Nữ tình báo và người chú rể 'mất tích' 8.000 ngày sau đêm tân hôn

Nữ tình báo và người chú rể 'mất tích' 8.000 ngày sau đêm tân hôn

Thứ 5, 17/10/2013 | 17:33
0
Hai mươi mấy năm trời đằng đẵng, đi gần nửa cuộc đời từ lúc phơi phới tuổi xuân đến lúc mái đầu hai thứ tóc, bà vẫn cứ chờ. Ngày toàn thắng một mình bà "thân gái dặm trường" vượt gần hai ngàn cây số chỉ để được một lần nhìn thấy "chú rể" của cuộc đời mình...

Đám cưới không... chú rể

Ngày đó, làng Mai Xá (xã Gio Mai, huyện Gio Linh) vẫn còn nghèo lắm, đã thế địch còn ngày đêm trút hàng tấn bom đạn xuống mảnh đất này. Nhưng không phải vì thế mà tinh thần cách mạng của người dân nơi đây nguội lạnh, ngược lại nhà nhà, người người hồ hởi tham gia kháng chiến, góp sức mình cho mảnh đất quê hương. Ở cái thuở lên 10, ban ngày cô "nhóc" làng Mai - Trương Thị Ba (SN 1936) cùng đám bạn đồng trang lứa tụ tập chơi xung quanh nơi địch đồn trú, lợi dụng sơ hở của bọn lính "ăn cắp" lựu đạn về cho bộ đội. Đêm xuống lại lăng xăng theo sau mấy anh chị trong chi đoàn thanh niên cứu quốc tập tành văn nghệ, biểu diễn phục vụ nhân dân, bộ đội.

Lớn hơn một chút, bà Ba là một trong những người thanh niên đầu tiên đứng vào hàng ngũ liên đội thanh niên xung phong của xã, sau đó được điều động sang làm việc cho Cục Tình báo Trung ương. Hăng say công tác rồi bà Ba yêu anh bộ đội cùng làng lúc nào chẳng hay. "Cái anh chàng (ông Trương Quang Giao, SN 1935, cùng ngụ xã Gio Mai - PV) có cái răng khểnh vui đáo để, lúc nào gặp mình cũng nheo mắt làm duyên" - bà Ba nhớ lại. Tình yêu của họ rất đỗi tự nhiên, thắm nồng qua từng đêm sinh hoạt văn nghệ quân dân. Trái tim tuổi đôi mươi cùng chung nhịp đập, hai người thề non hẹn biển chờ ngày chiến thắng sẽ nên duyên vợ chồng.

Nhưng chưa kịp xây mộng uyên ương đôi lứa đã phải chia ly. Đêm 10/7/1954, ông Trương Quang Giao nhận được lệnh tập kết ra Bắc, thì ngay sáng hôm sau đã phải lên đường. Bà Ba kể: "Mình cứ đinh ninh là tập kết ra Bắc một thời gian ông sẽ trở về, thế nhưng mình cũng không ngờ ngày ấy lại xa đến thế...". Không lâu sau, sông Bến Hải chia tách làm đôi. Ông tập kết bờ Bắc, bà nằm vùng chiến đấu ở bờ Nam nhưng trái tim họ luôn thổn thức hướng về với nhau. Nhiều lần bà được lệnh của cơ quan Tình báo Trung ương bí mật ra Bắc, nơi bà ở cách đơn vị người yêu có mấy bước chân, nhưng do yêu cầu đảm bảo bí mật công tác bà Ba không thể gặp được ông Giao.

Xã hội - Nữ tình báo và người chú rể 'mất tích' 8.000 ngày sau đêm tân hôn

Cuộc sống thường nhật của bà Trương Thị Ba.

Hoạt động trong vùng địch chiếm đóng, lại đóng vai một "o nông dân" nhan sắc, nên bà Ba không thể tránh khỏi sự "nhòm ngó" của bọn sĩ quan nguỵ. Vì thế, bà Ba quyết định trình lên tổ chức cho bà làm đám cưới với ông Trương Quang Giao để yên tâm công tác. Được sự đồng ý của cấp trên, cuối năm 1955, một đám cưới bí mật đã được tiến hành ngay bên bờ sông Bến Hải. Đó là một đám cưới rất lạ! Một đám cưới không có chú rể. Bà Ba bồi hồi nhớ lại: "Đó là thời khắc tôi không thể nào quên trong suốt cuộc đời, xúng xính trong tà áo dài cô dâu nhưng bên cạnh không phải là chú rể,  mà dắt tay tôi đi cảm ơn họ hàng, bạn bè lại là... các thủ trưởng của tôi. Cưới xong cũng không yên, lính nguỵ vẫn buông lời tán tỉnh, thậm chí còn bắt tôi viết đơn ly dị với ông nhà để gửi ra Bắc. Tôi một mực cự tuyệt, sau đó thoát ly lên rừng tiếp tục chiến đấu. Nhưng cũng từ đó, tôi mất liên lạc với ông ấy...".

