Sống ảo và tin ảo

Sống ảo và tin ảo

Hoài Nam
Thứ 7, 02/09/2023 | 08:26
2
Từ khi mạng xã hội trở nên phổ biến thì từ “sống ảo” cũng xuất hiện và đàng hoàng đi vào ngôn ngữ đời sống thông dụng. Như một nghiễm nhiên.

Tôi không biết đã có cuốn từ điển tiếng Việt nào cập nhật từ “sống ảo” hay chưa? Nhiều khả năng là chưa, nên nghĩa của từ “sống ảo” hiện nay không rõ ràng cho lắm.

Sống ảo” chỉ đơn giản là con người trình hiện hình ảnh cá nhân, bày tỏ quan điểm, thái độ hoặc tình cảm của mình trong thế giới ảo, tức cái thế giới được định hình bằng các nguyên tắc của internet và các dịch vụ của nhà cung cấp mạng xã hội, và chỉ thế thôi?

Hay “sống ảo”, một cách cụ thể hơn, là ở trong không gian mạng, người ta có xu hướng hoặc sở thích tự biểu hiện mình bằng những hình ảnh không thật, không đúng, không khớp với hình ảnh về mình như là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” ngoài không gian mạng?

Nghĩa thứ hai có vẻ chắc chắn hơn. Ví như, khi “chị em”  rao lên rủ nhau đi “sống ảo”, thì hãy tin rằng họ sẽ kéo nhau đến một địa điểm đẹp đẽ thú vị nào đó để chụp ảnh.

Và những bức ảnh ấy, sau một hồi tuyển lựa và nhuận sắc bằng đủ các app điều chỉnh sáng tối, đậm nhạt, dài ngắn, vuông tròn... sẽ được đem “cúng phây”, công khai hình ảnh đã qua quy trình xào nấu chế biến trên mạng xã hội.

Để làm gì?

Để nhận được những lời khen của các “bạn phây”, rằng mình xinh đẹp, trẻ trung, rạng ngời, cuốn hút, “thần thái” v.v... và quan trọng hơn, để tự mình cũng phải nhận thấy rằng, không hồ nghi gì nữa, quả thật mình xinh đẹp, trẻ trung, rạng ngời, cuốn hút, “thần thái” v.v...

Quan điểm - Sống ảo và tin ảo

Giới trẻ ngồi giữa đường tàu phố Phùng Hưng để chụp ảnh..."sống ảo" .

Có một tâm lý học rất phức tạp ở đây, của việc pha trộn giữa sự thực hiện trò chơi và sự phỉnh phờ chính mình của đương sự. Nó phức tạp đến nỗi tôi sẽ phải bỏ qua phân tích để khẳng định ngay rằng: gọi là “sống ảo”, nhưng đây hoàn toàn là sống thực, thậm chí còn thực hơn cả những gì thực nhất.

Bởi vì, cũng như Roger Garaudy từng xác tín một “chủ nghĩa hiện thực không bờ bến”, mạng xã hội không hề là thế giới ảo hay thực tại ảo, mà nó chính là thế giới này, thực tại này, nhờ công nghệ số, đã được mở rộng thêm hay nối dài ra, để ở đó, mỗi cá nhân có thêm cơ hội được sắm những vai mới, được thể hiện mình bằng những hình ảnh khác, khác với hình ảnh của mình ở thế giới cũ, thực tại cũ.

Về cơ bản thì ở đây, những hình ảnh đã được sửa sang theo hướng “mỹ hóa” ấy phản ánh những gì thuộc về não trạng tinh thần của đương sự: niềm tin hoặc mơ ước. Tin rằng mình đã và đang xinh đẹp như thế, hoặc mơ ước rằng mình sẽ trở nên xinh đẹp như thế. Và một lần nữa, lại Roger Garaudy với “chủ nghĩa hiện thực không bờ bến”: niềm tin và ước mơ, có gì đâu, cũng chính là một phần của hiện thực.

