“Tẩy chay” Huawei - Bài toán khó cho ngành viễn thông Đức

Thứ 3, 07/03/2023 | 17:08
0
Chính phủ Đức được cho là đang đánh giá lại mối quan hệ với đối tác thương mại hàng đầu Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, sau nhiều năm do dự.

Chính phủ Đức đang lên kế hoạch cấm các nhà khai thác viễn thông sử dụng một số thành phần nhất định từ các công ty Trung Quốc Huawei Technologies và ZTE trong mạng 5G của họ, trang Zeit Online của Đức cho biết hôm 6/3.

Lệnh cấm có thể bao gồm các thành phần đã được tích hợp sẵn trong mạng, do đó các nhà khai thác sẽ phải loại bỏ và thay thế chúng, Zeit Online viết, trích dẫn các nguồn chính phủ Đức.

Những người phản đối Huawei và ZTE cho rằng việc sử dụng những thành phần này có thể giúp cho các gián điệp Trung Quốc, thậm chí là những kẻ phá hoại quyền truy cập vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Đức, nhưng Huawei, ZTE và chính phủ Trung Quốc liên tục bác bỏ những cáo buộc này.

Đức đã thông qua luật bảo mật CNTT vào năm 2021, đặt ra những rào cản lớn đối với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông cho các mạng thế hệ tiếp theo, nhưng không cấm Huawei và ZTE như một số quốc gia khác như Mỹ và Canada đã làm.

Trang Zeit Online cho biết, cơ quan an ninh mạng của chính phủ và Bộ Nội vụ đã dành khá nhiều thời gian kiểm tra xem có thành phần nào trong mạng 5G đang phát triển có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh của Đức hay không. Tờ báo trích dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết cuộc khảo sát chưa chính thức kết thúc, nhưng kết quả đã khá rõ ràng.

Thế giới - “Tẩy chay” Huawei - Bài toán khó cho ngành viễn thông Đức

Huawei đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng 5G của Đức. Ảnh: wired.com

Giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Các nhà lập pháp và chính trị gia hàng đầu ở Đức đang kêu gọi các nhà khai thác viễn thông của quốc gia này giảm sự phụ thuộc vào thiết bị mạng của Trung Quốc sau khi có báo cáo cho thấy họ đã mua một lượng lớn thiết bị 5G từ các nhà cung cấp châu Á.

Nhiều năm qua, Đức cũng đã do dự trong việc đưa ra các hạn chế đối với các nhà cung cấp rủi ro cao, một thuật ngữ được hiểu rộng rãi là các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc Huawei và ZTE.

Việc xoay trục khỏi Huawei phù hợp với cách tiếp cận đang thay đổi đối với Trung Quốc của chính phủ liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hồi tháng 11/2022 cho biết nước này đang tìm cách bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực như viễn thông và chip. Ông Habeck cũng chính thức cấm các nhà đầu tư Trung Quốc mua một nhà máy sản xuất chip của Đức trong cùng thời gian đó.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã phơi bày sự phụ thuộc của Đức vào các nhà độc tài trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng. Berlin do đó đang nghiêm túc đặt câu hỏi về sự phụ thuộc của mình vào các công ty viễn thông Trung Quốc.

“Sau một thời gian dài bế tắc, chính phủ Đức đã cân nhắc khả năng loại trừ các nhà cung cấp không đáng tin cậy khỏi việc mở rộng cơ sở hạ tầng quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều công nghệ từ Huawei vẫn được sử dụng trong cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi hiện nay. Điều đó thật tệ”, ông Maik Außendorf, một thành viên quốc hội và chuyên gia chính sách kỹ thuật số của Đức cho biết.

“Công nghệ của các công ty Trung Quốc cần được loại bỏ khẩn cấp ít nhất là khỏi lĩnh vực cốt lõi của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin quan trọng của chúng tôi. Đức cần một cuộc đại tu tổng thể về hợp tác giữa khu vực tư nhân với các công ty từ các quốc gia thống lĩnh trong lĩnh vực này”, ông Außendorf đề xuất.

“Nói dễ hơn làm”

Nhiều quốc gia châu Âu đã cấm các công ty trong nước sử dụng tất cả hoặc một phần thiết bị mạng 5G của các công ty Trung Quốc vì lý do an ninh trong bối cảnh áp lực ngoại giao mạnh mẽ từ Mỹ.