Hành trình "tìm lại" chú rể

Cuối năm 1955, chiến sự ngày càng ác liệt, bà Ba mất liên lạc hoàn toàn với ông Trương Quang Giao. Biết bao tấm phong thư được gửi đi nhưng không một bức nào đến tay người nhận. Chiến tranh loạn lạc không biết người bạn đời còn sống hay đã chết, nhưng trái tim bà vẫn cháy bỏng niềm tin mãnh liệt vào ngày gia đình đoàn tụ. Những năm sau đó, bà Trương Thị Ba được thuyên chuyển về Huyện uỷ Gio Linh công tác, dù được  không ít người mai mối, cũng như nhiều người để ý nhưng bà vẫn giữ ý định chờ ông Giao về.

Sau biết bao ngày chờ đợi, ước muốn một lần nhìn thấy mặt nhau của hai người cũng được đền đáp. Nhưng chỉ khác là thay vì gặp trực tiếp thì họ lại gặp nhau qua... màn ảnh nhỏ. Nguyên là vào năm 1973, Chủ tịch Cu Ba, ông Phidel Castrol có chuyến thăm hữu nghị Việt Nam anh em. Quảng Trị là một trong những điểm dừng chân của vị Chủ tịch đáng kính và bà Trương Thị Ba là người được phân công dẫn đoàn tham quan đồi 41 (Tân Lâm - PV). Những thước phim tư liệu về cuộc viếng thăm này được đưa đi chiếu cho bộ đội chiến sĩ ở tiền tuyến xem. Đầu năm 1974, đoàn chiếu phim đến chiến trường Campuchia và cho dù chỉ lướt qua vài giây thôi nhưng ông Giao nhận ra ngay người vợ thân yêu của mình. Ông "mừng hơn bắt được vàng", không đợi xem hết bộ phim, lập tức chạy về phòng biên thư về cho vợ.

Nhưng hai tháng sau giải phóng, ông vẫn không về. Không những thế, "tấm phong thư"- niềm hy vọng duy nhất của hai người cũng không được đưa đến mỗi ngày đầu tuần nữa. "Mỗi lần thấy bóng dáng người đưa thư vút qua cánh cổng cơ quan là tôi chạy như bay ra đón, nuôi hy vọng nhận được tin ông ấy, nhưng rồi lại hụt hẫng bấy nhiêu khi không thấy thư mình", mắt bà Ba đỏ hoe khi nhớ lại thời khắc ấy: "Tôi lo lắm, lòng như lửa đốt, suốt ngày cứ ra ra vào vào tự vấn lòng mình rằng anh ấy đã hi sinh hay anh đang hạnh phúc bên gia đình mới".

Cuối cùng bà Ba quyết định đề đạt lên cấp trên xin nghỉ phép nửa tháng để vào Nam tìm chồng. Chuyến xe đò đưa bà Ba hướng vào Nam khi đất nước vừa hòa bình gần hai tháng đầy rẫy những hiểm nguy. Manh mối duy nhất trong tay "cô gái trẻ" chỉ là địa chỉ hòm thư "Quân khu 8, K 650". Bước chân xuống Sài Gòn, bà tìm đến Ban quân quản rồi Trung ương Cục miền Trung dò hỏi thì chỉ được cung cấp một thông tin mù mờ rằng đơn vị này đóng ở Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang). Không một phút chậm trễ, bà ra bến xe Miền Tây đón xe về Mỹ Tho, vào tới Quân khu 8 có người cho biết đơn vị này đang đóng ở huyện Cai Lậy cách đó 50km nhưng khi về tới Cai Lậy thì không một cơ quan nào biết về K 650.

Thất vọng nhưng không đành lòng trở về mà chưa gặp được chồng, bà trở ngược lại ban chỉ huy Quân khu 8 và trên chuyến xe lam bà may mắn gặp hai cán bộ đang công tác tại đơn vị K 650. Hỏi han một hồi thì hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên má người cựu nhân viên tình báo, khi được biết Thiếu úy, Chính trị viên tiểu đoàn Trương Quang Giao đang công tác tại đơn vị đóng tại huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang). Về đến nơi, hai người đồng đội của ông Giao, người xách hành lí, người "chạy như bay" vào thông báo tin mừng. Giây phút mặt chạm mặt, lặng nhìn vào mắt nhau, rồi ông ôm chầm lấy bà, nhấc bổng bà lên trong niềm hạnh phúc vỡ oà của hai vợ chồng sau hai mươi mấy năm xa cách. 