Sống ảo” không chỉ được nhận biết ở hành động chụp ảnh, đăng ảnh, khoe xinh khoe đẹp của nhiều “phây thủ” trong giới chị em phụ nữ, mà dường như nó hiện diện khắp nơi trong thế giới mạng xã hội, với chủ thể thuộc về tất cả các giới tính và các giới xã hội.

Người ta có thể khoe sự giàu có, xa hoa, sành điệu, khoe tri thức rộng, khoe địa vị cao, khoe cả những mối quan hệ ở hàng... thiên đỉnh. Khoe theo cách quá lên so với những gì thực có ở ngoài không gian gian mạng.

Như thế gọi là “ảo” (mặc dù nó vẫn là một phương diện của hiện thực, như đã phân tích). Về cơ bản thì - cho dẫu đôi khi vì khoe quá, “ảo” quá mà đương sự phải hứng chịu sự ganh ghét đố kỵ của nhiều “ảo nhân” khác - điều này vô hại.

Có chăng là, đôi khi vì “sống ảo” mà người ta khiến nảy sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười.

Ví như có những đôi trẻ, hoặc thậm chí có những đôi không còn trẻ lắm, vì cảm nhau mến nhau quá đỗi qua các hình ảnh “sống ảo” trên mạng xã hội nên quyết định offline, gặp mặt trực tiếp. Dĩ nhiên là người ta sẽ bất ngờ, sau đó là thất vọng, vì cứ ngỡ gặp giai nhân Mạnh Lệ Quân ai dè hứng ngay phải bà Chung Vô Diệm.

Biết làm thế nào bây giờ? Thôi thì trăm sự cứ đổ riệt cho “thằng phây” lừa đảo. Nhưng thật ra, là do “thằng người sống ảo” cả đấy. Sống ảo và tin ảo.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Những vụ lao lý lãng xẹt

Thứ 6, 01/09/2023 | 07:00
Tôi cứ nghĩ nhiều tới những vụ lao lý lãng xẹt như thế. Xách xe ra khỏi nhà vẫn là đứa trẻ ngoan ngoãn hiền lành, con mình mà. Lát sau tin báo về, bị khống chế, bị bắt... vì tông cảnh sát giao thông, vì gây tai nạn.

Mùa Vu Lan, nghĩ về lạm dụng sự hy sinh

Thứ 5, 31/08/2023 | 08:14
Thực tế, sự hy sinh của cha mẹ thường rất hay bị các bậc con cái thời nay lạm dụng. Lạm dụng một cách hồn nhiên vô tư.
Cùng tác giả

Năm năm trong một sử người tuyệt đẹp

Thứ 4, 03/04/2024 | 09:41
Với tác phẩm “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, những chỗ mờ hoặc sự thiếu khuyết đã được nhà văn giải quyết theo cách riêng của văn chương.

Nhân ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam

Chủ nhật, 31/03/2024 | 07:00
Phải thừa nhận một thực tế rằng trong đa số trường hợp, tổ chức ra mắt sách thường chính là người bỏ tiền để in cuốn sách.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.

“Tuyệt không dấu vết”, một sự chơi của viết

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Tác phẩm “Tuyệt không dấu vết” của Nguyễn Việt Hà, tôi đã viết trong một tiểu luận có tính cách tổng kết tiểu thuyết của năm: “Cuốn tiểu thuyết này khiến tôi, với tư cách một độc giả, được hưởng thụ cái cảm giác đầy hứng khởi của sự đọc.

Tại sao thơ?

Chủ nhật, 10/03/2024 | 10:11
Có thể là vì tâm hồn người Việt Nam chúng ta thiên về lãng mạn trữ tình, rất hợp với thơ (nên mới có sự kiện là số lượng người làm thơ luôn cao vọt chăng?).
Cùng chuyên mục

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Những cái tên xưa

Thứ 2, 01/04/2024 | 07:00
Những tên riêng làng xã, có những cái tên tồn tại đã hàng mấy trăm năm, đều có đời sống riêng của nó, đều có nguyên do, đều có yếu tố lịch sử và văn hóa.

Cuộc sống có đôi khi...

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Cuộc sống có đôi khi, có rất nhiều những điều xảy đến, cái mà ta không thể nào lường trước được.