Những quốc gia có chi phí nuôi con đắt nhất thế giới

Thứ 3, 02/05/2023 | 06:00
0
Chi phí nuôi con đến 18 tuổi ở Hàn Quốc và Trung Quốc gấp nhiều lần so với GDP bình quân đầu người và cao hơn nhiều so với chi phí ở Đức, Úc, Pháp.

Theo một báo cáo mới đây, Hàn Quốc và Trung Quốc là những quốc gia có chi phí nuôi con tốn kém nhất thế giới trong bối cảnh tỉ lệ sinh ở mức đáng báo động.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dân số YuWa cho thấy, chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đến năm 18 tuổi ở Hàn Quốc cao gấp 7,79 lần so với GDP bình quân đầu người, mức cao nhất trên thế giới. Chi phí này bao gồm thực phẩm, quần áo, phương tiện đi lại, giải trí và chăm sóc sức khỏe, cũng như chi phí đi học.

Xếp sau Hàn Quốc là Trung Quốc với chi phí cao gấp 6,9 lần GDP bình quân đầu người. Con số này cao gấp 2 lần ở Đức và gấp 3 lần ở Úc và Pháp, với chi phí cao lần lượt gấp 3,64, 2,08 và 2,24 lần so với GDP bình quân đầu người. 

Trung Quốc là một trong những nơi rẻ nhất để nuôi dạy trẻ em xét về số tiền chi tiêu, nhưng đây lại là một trong những nơi đắt đỏ nhất khi so sánh với thu nhập trung bình của người lao động.

Tỉ lệ sinh đáng báo động

Cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều đang đứng trước nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do tỉ lệ sinh thấp. Hàn Quốc có một trong những quốc gia với tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới. Năm ngoái, số trẻ sơ sinh dự kiến trung bình trên một phụ nữ Hàn Quốc đã giảm xuống 0,78, thấp hơn so với 1,1 ở Trung Quốc.

Thế giới - Những quốc gia có chi phí nuôi con đắt nhất thế giới

Gánh nặng kinh tế là một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều phụ nữ Trung Quốc không muốn sinh con. Ảnh: SCMP

Báo cáo của YuWa ước tính rằng chi phí trung bình để nuôi dạy một đứa trẻ từ sơ sinh đến 17 tuổi ở Trung Quốc là 485.000 nhân dân tệ (1,65 tỷ đồng), trong khi chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đến khi tốt nghiệp đại học là khoảng 627.000 nhân dân tệ (2,13 tỷ đồng).

Trong khi đó, thu nhập trung bình của một người lao động Trung Quốc là 105.000 nhân dân tệ (356 triệu đồng)/năm vào năm 2021, theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc.

Theo một cuộc khảo sát toàn quốc của Ủy ban kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe quốc gia Trung Quốc năm 2017, 77,4% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cho biết “áp lực kinh tế nặng nề” là một trong những lý do hàng đầu khiến họ không muốn có thêm con, bên cạnh các lý do như “cảm thấy quá già” hoặc “không có người chăm sóc con”.

Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã tìm cách khuyến khích tỉ lệ sinh trong những năm gần đây. Năm 2022, dân số Trung Quốc đã giảm 850.000 người xuống chỉ còn hơn 1,41 tỷ người.

Trung Quốc đón 9,56 triệu trẻ sơ sinh trong năm 2022, con số thấp nhất trong lịch sử hiện đại và lần đầu tiên con số này ở mức dưới 10 triệu. 

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, Ấn Độ sắp vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với gần 1,43 tỷ người.

Chênh lệch thành thị - nông thôn

Có một sự chênh lệch đáng kể trong chi phí nuôi con ở khu vực thành thị và nông thông Trung Quốc. Chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ đến 17 tuổi ở các thành phố Trung Quốc là 630.000 nhân dân tệ (2,14 tỷ đồng), cao gấp đôi so với vùng nông thôn.

Chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ ở Bắc Kinh và Thượng Hải lần lượt là 969.000 nhân dân tệ (3,29 tỷ đồng) và 1.026.000 nhân dân tệ (3,5 tỷ đồng), trong khi chi phí cho các gia đình ở Tây Tạng chỉ ở mức 293.000 nhân dân tệ (995 triệu đồng).

Để giúp việc nuôi dạy trẻ em trở nên hợp lý hơn, các chính sách giảm chi phí sinh đẻ cho các gia đình trong độ tuổi sinh đẻ cần được đưa ra ở cấp quốc gia, theo Viện Nghiên cứu Dân số YuWa.

“Các biện pháp cụ thể bao gồm trợ cấp tiền mặt và thuế, trợ cấp mua nhà, xây dựng thêm nhà trẻ, cung cấp chế độ nghỉ thai sản bình đẳng giới, giới thiệu bảo mẫu nước ngoài, thúc đẩy phong cách làm việc linh hoạt, đảm bảo quyền sinh sản của phụ nữ độc thân, cho phép sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản và cải cách tuyển sinh đại học, thi cử và hệ thống trường học”, YuWa đề xuất.

Thế giới - Những quốc gia có chi phí nuôi con đắt nhất thế giới (Hình 2).

