Tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu 'xã hội đen'

Tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu 'xã hội đen'

Thứ 5, 09/05/2013 | 11:20
0
Thời gian qua, Cục Cảnh sát Hình sự (C45) liên tiếp triệt phá các băng nhóm giang hồ lộng hành tại một số địa phương.

Điều đó khiến dư luận không ít người đặt dấu hỏi về sự "làm ngơ" của chính quyền cơ sở? Để có cái nhìn toàn diện và đấu tranh triệt để với loại tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu "xã hội đen", PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với đại tá Hồ Sỹ Tiến - cục trưởng C45 xung quanh vấn đề này.

Không để tội phạm thiết lập “trật tự ngầm”

Thưa Cục trưởng, sau hàng loạt những vụ phá các băng nhóm giang hồ trong thời gian gần đây, theo ông, nguyên nhân nào khiến các băng nhóm này gia tăng?        

Xuất phát từ tình hình kinh tế suy thoái, rất nhiều người vay nợ theo kiểu "tín dụng đen" nhưng không trả được, nhiều người buôn bán thua lỗ, thất nghiệp đâm ra chán nản, có người chọn cách vùi đầu vào cờ bạc, thua rất nhiều tiền...

Chính vì thế, dịch vụ "cho vay lãi cao" hoạt động rất phức tạp. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp cho vay nặng lãi nhưng cơ quan chức năng lại không xử lý hình sự được vì ranh giới giữa cho vay bình thường và cho vay nặng lãi là rất khó xác định. Thậm chí, kể cả trường hợp vay lãi bình thường nhưng nhiều con nợ chây ì, không trả, khi người cho vay nhờ đến cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật lại không giải quyết triệt để, dẫn đến hình thành các "đội quân" chuyên đi đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn để giải quyết những vấn đề ngoài pháp luật diễn ra rất phức tạp.

Thứ hai, tình trạng bảo kê bến bãi, đặc biệt là các bến xe lớn, liên tỉnh, các tuyến đường thủy, các bãi khai thác cát, sỏi trái phép cũng khiến giang hồ có "đất sống". Thậm chí có doanh nghiệp được cấp phép khai thác nhưng vẫn phải thuê các băng nhóm bảo kê để "thiết lập trật tự ngầm" trong các bãi khai thác. Trong khi đó, các vụ việc do các băng nhóm gây nên thì một số địa phương điều tra chưa triệt để, xử lý chưa nghiêm nên các đối tượng càng lộng hành, coi thường pháp luật. Vụ Tú "khỉ", Tý "điên" trước khi bị bộ Công an bắt đã gây ra mấy vụ gây thương tích, chém nhau nhưng xử lý chưa nghiêm nên chúng càng lộng hành.

Pháp luật - Tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu 'xã hội đen'

Đại tá Hồ Sỹ Tiến.

Trong khi các băng nhóm lộng hành ngang nhiên, người dân đều biết nhưng chính quyền địa phương nói không biết thông tin gì về các băng nhóm thì có phải chịu trách nhiệm không?

Nếu địa phương bảo không biết mà để các băng nhóm lộng hành, sau này các cơ quan chức năng khác, các đơn vị địa phương khác triệt phá băng nhóm trên địa bàn đó thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Anh là người gần dân nhất, anh phải nắm được!

Đặc biệt, nhiều người dân cho rằng đã làm đơn tố cáo nhưng không được chính quyền địa phương giải quyết?

Trên thực tế, qua phá một số băng nhóm trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng nhận được phản ánh của người dân là có gửi đơn lên chính quyền địa phương nhưng chính quyền địa phương giải quyết chưa kịp thời hoặc không giải quyết dẫn đến họ phải khiếu kiện vượt cấp. Như vậy, nếu đơn vị nào nhận đơn tố giác mà không giải quyết triệt để, khi các đơn vị chức năng khác phá băng nhóm tội phạm lộng hàng trên địa phương mình thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm.

Vậy, C45 có điều tra xem "cánh tay nào nới lỏng" cho các băng nhóm lộng hành không, thưa ông?

Tất nhiên trong quá trình điều tra, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phát hiện các tồn tại, sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, đấu tranh phòng ngừa để kiến nghị các giải pháp khắc phục. Khi khắc phục được những điều đó thì các băng nhóm tội phạm không có điều kiện để hoạt động.

