Phóng sinh và… sát sinh

Phóng sinh và… sát sinh

Văn Công Hùng
Thứ 2, 28/08/2023 | 07:00
15
Cách chúng ta phóng sinh hiện nay, như kiểu nghĩ một đằng làm một nẻo. Muốn làm điều tốt nhưng lại hóa ra làm điều ác, là sát sinh chứ không phải phóng sinh.

Sáng qua, ngủ dậy, một bạn gửi cho tôi cái ảnh. Trong ảnh là hàng loạt lồng chim xếp lớp phía trước, dưới nắng, phía sau các vị sư đang hành lễ. Ảnh chỉ tới thế, không biết tới bao giờ thì hàng ngàn con chim ấy được phóng sinh.

Nước ta lâu nay có tục phóng sinh. Người ta đi mua chim (và một số loài vật khác, nhưng chủ yếu là chim) về phóng sinh. Hồn nhiên như một mỹ tục, hỉ hả vì vừa làm được việc tốt.

Người ta đã hiểu sai về phóng sinh, và người ta đã làm điều ác, tới mấy lần ác, hồn nhiên vô tư ác.

Phóng sinh đúng nghĩa là cứu vật, là thấy những con vật bị nguy khốn, sắp chết, vô tình vướng vào đâu đấy không ra được, cá nhảy lên bờ, chim mắc dây, chó rơi xuống nước... thì cứu chúng, thả chúng về với thiên nhiên. Nếu chúng bị thương thì chữa chạy rồi mới thả...

Đằng này, giờ con người có “công nghệ phóng sinh chuyên nghiệp”. Có những người đi bắt chim chuyên nghiệp. Chim đang tự do thế, tìm mọi cách bắt về, bán cho người có nhu cầu phóng sinh. Nếu có ý thức phóng sinh thật thì người mua ấy ngay lập tức thả chúng ra, dù biết, với “công nghệ phục vụ phóng sinh” như hiện nay có thể chúng lại bị bắt lại ngay, nhưng những người muốn phóng sinh ấy lại muốn hoành tráng, muốn có thần phật chứng giám, nên bèn mang tới chùa nhờ nhà chùa làm lễ rồi mới phóng. Chưa kể có người còn... đặt trước những người đi bẫy chim, ngày ấy, giờ ấy bán cho từng ấy chim để... phóng sinh.

Đa chiều - Phóng sinh và… sát sinh

Dịp rằm tháng 7, nhiều người mua chim về để phóng sinh.

Ngoài những con chim bị bắt rồi “phóng sinh” ấy, thì còn rất nhiều chim con chết theo, chắc chắn thế, bởi trong số chim bị bắt bị bẫy ấy thế nào chả có những con chim mẹ đang đi kiếm mồi nuôi con. Không được ăn chắc chắn chim con sẽ chết. Và, có người còn cho tôi biết, trong những cái lồng nhốt chim để phóng sinh kia, có cả chim con.

Chưa hết, vì phải đặt chim, gom chim để thả nên chim bị nhốt lâu ngày, rồi còn mang tới chùa, làm lễ rình rang, những con chim được phóng sinh ấy, đa phần là đã rất yếu. Có con chết trong lồng, đa phần thả ra là loạng choạng, có về tự nhiên cũng không sống nổi ở môi trường khốc liệt ấy.

Nên những con voi Buôn Đôn, voi và thú ở thảo cầm viên mà thả lại về tự nhiên là hầu như không thể, bởi chúng đã quen môi trường “được” nuôi nhốt, thả ra tự nhiên, nếu không chết vì không tự kiếm ăn được, thì cũng chết vì bị đối thủ ăn thịt. Cuộc chiến sinh tồn trong tự nhiên hết sức khốc liệt, con này làm mồi cho con kia, là thức ăn của con kia, cứ thế mà... tồn tại.

Và như thế, với cách phóng sinh như thế, nó hết sức vô lý, hết sức vô nghĩa, hết sức hình thức, hết sức ác tâm, tàn nhẫn... chứ chả là điều tốt điều thiện gì cả.

Từ bao giờ dân ta quen với cái ác như thế?