Trong khi đó, Đức lại ngày càng phụ thuộc vào Huawei. Kết quả nghiên cứu của công ty tư vấn viễn thông Strand Consult (Đan Mạch) được công bố hồi tháng 12/2022 cho thấy, Huawei hiện chịu trách nhiệm đối với 59% số trạm cơ sở của mạng truy cập vô tuyến 5G cũng như cơ sở hạ tầng liên quan kết nối điện thoại thông minh với mạng 5G của Đức, trong khi con số này ở mạng 4G là 57%.

Thế giới - “Tẩy chay” Huawei - Bài toán khó cho ngành viễn thông Đức (Hình 2).

Ngoài mạng điện thoại di động, 5G còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý đô thị thông minh, ô tô tự lái hay tự động hóa. Ảnh: digi.com

Tháng 1/2020, Liên minh Châu Âu đã công bố hướng dẫn bảo mật cho mạng 5G nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mất an toàn mạng cho EU và các quốc gia thành viên trong quá trình triển khai mạng 5G.

Tháng 4/2021, hơn một năm sau khi hướng dẫn này được đưa ra, chính phủ Đức đã thông qua các biện pháp cho phép chính phủ nước này can thiệp vào hợp đồng của các nhà khai thác với các nhà cung cấp Trung Quốc.

Theo đó, Bộ Nội vụ Đức có quyền phủ quyết cấm hoặc thu hồi một số thành phần nếu chúng được coi là “sự suy giảm trật tự hoặc an toàn công cộng”.

Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp như vậy không thực sự được đưa ra. Cho đến nay, vẫn chưa có yêu cầu cụ thể nào về việc cắt Huawei khỏi hệ thống mạng của Đức được ban hành, người phát ngôn của Bộ trưởng Nội vụ Đức cho biết trong một email.  

Chính phủ mới của Thủ tướng Olaf Scholz được cho là sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng vẫn chưa có động thái nào đáng kể để hạn chế phụ thuộc của các công ty viễn thông nước này vào Huawei hay ZTE. Các quan chức EU đã chỉ trích Đức là một trong những nước tụt hậu của khối vì những động thái chậm chạp của quốc gia này.

Trong số 27 thành viên EU, có 23 quốc gia đã đưa ra luật để thực hiện hướng dẫn bảo mật mạng 5G. Tuy nhiên, chỉ có 7 quốc gia áp đặt các hạn chế cần thiết, ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của EU Thierry Breton cho biết hồi đầu tháng 2.

Nguyễn Tuyết (theo Politico, SCMP, Reuters)

Vì sao Mỹ cấm bán thiết bị Huawei, ZTE?

Thứ 7, 26/11/2022 | 21:46
Ngày 25/11, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã cấm phê duyệt thiết bị viễn thông mới của Huawei và ZTE (Trung Quốc).

Canada cấm Huawei, ZTE cung cấp thiết bị cho mạng 5G

Thứ 6, 20/05/2022 | 12:36
Quyết định được chính phủ Canada đưa ra do lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến hạ tầng viễn thông, tuy một số chính khách đối lập cho rằng làm vậy là quá muộn.

Huawei và ZTE bị EU điều tra

Thứ 4, 17/04/2013 | 15:47
Hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE đang bị Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành điều tra.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Pháp tiếp tục đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua FDI ở châu Âu

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:15
Năm thứ 5 liên tiếp, Pháp đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua thu hút FDI ở “cựu lục địa” nhưng vị trí lãnh đạo châu Âu của Paris có thể bị thách thức.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Đáp trả Ukraine, Nga ra đòn tấn công, phá hủy trung tâm chỉ huy của Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 13:45
Sau khi Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu ở khu vực Ryazan, quân đội Nga đã có hành động đáp trả. Đêm 1/5, quân đội Nga triển khai đợt tấn công mới vào Odessa.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.

Vụ tấn công 7/10: Cơ quan giám sát nhà nước Israel yêu cầu ông Netanyahu hợp tác điều tra

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:58
Thứ Tư, cơ quan giám sát nhà nước Israel yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh đạo lực lượng vũ trang hợp tác trong cuộc điều tra về vụ tấn công ngày 7/10.