Những điểm mới về thường trú, tạm trú có thể ảnh hưởng đến bạn

Những điểm mới về thường trú, tạm trú có thể ảnh hưởng đến bạn

Thứ 3, 15/12/2020 | 20:15
0

Luật cư trú 2020 vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua với nhiều nội dung mới quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc bỏ sổ hộ khẩu giấy trong việc quản lý cư trú, không còn điều kiện riêng khi nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương.

Chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy

Nổi bật nhất là quy định về việc thay đổi phương thức quản lý cư trú từ truyền thống thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sang quản lý bằng số hóa.

- Đối với đăng ký thường trú: Thay vì cấp sổ hộ khẩu, khi công dân đủ điều kiện để đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Đối với đăng ký tạm trú: Thay vì cấp sổ tạm trú, khi công dân đủ điều kiện để đăng ký tạm trú thì cơ quan đăng ký có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Lưu ý, kể từ ngày 1/7/2021, Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.

Không còn điều kiện riêng khi nhập khẩu Hà Nội, TP.HCM

Hiện nay, luật Cư trú năm 2006 "tách" điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và đăng ký thường trú các thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

Thứ nhất, có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Thứ hai, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.

- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột.

- Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

- Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại.

Thứ ba, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Thứ tư, trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Tuy nhiên, đến luật Cư trú năm 2020 chỉ còn một quy định thống nhất về điều kiện đăng ký thường trú.

Theo đó, công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

Ngoài ra, nếu không có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình, công dân vẫn được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau:

- Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.

- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ.

- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

Ngoài ra, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó.

- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/ người.

Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo.

- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng.

- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng.

- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

- Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do tòa án quyết định.

Như vậy, kể từ ngày 1/7/2020, người dân cả nước sẽ có chung điều kiện đăng ký thường trú, không phân biệt Hà Nội, TP.HCM… hay các tỉnh khác.

Giảm thời gian giải quyết đăng ký thường trú

Hiện nay, theo khoản 3 Điều 21 luật Cư trú năm 2006, thời hạn để cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú là 15 ngày.

Tuy nhiên, thời gian giải quyết đăng ký thường trú của công dân từ ngày 1/7/2021 (ngày luật Cư trú 2020 có hiệu lực) là 7 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú 2020 nêu rõ: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.

Vì chính thức bỏ sổ hộ khẩu nên thay vì cấp sổ hộ khẩu cho công dân khi đăng ký thường trú thì từ 1/7/2021, cơ quan có thẩm quyền chỉ phải cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu về cư trú, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin này.

Trường hợp bị xóa đăng ký thường trú, tạm trú

Theo đó, quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

Trường hợp 1, chết, có quyết định của tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.

Trường hợp 2, ra nước ngoài để định cư.

Trường hợp 3, đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 35 luật Cư trú 2020.

Trường hợp 4, vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

Trường hợp 5, đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp 6, người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp 8.

Trường hợp 7, người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyền quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhà và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp 8.

Trường hợp 8, người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó, người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.

Trường hợp 9, người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 29 Luật này, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:

Một là, chết, có quyết định của toà án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.

Hai là, đã có quyết định hủy đăng ký tạm trú (do đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của uật này).

Ba là, vắng mặt tại nơi tạm trú từ 06 tháng liên tục trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác.

Bốn là, đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Năm là, đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú.

Sáu là, người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác.

Bảy là, Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình, sau đó đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó.

Tám là, người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan đã đăng ký thường trú, tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú, tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú, tạm trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú.

Hoàng Mai

Nhập hộ khẩu cho con muộn, cha mẹ có bị phạt?

Thứ 3, 17/11/2020 | 10:10
Việc chậm làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con, cha mẹ sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính.

Khi nào sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú?

Thứ 7, 14/11/2020 | 14:21
Quốc hội đã thông qua luật Cư trú (sửa đổi) với điểm đáng chú ý là từ năm 2023, sổ hộ khẩu chính thức được bãi bỏ.

Người dân được hưởng lợi gì khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú?

Thứ 5, 05/11/2020 | 19:10
Bộ Công an cho biết, việc quản lý theo hình thức số định danh cá nhân sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ, tiết kiệm chi phí hành chính cho công dân.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Bí thư tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án giao thông trọng điểm

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:40
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố cần huy động cả hệ thống chính trị, trực tiếp là sự chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Tổ công tác giúp việc Thủ tướng về đường sắt đô thị làm việc thế nào?

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:34
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tiến độ.

Hà Nội: Tạm dừng công tác 1 Chủ tịch phường do vi phạm về đất đai

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:05
Chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội), đã bị đề xuất tạm dừng công tác do để tình hình vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng còn nhiều tồn tại.

Tây Ninh: Góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Thứ 3, 14/05/2024 | 22:04
Ngày 14/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Vì sao phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Nếu không phân loại chất thải sinh hoạt thì sẽ tăng diện tích, tăng số lượng chất thải. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Nếu không phân loại chất thải sinh hoạt thì sẽ tăng diện tích, tăng số lượng chất thải. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Hà Nội: Toàn cảnh 2 dự án do Tập đoàn Thuận An thi công

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:35
Trong 2 dự án giao thông lớn tại Hà Nội do Tập đoàn Thuận An đã triển khai thi công đến nay đã hoàn thành 1 và còn 1 đang dở dang.

Hà Nội tri ân các chuyên gia, nhà khoa học

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:12
Sáng 14/5, Tp.Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tổ công tác giúp việc Thủ tướng về đường sắt đô thị làm việc thế nào?

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:34
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tiến độ.

Hà Nội: Tạm dừng công tác 1 Chủ tịch phường do vi phạm về đất đai

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:05
Chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội), đã bị đề xuất tạm dừng công tác do để tình hình vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng còn nhiều tồn tại.