Người giữ khư khư của cải là người tụt hậu

Người giữ khư khư của cải là người tụt hậu

Thứ 5, 07/11/2013 | 20:09
0
Việc chăm sóc con cái, bảo vệ quyền lợi của người làm, và trả một phần lợi tức cá nhân cho chính phủ (đóng thuế) là những điểm chính trong việc chi tiêu đúng cách.

Những kẻ không tuân theo các nguyên tắc này không đáng được phát đạt hơn nữa. Do đó việc hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với xã hội cũng là một phần thực hành quan trọng của người cư sĩ và việc dành một phần tài sản của mình cho xã hội biểu hiện cách thực hành này.
    
Một câu cú quan trọng trong kinh Parabhava cho ta thấy rõ hơn về sự nhấn mạnh của Đức Phật rằng tài sản cá nhân không chỉ dành cho bản thân. Khi nhắc đến những dấu hiệu tha hóa của người cư sĩ, Đức Phật nói: “Nếu một cá nhân sở hữu nhiều tài sản, vàng bạc và thực phẩm mà chỉ dùng chúng cho bản thân, thì người đó đang trên đường tụt hậu”.

Thiền++ - Người giữ khư khư của cải là người tụt hậu

Câu nói trên xác nhận việc Đức Phật không chấp nhận một người giàu có mà không quan tâm đến xã hội. Sử dụng tài sản “cho bản thân”, hàm ý chỉ việc sử dụng tài sản cho cá nhân hay cho những người thân thiết của mình. Vì người được giàu có chắc chắn là phải mang nợ xã hội mới có được sự sản, nên bắt buộc là họ phải đóng góp trở lại cho xã hội thay vì chỉ sử dụng tài sản đó riêng cho bản thân.
    
Một câu hỏi khác cần được làm rõ là bằng cách nào và đến mức độ nào người ta có quyền thỏa mãn bản thân bằng tài sản kiếm được một cách chân chính. Một số người tưởng rằng vì tài sản tạo ra bằng những phương tiện chân chính, nên họ có quyền tự do thỏa mãn bản thân. Nhưng suy nghĩ này rõ ràng đi ngược lại với những lời dạy của Đức Phật về việc sử dụng tài sản cá nhân.  
    
Đức Phật chẳng bao giờ tán đồng lý thuyết cho rằng việc thỏa mãn các lạc thú trước mắt, là mục tiêu của việc kiếm tiền. Trái lại, Đức Phật tán thán những người “tích lũy tài sản lớn, nhưng không bị đắm chìm trong đó”, trong khi những kẻ vượt quá giới hạn của việc thỏa mãn dục lạc, “sau này sẽ khổ đau do những hậu quả tai hại mà nó mang  đến”. Ý thức đến giới hạn của việc thỏa mãn dục lạc là ý thức đến mức độ mà hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc được có sức khỏe và sống lâu.  Lời khuyên của Đức Phật với vua Kosala về việc ăn uống điều độ đã xác nhận quan điểm này:
    
Vua Kosala là một người luôn tìm mọi cách để thỏa mãn dục lạc, nhất là trong vấn đề ăn uống. Ông nổi tiếng về vòng bụng quá khổ và bản tính dễ dãi, ông có quan hệ thâm giao với Đức Phật. Lần kia, sau một bữa ăn thịnh soạn, ông đến viếng thăm Đức Phật trong một trạng thái thân không bình ổn, thở hổn hển. Nhìn thấy tình trạng của vua Kosala, Đức Phật đã nói một bài kệ tán thán sự ăn uống điều độ, và Ngài cho rằng người biết ăn uống điều độ sẽ không bị thân hành và có thể tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.

Dĩ nhiên, những lời khuyên này có thể áp dụng cho bất cứ dục lạc nào. Điều cốt yếu ở đây là “mức độ vừa phải”: mức độ vừa phải là giới hạn giúp ta có được sức khỏe, thân không bịnh hoạn, tâm thư thái và được xã hội chấp nhận.

Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh (theoTỳ Kheo Tiến sĩ Basnagoda Rahula)

Bài học về Đức Phật: Biết sống trong vô thường

Thứ 2, 04/11/2013 | 13:46
Khổ đau luôn bám víu thân phận người, về vật chất như thiếu cơm ăn, áo mặc, rồi đến cái khổ vì già-bệnh-chết...

Đức Phật: 'Thành đạt là có càng nhiều của cải càng tốt'

Thứ 7, 26/10/2013 | 14:18
Quan điểm của Đức Phật về sự phát đạt, sung túc được coi là một trong những khía cạnh thường bị hiểu lầm nhất trong giáo lý của Ngài. Nhiều tác giả đã tuyên bố thẳng hay ám chỉ rằng Đức Phật không khuyến khích người cư sĩ thăng tiến và trở nên giàu có.

Chuyện vị đại đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:18
Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.

Sự phục vụ của Đức Phật cho thế gian này

Thứ 4, 09/10/2013 | 08:00
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực.

Nhìn gương Đức Phật, chăm lo muôn người

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:33
Tịch Thiên khẳng định rằng sự quyết tâm mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm sẽ làm dâng lên hạnh phúc và hân hoan trong lòng mình.

Hoàng hậu quyền uy quy ngưỡng Đức Phật

Thứ 5, 26/09/2013 | 14:54
Đức Phật Thích Ca giải thích, rằng cuộc sống và đặc điểm của cư dân ở từng nơi đều là phản ánh của những hành vi từ kiếp trước của họ. Vẻ đẹp bắt nguồn từ sự nhẫn nại và hiền lành, sự giàu có bắt nguồn từ bố thí, còn quyền lực bắt nguồn từ việc không đố kỵ với sự thành công của người khác.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Bài học về Đức Phật: Biết sống trong vô thường

Thứ 2, 04/11/2013 | 13:46
Khổ đau luôn bám víu thân phận người, về vật chất như thiếu cơm ăn, áo mặc, rồi đến cái khổ vì già-bệnh-chết...

Đức Phật: 'Thành đạt là có càng nhiều của cải càng tốt'

Thứ 7, 26/10/2013 | 14:18
Quan điểm của Đức Phật về sự phát đạt, sung túc được coi là một trong những khía cạnh thường bị hiểu lầm nhất trong giáo lý của Ngài. Nhiều tác giả đã tuyên bố thẳng hay ám chỉ rằng Đức Phật không khuyến khích người cư sĩ thăng tiến và trở nên giàu có.

Chuyện vị đại đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:18
Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.

Sự phục vụ của Đức Phật cho thế gian này

Thứ 4, 09/10/2013 | 08:00
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực.

Nhìn gương Đức Phật, chăm lo muôn người

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:33
Tịch Thiên khẳng định rằng sự quyết tâm mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh có giác cảm sẽ làm dâng lên hạnh phúc và hân hoan trong lòng mình.

Hoàng hậu quyền uy quy ngưỡng Đức Phật

Thứ 5, 26/09/2013 | 14:54
Đức Phật Thích Ca giải thích, rằng cuộc sống và đặc điểm của cư dân ở từng nơi đều là phản ánh của những hành vi từ kiếp trước của họ. Vẻ đẹp bắt nguồn từ sự nhẫn nại và hiền lành, sự giàu có bắt nguồn từ bố thí, còn quyền lực bắt nguồn từ việc không đố kỵ với sự thành công của người khác.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.