5 phương án “tác chiến”

Theo Đại tá, trong bối cảnh hiện nay, để đấu tranh với loại tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu "xã hội đen" thì cần có những biện pháp gì?

C45 đã tham mưu cho lãnh đạo bộ Công an chỉ đạo các địa phương tăng cường rà soát, lên danh sách các băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, có dấu hiệu hoạt động hoặc đang hoạt động trên địa bàn để có phương án đấu tranh. Ngoài ra, cần tăng cường quản lý các đối tượng trọng điểm cầm đầu băng nhóm, đối tượng tù tha.

Thứ hai, tăng cường công tác tuần tra vũ trang như Tổ 141 của công an Hà Nội và công tác tuần tra nhân dân để kịp thời ngăn chặn các băng nhóm côn đồ càn quấy, tội phạm đường phố như gây rối trật tự công cộng, mang vũ khí trái phép, hàng cấm, cướp giật, băng nhóm trộm cắp tài sản...

Thứ ba, phát động toàn dân tham gia tố giác tội phạm. Khi các địa phương nhận được đơn tố cáo thì phải giải quyết triệt để, chứ không thể "đánh bùn sang ao".

Thứ tư, phát hiện, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân. Chính vì những mâu thuẫn ban đầu chưa được giải quyết thỏa đáng nên nhiều người đã chọn cách thuê các đối tượng đâm chém, đòi nợ cho mình... Chúng ta cần nêu cao hơn nữa công tác quản lý hành chính, vai trò của cảnh sát khu vực, nắm rõ nhân khẩu trong địa bàn của mình quản lý. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện để kịp thời thu hồi giấy phép những cơ sở làm ăn phi pháp, tránh các băng nhóm tụ tập tại đây để hoạt động phi pháp.

Thứ năm, đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài thì cần trao đổi thông tin, hợp tác với các nước.

Đối với các vụ án đã được phá thì phải xử lý thật nghiêm, thậm chí, nhiều vụ án cần xử điểm, xử lưu động để mang tính răn đe.

Cuối cùng, cần nghiên cứu sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự như tội lạm dụng tín nhiệm, nhiều khi ranh giới giữa dân sự và hình sự không rõ ràng. Tội cố ý gây thương tích không nên quy định xử lý bằng tỷ lệ thương tật mà cần xử lý về hành vi và không khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nhiều trường hợp các đối tượng uy hiếp, ép bị hại phải rút đơn tố cáo, cơ quan điều tra không xử lý được... Có như vậy mới mang tính răn đe, nếu không sẽ "nhờn thuốc".

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi  này!          

Nguyễn Hường (thực hiện)

Trấn áp tội phạm: Cứ ra quân là bị lộ!

Thứ 5, 18/04/2013 | 11:39
Đánh giá cao những kết quả đạt được trong đợt cao điểm trấn áp tội phạm, song lãnh đạo Công an TPHCM thẳng thắn thừa nhận có những vụ việc nhân dân đều biết nhưng công an lại không biết.

Sự thật mong manh vụ 'tội phạm tố công an nhận hối lộ'

Thứ 4, 24/04/2013 | 15:05
Hai thẩm phán trong phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất đã bỏ phiếu “chống” lại lời buộc tội của VKS. Liệu trong lần xử thứ 2, TAND TP Hà Nội có thuận theo cáo trạng với những chứng cứ buộc tội là lời khai không đối chứng?.
Cùng chuyên mục

Án tù cho trùm giang hồ Thảo "lụi” chỉ đạo con trai huy động đàn em gây án

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:31
Xuất phát từ mâu thuẫn về việc đập phá nhà cửa và đánh người làm thuê, bị cáo Thảo đã đồng ý để Nguyễn Thanh Hào gọi đàn em gây rối trật tự công cộng.

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Nạo vét, tuồn cát ra ngoài tỉnh: Chủ tịch Bình Định chỉ đạo kiểm tra

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:53
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn kiểm tra, xử lý vụ việc Người Đưa Tin phản ánh.

Tp.HCM cảnh báo chiêu lừa dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:31
Bên cạnh lưu ý người dân cảnh giác với các chiêu lừa đảo vào dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an Tp.HCM sẽ huy động 100% lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát.

An Giang: Khởi tố 2 cán bộ VPĐKĐĐ chi nhánh Long Xuyên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:02
Cả 2 bị can là cán bộ VPĐKĐĐ chi nhánh Long Xuyên cùng bị khởi tố để điều tra cùng về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.