Báo TT trích lời TS. Nguyễn Tiến Cường (Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội): “Theo nghiên cứu của chúng tôi, việc săn bắt chim tự nhiên để phóng sinh cũng gây tác hại với hệ sinh thái không kém việc săn bắt chim để làm đồ ăn.

Thứ nhất, những cá thể chim đang tự do bị bắt nhốt vào lồng, được nuôi nhốt trong điều kiện kém (thức ăn không hợp, phải sống chen chúc...) cộng với tinh thần hoảng loạn, đa số sẽ ốm yếu và chết.

Nếu thời gian nuôi nhốt dài, kể cả số chim khỏe mạnh khi được thả ra cũng bị suy giảm đề kháng, mất quán tính bay và kiếm mồi, kết quả cũng vẫn là chết. Chưa kể, trong số rất nhiều chim bị bắt đang trong thời kỳ nuôi con, chim non mất mẹ, không được mớm mồi sẽ chết”.

Phóng sinh hiện tại, tôi thấy nó cũng tương tự như kiểu nói một đằng làm một nẻo.

Phóng sinh gì mà có hẳn cả một... dây chuyền, từ người đi săn, bẫy, bắt, tới người mua về trữ, tới người mua để phóng sinh, tới cả hình thức làm lễ...

Tôi hình dung sắp rằm tháng 7, một bà chủ béo tốt nào đấy bấm điện thoại: A lô, chuẩn bị cho chị 500 con chim để rằm chị phóng sinh lấy may nhé. Thế là bộ máy bắt chim hoạt động, lớn bùi bé mềm bắt hết, nhốt đấy, đúng ngày tới giao đủ, hai bên cùng hỉ hả vì đều đạt được mục đích. Trong khi mục đích chính là phóng sinh thì không phóng cũng chả sinh.

Đa chiều - Phóng sinh và… sát sinh (Hình 2).

Phóng sinh không đúng cách cá còn sống được không?

Cũng như thế là tục thả cá ngày hai ba tháng chạp. Những con cá bị bắt hoặc được nuôi sẵn được rao bán. Người ta mua về thả. Đứng từ trên cao ném xuống, thậm chí để nguyên trong bao nilon và... thả. Cá đang sống bình thường bị bắt để thả lại đã buồn cười, nhưng cá nuôi trong ao hồ, được chăm bẵm hàng ngày, giờ thả ra tự nhiên liệu nó có sống nổi không, có biết cách chạy trốn loài cá ăn thịt khác không, có biết kiếm ăn không... hình như chưa thấy ai nghiên cứu?

Cách chúng ta phóng sinh hiện nay, như kiểu nghĩ một đằng làm một nẻo. Muốn làm điều tốt nhưng lại hóa ra làm điều ác, là sát sinh chứ không phải phóng sinh. Chưa kể, rất nhiều chim phóng sinh, cá ông Táo vừa thả ra đã có người đón sẵn, công khai, bắt ngay trước mặt người phóng sinh rồi... quay vòng.

Người phóng sinh biết rõ điều ấy nhưng vẫn... hoan hỉ phóng sinh.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Còn nỗi nhục nào hơn?

Thứ 2, 17/07/2023 | 07:00
Những người trước tòa hôm nay, ngoài tình đồng loại, mà lẽ ra họ phải có, đương nhiên có, họ còn có nghĩa vụ phục vụ nhân dân của họ, vì họ hưởng lương để làm việc ấy. Họ đa phần là lãnh đạo, họ còn phải có trách nhiệm, với nhân dân và Tổ quốc của mình.

Chuyện chiêng và làng Tây Nguyên

Thứ 6, 30/06/2023 | 07:00
Giờ, cái làng vẫn luôn được coi là Kon Tum nhất ấy, nó thành một góc phố hết sức chật chội đông đúc và lộn xộn.

Điện những ngày này

Thứ 4, 07/06/2023 | 07:00
Đúng là những ngày này, đi đâu cũng đều nghe dân tình bàn đến... điện.

Khi nghệ sĩ khóc

Thứ 2, 10/04/2023 | 07:00
Thi thoảng báo chí và dân mạng lại xôn xao chuyện nghệ sĩ... khóc.
Cùng tác giả

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.
Cùng chuyên mục

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...