Trẻ con vui chơi ở một công viên ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ đến 17 tuổi ở các thành phố Trung Quốc cao gấp 2 lần so với vùng nông thôn. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, theo đề xuất của tổ chức tài chính Jefferies, Trung Quốc nên đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc trẻ em.

Chính phủ Trung Quốc đã công bố trong kế hoạch 5 năm nhằm tăng số lượng trường mẫu giáo dành cho trẻ em dưới 3 tuổi. “Chúng tôi hiểu rằng chính phủ Trung Quốc đang tìm cách cung cấp các dịch vụ này, đồng thời điều chỉnh giá của các dịch vụ tư nhân”, Jefferies cho biết.

Hiện tại, có 42 triệu trẻ em dưới 3 tuổi ở Trung Quốc. Cha mẹ của 1/3 trong số này muốn gửi con đến các trường mẫu giáo, nhưng chỉ có 5,5% trong số họ có khả năng lo chi phí cho con đi học, báo cáo của Jefferies cho thấy.  

Theo nghiên cứu của Jefferies, người dân Trung Quốc phải chi hơn 1,7 tỷ đồng để nuôi một đứa trẻ đến 18 tuổi và  hơn 500 triệu đồng để cho con học đại học.

Nguyễn Tuyết (Theo SCMP, thethaiger.com, engoo.com)

Đàn ông Hàn Quốc chốn công sở kinh hãi nhất điều gì, muốn tránh mà không được?

Thứ 4, 15/02/2023 | 00:23
Đây là văn hóa công sở đã tồn tại từ lâu và khiến nhiều người bị ám ảnh.

Hàng triệu đàn ông Trung Quốc chấp nhận ở rể dù khổ sở trăm bề, lý do gây bất ngờ

Thứ 7, 18/02/2023 | 04:55
Nhiều đàn ông Trung Quốc chấp nhận cuộc sống ở rể nhưng đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với nhiều nỗi khổ mấy ai thấu.

Dân số Trung Quốc sắp bị Ấn Độ vượt mặt

Thứ 6, 04/10/2013 | 09:54
Dân số của thế giới sẽ tăng lên mức 9,7 tỷ người vào năm 2050 so với con số 7,1 tỷ người hiện tại và Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất hành tinh, một nghiên cứu của Pháp dự báo.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Nghị quyết ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ của Nga không được thông qua

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:22
Nga đề xuất dự thảo này, sau khi phủ quyết một nghị quyết do Mỹ soạn thảo trong tháng vừa rồi với nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ.

Reuters: Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC) đề nghị bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu, lãnh đạo Hamas

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:16
Trong ngày thứ Hai, một công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã cho biết ông đã đệ đơn yêu cầu đưa ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Bộ quốc phòng dưới quyền Thủ tướng này và ba lãnh đạo Hamas với các cáo buộc về tội ác chiến tranh.

Slovakia tiết lộ kế hoạch mua hơn 100 xe tăng chiến đấu chủ lực

Thứ 3, 21/05/2024 | 16:59
Bộ Quốc phòng Slovakia vẫn chưa quyết định loại xe tăng nào sẽ mua, nhưng đang cân nhắc các đề xuất từ các đơn vị trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Tổng thống Kazakhstan tái khẳng định Nga là đồng minh quan trọng

Thứ 3, 21/05/2024 | 11:35
“Nga là đối tác chiến lược và đồng minh quan trọng của chúng tôi… Trong mối quan hệ của chúng tôi với nhà nước Nga, chúng tôi đặc biệt dựa vào điều đó”.

Đêm 20/5, Nga triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí chiến lược của Ukraine

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:30
Nga đã thực hiện các cuộc tấn công vào miền nam Odessa, phía đông Kharkiv và một số vị trí do Kiev kiểm soát ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng).
     
Nổi bật trong ngày

Đêm 20/5, Nga triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí chiến lược của Ukraine

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:30
Nga đã thực hiện các cuộc tấn công vào miền nam Odessa, phía đông Kharkiv và một số vị trí do Kiev kiểm soát ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng).

Slovakia tiết lộ kế hoạch mua hơn 100 xe tăng chiến đấu chủ lực

Thứ 3, 21/05/2024 | 16:59
Bộ Quốc phòng Slovakia vẫn chưa quyết định loại xe tăng nào sẽ mua, nhưng đang cân nhắc các đề xuất từ các đơn vị trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Reuters: Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC) đề nghị bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu, lãnh đạo Hamas

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:16
Trong ngày thứ Hai, một công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã cho biết ông đã đệ đơn yêu cầu đưa ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Bộ quốc phòng dưới quyền Thủ tướng này và ba lãnh đạo Hamas với các cáo buộc về tội ác chiến tranh.

Ukraine nói Wagner đang bảo vệ nhiên liệu chuyển từ Belarus sang Nga

Thứ 3, 21/05/2024 | 06:00
Sản lượng nhiên liệu máy bay phản lực gia tăng tại các nhà máy lọc dầu Belarus và nhiên liệu này đang được vận chuyển tới Nga bằng đường sắt, phía Ukraine cho hay.

Nghị quyết ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ của Nga không được thông qua

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:22
Nga đề xuất dự thảo này, sau khi phủ quyết một nghị quyết do Mỹ soạn thảo trong tháng vừa rồi với nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ.