Phụ cấp thâm niên của công chức từ năm 2020 thay đổi thế nào?

Phụ cấp thâm niên của công chức từ năm 2020 thay đổi thế nào?

Chủ nhật, 16/02/2020 | 07:06
3
Công chức, viên chức được hưởng nhiều khoản phụ cấp, ngoài mức lương thực tế, trong đó có phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, từ năm 2020, khoản thu nhập này sẽ có nhiều thay đổi.
Chính sách - Phụ cấp thâm niên của công chức từ năm 2020 thay đổi thế nào?

Phụ cấp thâm niên của công chức từ năm 2020 thay đổi thế nào?. (Ảnh minh họa)

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của công chức

Theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP phụ cấp thâm niên nghề là một trong những khoản phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc theo công việc. Do đó, không phải mọi ngạch công chức đều được hưởng loại phụ cấp này.

Căn cứ khoản trên, phụ cấp thâm niên nghề chỉ áp dụng với các đối tượng sau:

- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc Công an nhân dân

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu

- Công chức hải quan

Tuy nhiên, đến Nghị định số 76 năm 2009, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung quy định này. Theo đó, mở rộng các đối tượng được hưởng loại phụ cấp này gồm: Công chức được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh chuyên ngành như kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.

Như vậy, theo quy định hiện hành, công chức hải quan, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm được hưởng phụ cấp thâm niên.

Cũng tại Nghị định 204, mức phụ cấp thâm niên được tính căn cứ vào thời gian 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục. Và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 04/2009.

Theo đó, thời gian làm việc để tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng thời gian:

- Làm việc được xếp lương theo một trong cách ngạch hoặc chức danh chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm và kiểm tra Đảng.

- Được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an và cơ yếu nếu có.

- Đi nghĩa vụ quân sự mà trước đó đang được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Trong đó, nếu thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà gián đoạn thì được cộng dồn.

Đồng thời, những khoảng thời gian sau sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề gồm:

- Thời gian tập sự

- Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị

- Thời gian làm các công việc được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh không thuộc các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề

- Thời gian làm việc trong quân đội, công an và cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…

Như vậy, công chức sau khi làm việc liên tục đủ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian này có thể được cộng dồn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

2 thay đổi liên quan đến phụ cấp thâm niên từ năm 2020

Theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW, một trong những nội dung cải cách chính sách tiền lương là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và với giáo viên nói riêng.

Cụ thể hóa quy định này tại Nghị quyết 27, Điều 76 Luật Giáo dụ‌c 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 cũng đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên.

Theo đó, từ ngày 1/7/2020, giáo viên sẽ được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp. Được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP thì phụ cấp đặc thù được áp dụng đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghề nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Theo quy định trên, từ ngày 1/7/2020, giáo viên sẽ mất một khoản thu nhập do phụ cấp thâm niên không còn nữa.

Cũng theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, năm 2021 sẽ có những cải cách mạnh mẽ về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là bãi bỏ cách tính lương như hiện nay (hệ số x mức lương cơ sở), thay vào đó là 5 bảng lương mới với số tiền cụ thể, tương ứng với từng chức danh và vị trí việc làm.

Cụ thể:

- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Không chỉ thế, các khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng có nhiều thay đổi. Hàng loạt các khoản phụ cấp bị bãi bỏ, trong đó có phụ cấp thâm niên.

Nghị quyết nêu, chỉ còn 3 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên, gồm:

- Quân đội

- Công an

- Cơ yếu.

Như vậy, ngoài 3 đối tượng trên, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang được hưởng phụ cấp thâm niên, sẽ không còn được hưởng khoản phụ cấp này kể từ năm 2021.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27, ngoài bãi bỏ phụ cấp thâm niên, còn có một số khoản phụ cấp khác được bãi bỏ: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; Phụ cấp công vụ; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Hoàng Mai

Năm 2020, lương giáo viên tiểu học sẽ có những điểm mới nào?

Thứ 7, 15/02/2020 | 07:00
Tại Điều 76 của Luật Giáo dục 2019 quy định về tiền lương của giáo viên như sau: Giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp. Đồng thời, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Công chức vi phạm trong xử lý vi phạm hành chính có thể bị buộc thôi việc

Thứ 6, 14/02/2020 | 19:00
Theo đó, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.

Cách tính tiền trợ cấp giáo viên nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên

Thứ 6, 14/02/2020 | 06:30
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2020/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. 
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Đề xuất phạt tới 50 triệu nếu lập hội, nhóm trên mạng vu khống người khác

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:00
Ngày 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?

Đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:05
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.
     
Nổi bật trong ngày

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Các trường hợp người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được cấp "sổ đỏ"

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:36
Quy định “các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” là điểm mới của Luật Đất đai 2024.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.