùng nhau đi sửa sang phần mộ người thân. Việc này thường diễn ra trước Tết cổ truyền từ 5 - 7 ngày.

Đặc biệt nữa là, mỗi ngày, người Cor chỉ sửa sang, phát dọn làm sạch duy nhất một ngôi mộ và cứ làm liên tiếp trong những ngày sau. Người Cor rất kiêng cữ, tuyệt đối không được tu sửa nhiều ngôi mộ trong một ngày. Họ tin rằng, nếu làm như vậy sẽ gặp tai họa trong năm mới.

Đêm Giao thừa, người Cor tiến hành lễ cúng rước ông bà về ăn Tết cổ truyền. Họ chọn vật sống để cúng. Mục đích là để ông bà có con giống đang sống mang về cõi âm để nuôi thả, làm ăn. Lễ cúng cũng không có đốt nhang như người Kinh mà họ đốt một loại sáp ong rừng. Loại sáp này cháy lâu và có mùi hương đặc trưng của núi rừng. Người Cor tin rằng, mùi hương này sẽ mời gọi tổ tiên với sum vầy với con cháu trong cái Tết cổ truyền.

Nhiều nét văn hóa độc đáo

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Lý Thọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đồng bào người Cor ở xã Bình An vẫn còn lưu truyền nhiều nét văn hóa độc đáo.

“Người Cor ăn Tết Ngã rạ và Tết cổ truyền. Điểm nhấn trong những ngày Tết này ngoài sắc màu văn hóa bản địa thì luôn luôn có là màu cờ đỏ sao vàng được treo nhiều nơi. Cùng với đó, hình ảnh Bác Hồ được đặt tại vị trí trang trọng ở không gian bên trong các nhà sàn. Thời gian qua, chính quyền huyện cũng tích cực quan tâm đến đời sống văn hóa, tâm linh bà con nơi đây...”, ông Thọ chia sẻ.

Nhâm Thân

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020

Thứ 4, 15/01/2020 | 10:11
Chẳng phải ngẫu nhiên mà đỉnh Núi Bà Đen (Tây Ninh) trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng Đông Nam bộ. Ít ai biết rằng, đỉnh núi này là nơi sở hữu cả một quần thể chùa, điện, miếu, tháp linh thiêng, có lịch sử hàng trăm năm, gắn liền với nhiều điển tích kỳ bí. Đó cũng là lý do chính khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hành hương thu hút đông du khách bậc nhất cả nước mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Niềm vui trước tết của người dân sống sát dự án trạm trung chuyển xe buýt nhanh BRT

Thứ 2, 13/01/2020 | 18:54
Sau khi báo Người Đưa Tin phản ánh, chính quyền địa phương nhận thấy nguyện vọng của người dân là chính đáng nên đã điều chỉnh phương án xây dựng dự án trạm trung chuyển xe buýt nhanh BRT.

Đà Nẵng: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết và Lễ hội xuân 2020

Thứ 5, 02/01/2020 | 10:20
Dự báo dịp Tết và Xuân 2020 sắp đến, nhu cầu đi lại của người dân vẫn sẽ tăng cao dẫn đến quá tải về phương tiện tham gia giao thông và vận tải khách, tăng nguy cơ ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:25
Sáng ngày 28/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Gần 50.000 du khách đến Hạ Long trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:41
Với nhiều sự kiện hấp dẫn trong chuỗi hoạt động kích cầu du lịch, ngày đầu nghỉ lễ, Tp.Hạ Long (Quảng Ninh) đón lượng du khách cao gấp 3 lần ngày bình thường.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Người dân Hải Phòng có thể thưởng thức pháo hoa mỗi dịp cuối tuần

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND Tp.Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp mỗi tối cuối tuần tại đảo Vũ Yên.