Quy hoạch treo, dự án treo: Treo đến khi nào?

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 30/05/2022 | 15:17
1
Luật Đất đai hiện tại không nêu rõ dự án treo, quy hoạch treo trong thời gian bao lâu sẽ bị hủy, đây là một nội dung gây bức xúc trong nhân dân.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành sáng 30/5, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) cho rằng, quy hoạch là công cụ để các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa mục tiêu phát triển và phân bổ các nguồn lực; sắp xếp không gian phát triển nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là căn cứ để xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các dự án đầu tư.

Quy hoạch phải đi trước một bước, sát với thực tế, khả thi, phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu vực, của lĩnh vực cần quy hoạch và tiềm năng quốc gia.

Tuy nhiên, theo đại biểu, sau hơn 3 năm thực hiện triển khai Luật Quy hoạch, qua giám sát đánh giá thì những nội dung được quy định trong Luật Quy hoạch chưa thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, chưa tạo điều kiện cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí còn có mặt kìm hãm sự phát triển vì chưa thu hút, phát huy các nguồn lực.

Tiêu điểm - Quy hoạch treo, dự án treo: Treo đến khi nào?

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông kiến nghị có chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy hoạch đã đề ra.

Thống nhất với nội dung Báo cáo của Quốc hội về kết quả giám sát của Đoàn giám sát tối cao, nhất là những nội dung đánh giá về những mặt đạt được, những mặt chưa được, đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá thật cụ thể những tác động tiêu cực đối với những tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực cho đến nay, nhất là vấn đề thu hút đầu tư.

“Một thực tế là công tác quy hoạch triển khai rất chậm. Theo như báo cáo, hiện tại chỉ có 7/111 quy hoạch được phê duyệt. Như một số đại biểu đã nêu, chưa có quy hoạch thì biết đầu tư ở đâu. Như vậy, có phải chúng ta chưa phát huy hết các nguồn lực xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm cụ thể thuộc về ai?”, đại biểu đoàn Bình Thuận nêu câu hỏi.

Thêm một vấn đề được đại biểu Thông nêu ra đó là vấn đề quy hoạch treo, dự án treo. Theo ông, quy hoạch treo là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền quy hoạch trong kế hoạch sử dụng đất cho một hay nhiều mục đích khác nhau, đã công bố và sẽ thu hồi đất nhưng không thực hiện đúng tiến độ kế hoạch.

“Luật Đất đai hiện tại không nêu rõ dự án treo, quy hoạch treo trong thời gian bao lâu sẽ bị hủy, đây là một nội dung gây bức xúc trong nhân dân và nhất là người dân nằm trong vùng dự án treo, quy hoạch treo. Vấn đề này vừa gây lãng phí nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực đất đai và các nguồn lực khác, vừa giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền”, đại biểu Thông nhấn mạnh.

Từ đó, vị đại biểu kiến nghị Chính phủ cần ban hành các quy định cụ thể về thời gian 3 năm hoặc 5 năm nếu không thực hiện thì các quy hoạch treo, dự án treo sẽ hết hiệu lực và có chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy hoạch đã đề ra.

Không thể để tình trạng loạn quy hoạch

Trong khi đó, là đại biểu trực tiếp nghiên cứu, thảo luận và tham gia biểu quyết ban hành Luật Quy hoạch năm 2017, ĐBQH Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) cho rằng đây là một chuyên đề giám sát mang tính thời sự rất cao.

Nữ đại biểu đặt ra câu hỏi: “Vấn đề đặt ra là tại sao việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực còn chậm và còn nhiều vướng mắc? Hay nói cách khác tại sao công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch lại chậm và có nhiều vướng mắc như vậy?”.

Từ đó, đại biểu cho rằng không trả lời được câu hỏi này thì mọi giải đáp đều không căn cơ, đều nửa vời, thậm chí có thể phát sinh thêm những vướng mắc mới.

“Chúng ta đều thống nhất rằng, đối với công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch là đúng đắn và rất cần thiết, khách quan, không thể để tình trạng loạn quy hoạch. Vấn đề ở chỗ, đổi mới công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch theo phương pháp luận khoa học nào, đổi mới trên kinh nghiệm thực tiễn nào và đổi mới theo cơ sở pháp lý nào?”, đại biểu Xuân nói.

Tiêu điểm - Quy hoạch treo, dự án treo: Treo đến khi nào? (Hình 2).

Đại biểu Xuân đặt câu hỏi: "Tại sao công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch lại chậm và có nhiều vướng mắc?". 

Từ đó, đại biểu đề nghị Chính phủ nên tiếp tục nghiên cứu vấn đề này ở cả 3 cấp độ: Về lý luận, phương pháp luận khoa học, thực tiễn và pháp lý để có những luận cứ đề xuất sửa đổi Luật Quy hoạch một cách khoa học, đầy đủ và phù hợp với thực tiễn.

Đặt vấn đề tại sao công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch lại chậm và có nhiều vướng mắc như vậy, đại biểu bày tỏ băn khoăn, với tư cách là công trình nghiên cứu khoa học, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và nội dung nghiên cứu lập quy hoạch 2017 mang tính tích hợp này là gì? 

Bên cạnh đó, phương tiện nghiên cứu, kết quả và sản phẩm nghiên cứu sẽ thể hiện ra sao? Liệu có thể tích hợp các dữ liệu trong các đối tượng quy hoạch? Việc thực hiện lập quy hoạch tích hợp được thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nào trên thế giới và Việt Nam đã có tổ chức nào công bố quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về quy trình, quy phạm, loại quy hoạch tích hợp theo Luật Quy hoạch chưa? 

Liệu Chính phủ có nên xây dựng và công bố quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho quy hoạch theo Luật Quy hoạch hay không? Nguồn nhân lực để lập các loại quy hoạch này? Đã có trường nào đào tạo chuyên môn về quy hoạch tích hợp?

Đại biểu nhấn mạnh, đây là vấn đề lớn về mặt khoa học, đề nghị Chính phủ cần có lời giải tường minh cụ thể. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu và tiến tới sửa đổi Luật Quy hoạch và các luật có liên quan càng sớm càng tốt để công tác quy hoạch được triển khai tốt nhất.

Vì sao dẫn đến "sốt ảo", đầu cơ, thao túng thị trường đất đai?

Thứ 2, 30/05/2022 | 13:50
Theo ĐBQH Lê Thanh Hoàn, việc thực hiện công bố, công khai thông tin quy hoạch chưa thực sự được coi trọng, dẫn đến nhiễu loạn thông tin, gây bất ổn thị trường.

Có quy hoạch mới được phê duyệt nhưng đã bộc lộ bất cập

Thứ 2, 30/05/2022 | 11:21
Theo kết quả giám sát tối cao, trong tổng số 111 quy hoạch được lập theo quy định của Luật Quy hoạch có 110/111 quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ.

Thực hiện quy hoạch còn chồng chéo, vướng mắc

Chủ nhật, 29/05/2022 | 10:24
Qua giám sát, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch còn một số cơ quan, đơn vị thực hiện quy hoạch còn chồng chéo.

ĐBQH Trần Văn Khải : Tiền kiểm phim phổ biến trên mạng là bất khả thi

Thứ 4, 25/05/2022 | 18:30
Với không gian mạng mênh mông, không biên giới như hiện nay, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, việc hậu kiểm phim trên mạng là hợp lý còn tiền kiểm là bất khả thi.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.
     
Nổi bật trong ngày

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.