SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Dạy học sinh cứ thấy vàng là lấy?

SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Dạy học sinh cứ thấy vàng là lấy?

Thứ 6, 06/08/2021 | 09:37
6
Phụ huynh và các chuyên gia đang đặt dấu hỏi về các tiêu chí khoa học, giáo dục, thực tiễn... trong sách Tiếng Việt lớp 2 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Các tiêu chí: khoa học, giáo dục, thực tiễn....của SGK thì có lẽ tiêu chí giáo dục phải đặt lên hàng đầu. Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ gì lên tờ giấy trắng, sẽ định hình trong các em trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên, sách Tiếng Việt lớp 2 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” lại có những nội dung dạy cho trẻ rất lạ, bỏ qua tiêu chí này.

Dạy học sinh cứ thấy vàng là lấy?

Tập 1, trang 17-18, bài 3: “Niềm vui của Bi và Bống” kể chuyện 2 anh em Bi và Bống nhìn thấy cầu vồng. Bi bảo em: “Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy.” Bống hưởng ứng: “Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp”. Bi cũng không chịu kém, nghĩ ngay đến chuyện mua sắm cho mình: “Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.” Câu chuyện này dạy trẻ con mơ ước viển vông hay dạy trẻ lòng tham? Chẳng lẽ cứ thấy vàng là có thể lấy, mua sắm đủ thứ cho mình, mà không cần biết vàng đó của ai?

Chưa hiểu khái niệm tiền, đã hiểu khái niệm và gía trị vàng. Và biết giá trị vàng, nên hai bé Bi và Bống đã biết mua những tài sản có giá trị ...cho riêng mình. Chi tiết này phi logic và phản giáo dục ở chỗ, dạy trẻ sự tận hưởng vật dụng đồ vật có giá trị...mà xuất xứ không phải của mình. Có rất nhiều câu chuyện hay, có cách kể hấp dẫn, giàu tính giáo dục và phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, tại sao tác giả không chọn cho các em học?

Giáo dục - SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Dạy học sinh cứ thấy vàng là lấy?

SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam dạy học sinh cứ thấy vàng là lấy?

Dạy học sinh an phận?

Tập 1, trang 96, nghe kể chuyện: “Chúng mình là bạn”. Câu chuyện tóm tắt như sau: Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi thân với nhau. Chúng thường kể cho nhau nghe những điều mỗi con đã trải qua. Một hôm, chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay. Kết quả là sơn ca suýt chết đuối, nai vàng ngã đau điếng, còn ếch ộp thì suýt chết đói trong rừng. Từ câu chuyện này, SGK đặt hỏi: “Ếch ộp, sơn ca và nai vàng đã rút ra được bài học gì?” Phải chăng bài học ở đây là “mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có những khả năng riêng”, người ta không thể thay đổi môi trường sống, vượt lên số phận (như hướng dẫn trong sách giáo viên)?

Nếu vậy thì làm sao có thể khuyến khích con người chế ra các phương tiện lặn xuống nước, bay lên trời và sáng tạo ra biết bao điều kỳ diệu? Thực tế, giáo viên sẽ trả lời như thế nào khi bao tấm gương đã thay đổi số phận vì họ đã dám nghĩ dám làm những điều tưởng như khó khăn, không thể?

Dạy học sinh tham ăn, láu cá

Tập 1, trang 74, bài tập “Ăn gì trước?”: “Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước? Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ. Anh: - Tại sao vậy? Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa. Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?”.

Nội dung phản cảm, lại còn dạy học sinh tham ăn, láu cá. Chẳng lẽ khi đưa bài học vào SGK, tác giả lại không còn sự lựa chọn nào khác?

Giáo dục - SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Dạy học sinh cứ thấy vàng là lấy? (Hình 2).

 

Định kiến về giới

Trên thực tế hiện nay mỗi gia đình không có sự phân vai, việc bếp núc, cơ khí...không dành riêng cho giới nào. Chính sự quan tâm chia sẻ gánh vác công việc trong gia đình và ngoài xã hội đã khiến những tổ ấm gia đình thêm bền chắc. Tuy nhiên, kiểu mặc định như bài ở trang 128, tập 1 khiến người đọc bất ngờ: “Mẹ may chiếc áo mới / Lại thêu một bông hoa / Anh cu Phương rất khoái / Khen: Mẹ giỏi hơn ba! / Khi ô tô hỏng máy / Mẹ chẳng sửa được cho / Ba nối dây cót lại / Xe chạy liền ro ro…”.

Trang 128, tập 1: Tranh vẽ mẹ nấu cơm, bà rửa rau, còn bố thì chữa quạt, ông chăm cây hoa. Trang 129, tập 1: Tranh vẽ mẹ rửa bát, bố trồng cây con.

Lựa chọn bài và cách minh học như trên khiến nhiều người nghĩ rằng sự “phân vai” này là “mặc định” giữa nam và nữ trong công việc. Sự định kiến về giới, dù vô tình, cũng là điều cẩn trọng, cân nhắc khi chọn tác phẩm cho học sinh học.

Loại bỏ huyền thoại Con Rồng cháu Tiên?

Bài 27 ( Tập 2, trang 119-120), với “Chuyện quả bầu”, thì theo câu chuyện, ngày xưa, có hai vợ chồng nọ thoát chết sau một trận lụt rất lớn. Người vợ sinh ra một quả bầu. Một hôm, đi làm nương về, họ nghe tiếng lao xao trong quả bầu, vội lấy que dùi quả bầu thì từ trong quả bầu có những người nhỏ bé bước ra. “Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay”. Dĩ nhiên là SGK có thể dạy những câu chuyện khác nhau về nguồn gốc dân tộc. Nhưng trong một bài học duy nhất ở lớp 2 về quê hương đất nước như bài “Việt Nam quê hương em” mà không dạy truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thì liệu có “kết nối được tri thức” với Giỗ Tổ Hùng Vương, với hai tiếng thiêng liêng “đồng bào” không?

Lựa chọn bài không nổi bật, nếu sau này các em không tự học, tự đọc thêm, thì chuyện con Rồng cháu Tiên sẽ xa lạ với các em – đó là điều thật đáng tiếc. Các em sẽ ngơ ngác, lạ lẫm ngay với cả những huyền tích, lịch sử văn hóa đáng tự hào của tổ tiên, dân tộc. Có lẽ tác giả SGK chưa nghĩ đến tình huống này.

Xem thêm: SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bao giờ hết “sạn”?

(Còn nữa)

Thảo Linh

SGK nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bao giờ hết “sạn”?

Thứ 5, 05/08/2021 | 19:20
Hai tập Tiếng Việt lớp 2 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” vừa phát hành, nhiều phụ huynh và giáo viên đã thất vọng, bởi lại có rất nhiều "hạt sạn" không đáng có.

Khởi tố 3 cán bộ QLTT trong đường dây sản xuất, buôn bán SGK giả

Thứ 7, 24/07/2021 | 10:28
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố 3 cán bộ của cục QLTT Hà Nội để điều tra về những sai phạm liên quan vụ án sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả.

Chọn SGK mới: Không thể gạt bỏ tiếng nói của giáo viên

Thứ 6, 16/04/2021 | 10:03
Việc lựa chọn sách ở mỗi địa phương cần lắng nghe những đánh giá, tôn trọng đề xuất từ các cơ sở giáo dục.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.

Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký thi vào lớp 10 công lập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:09
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2024-2025.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...