Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn kẻo

Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn kẻo "rước" ung thư, mỡ máu

Thứ 3, 30/08/2022 | 06:09
0
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trên mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, có một số bộ phận của lợn bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe.

Thịt lợn (thịt heo) là một trong những loại thịt phổ biến nhất thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Á. Thịt lợn chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và là thực phẩm cần thiết cho một chế độ ăn lành mạnh.

Theo tính toán, 100 gram thịt heo nấu chín chứa 297 calo, với các thành phần gồm nước chiếm 53%, còn lại là protein (25,7 gram), mỡ (20,8 gram) và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, có một số bộ phận của lợn mà chúng ta nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe.

Óc lợn

Nhiều người vẫn quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn về ăn nhưng thực tế óc lợn không hề có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não như lời đồn. Trái lại ăn nhiều óc lợn còn dẫn đến béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Các chỉ số thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Gan lợn

Gan lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người thường chế biến gan lợn cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, nếu thường xuyên ăn gan lợn thì bạn nên hạn chế dần vì nó hoàn toàn không phải thực phẩm tốt lành cho sức khỏe.

Thịt cổ lợn

Hàm lượng chất béo trong cổ lợn rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến cân nặng tăng nhanh chóng mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Phổi lợn

Đời sống - Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn kẻo 'rước' ung thư, mỡ máu

Heo có thói quen là rất hay hít thở sát đất nên hít vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn và vi khuẩn hằng ngày vào phế nang phổi, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng các chất độc hại.

Vì vậy, phổi heo tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, độc tố và không dễ làm sạch do cấu trúc tổ ong phức tạp của phế nang. Nếu ăn thường xuyên và không được chế biến kỹ sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng, độc tố tích tụ trong cơ thể vượt mức cho phép, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Lòng già, lòng non

Đời sống - Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn kẻo 'rước' ung thư, mỡ máu (Hình 2).

Ruột lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa. Ngoài ra, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa. Do đó đây là 2 bộ phận của lợn chúng ta không nên ăn nhiều.

Tiết lợn

Đời sống - Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn kẻo 'rước' ung thư, mỡ máu (Hình 3).

Tiết lợn là một trong số các thực phẩm giúp bổ sung sắt rất tốt. Miễn là lợn khỏe mạnh thì tiết của nó có thể sử dụng được. Tuy nhiên nếu bạn mua phải tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì đó là một vấn đề khác.

Tiết của lợn nếu nấu chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh. Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Minh Hoa (t/h)

Bộ phận của con cá còn bổ hơn phần thịt nhưng thường bị vứt bỏ

Thứ 4, 29/06/2022 | 06:09
Trên con cá có một bộ phận bổ dưỡng không thua kém gì phần thịt nhưng nhiều người không biết nên thường bỏ đi.

Những bộ phận của vịt chớ đụng đũa tránh "gặp họa"

Thứ 3, 28/07/2020 | 05:45
Thịt vịt bổ dưỡng, dễ ăn, thế nhưng dù có thèm đến mấy bạn cũng đừng ăn những bộ phận này của vịt tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những bộ phận không ăn được của cá cần loại bỏ tránh rước họa vào thân

Thứ 7, 09/05/2020 | 10:00
Cá là thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ con người. Thế nhưng, khi ăn cá cần chú ý loại bỏ những bộ phận này kẻo mang thêm bệnh vào người.

Những bộ phận nào của cá không nên ăn

Thứ 6, 19/04/2019 | 13:45
Ruột cá thường bị nhiễm ký sinh trùng, mật cá gây trúng độc, não cá tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng và thủy ngân.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.