Sau đó, ông Giao được tạo điều kiện chuyển về công tác tại trường Đảng huyện Gio Linh để đoàn tụ với gia đình. Ông bà đã có với nhau 3 người con. Minh chứng cho tình yêu mãnh liệt, không gì ngăn cản nổi của mình, ông bà đã đặt tên con lần lượt là Thủy, Chung, Trung. "Nghiệm lại tất cả, tôi thấy mình đã có một tình yêu thật trọn vẹn. Có người nói số tôi truân chuyên nhưng tôi không nghĩ vậy, bởi tình yêu như hoa hồng, ai sợ chảy máu thì nào hái được..." - Bà Ba trải lòngn                                     

Phương Hưng

Nghe chiến sĩ tình báo kể chuyện dùng “vũ khí” tình thương

Thứ 6, 06/09/2013 | 18:01
Đối với ông, sống là phải cống hiến. Thời tuổi trẻ, ông hiến dâng mình cho cách mạng. Khi hòa bình, tấm lòng của ông vẫn nguyện làm người lính thời bình, để đấu tranh giành giật mỗi con người ra khỏi "cái chết trắng".

Nữ sinh báo chí 'dấn thân' tác nghiệp và cạm bẫy

Thứ 4, 15/05/2013 | 09:12
Nhiều nữ sinh báo chí đi làm thêm đã phải trải qua những giây phút nguy hiểm, những lần bị gạ tình… mà mỗi lần nhắc lại, họ vẫn chưa hết bàng hoàng.

Tình báo Mỹ phát hiện bí mật quân sự Trung Quốc

Thứ 6, 01/03/2013 | 09:00
Các cơ quan tình báo Mỹ gần đây phát hiện quân đội Trung Quốc đang di chuyển tên lửa đạn đạo đến gần bờ biển phía nam nước này. Đây là địa điểm gần với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hoạt động di chuyển tên lửa nói trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Tokyo đang “căng như dây đàn” vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông. Vì thế, Mỹ nghi ngờ động thái của Trung Quốc là nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Nhật.

Chiến sĩ tình báo bán bánh mì

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
Ông là thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một nhân chứng sống tiêu biểu cho một tinh thần thép, ý chí thép của người chiến sĩ hoạt động tình báo trong lòng địch.

“Kẻ đào tẩu” nắm vận mệnh hàng trăm điệp viên tình báo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Suốt 12 năm liền, điệp viên này đánh cắp hàng nghìn tài liệu tuyệt mật từ kho lưu trữ, nhét chúng vào đế giày nhằm qua mặt đội ngũ bảo vệ để mang về nhà.

Nghe chiến sĩ tình báo kể chuyện dùng “vũ khí” tình thương

Thứ 6, 06/09/2013 | 18:01
Đối với ông, sống là phải cống hiến. Thời tuổi trẻ, ông hiến dâng mình cho cách mạng. Khi hòa bình, tấm lòng của ông vẫn nguyện làm người lính thời bình, để đấu tranh giành giật mỗi con người ra khỏi "cái chết trắng".

Nữ sinh báo chí 'dấn thân' tác nghiệp và cạm bẫy

Thứ 4, 15/05/2013 | 09:12
Nhiều nữ sinh báo chí đi làm thêm đã phải trải qua những giây phút nguy hiểm, những lần bị gạ tình… mà mỗi lần nhắc lại, họ vẫn chưa hết bàng hoàng.

Tình báo Mỹ phát hiện bí mật quân sự Trung Quốc

Thứ 6, 01/03/2013 | 09:00
Các cơ quan tình báo Mỹ gần đây phát hiện quân đội Trung Quốc đang di chuyển tên lửa đạn đạo đến gần bờ biển phía nam nước này. Đây là địa điểm gần với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hoạt động di chuyển tên lửa nói trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Tokyo đang “căng như dây đàn” vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông. Vì thế, Mỹ nghi ngờ động thái của Trung Quốc là nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Nhật.

Chiến sĩ tình báo bán bánh mì

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
Ông là thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một nhân chứng sống tiêu biểu cho một tinh thần thép, ý chí thép của người chiến sĩ hoạt động tình báo trong lòng địch.

“Kẻ đào tẩu” nắm vận mệnh hàng trăm điệp viên tình báo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Suốt 12 năm liền, điệp viên này đánh cắp hàng nghìn tài liệu tuyệt mật từ kho lưu trữ, nhét chúng vào đế giày nhằm qua mặt đội ngũ bảo vệ để mang về nhà.