Thân gái chọn nghề “cơ bắp” ở làng lò rèn

Thân gái chọn nghề “cơ bắp” ở làng lò rèn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Mỗi ngày gần chục tiếng đồng hồ tiếp xúc với lửa nên cánh tay, cẳng chân chi chít thẹo vì phỏng; bàn tay chai sạn, cánh tay dường như hơi to so với thân người bởi thường xuyên quai búa nặng; thân mình luôn nhễ nhại mồ hôi vì sức nóng.

Đó là hình ảnh về những người phụ nữ làm nghề ở xóm Lò Rèn, ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Chị Tuyền cặm cùi bên lò rèn từ sáng đến tận đêm

Phận “liễu yếu đào tơ” chọn nghề “cơ bắp”

Trời hừng sáng, khi quạt khò từ bể lò than đỏ rực của đứa cháu ngoại bắt đầu rè rè liên tục thì cụ bà Lê Thị Ren (82 tuổi) lọ mọ chuẩn bị mang dao, liềm ra chợ Gò Dầu bán. Cụ nhớ lại: "Cái tên của tôi cha tôi đặt theo cái nghề rèn đấy, không chỉ riêng gì cái tên mà cả cuộc đời tôi cũng gắn bó với cái nghề này. Hồi còn con gái, tôi ôm lò rèn mần như đàn ông. Bây giờ con cháu chỉ cho tôi mang hàng ra chợ bán thôi". Cụ nói về nghề một cách rành rọt: "Công đoạn làm nóng tức là đập dẹp sắt cần nhiều sức, đàn bà cầm búa ngoài sức khỏe dẻo dai cần khéo léo và kiên nhẫn mới mần nổi".

Trước bếp lò, chị Huỳnh Thị Hậu đập búa đều đều không ngơi tay và phải luôn chú ý từng nhát bổ xuống chiếc liềm vừa nung đỏ. Chiếc áo cũ choàng quanh bàn tay chân cốt tránh những tia lửa và chiếc găng tay mỏng manh coi như đã đủ "dụng cụ bảo hộ" cho việc hành nghề của chị. Dù năm nay đã 54 tuổi, chị tỏ ra vẫn sung sức với cái nghề đã gắn bó với mình hơn 20 năm qua. Là con thợ rèn, từ năm 12 tuổi, cô bé Hậu đã ra lò phụ việc dần dần, được truyền nghề để trở thành thợ chính. Khi đã trở thành thiếu nữ chị cũng thấy mặc cảm, ngại nói với người yêu về nghề nghiệp của mình bởi cái nghề "kể ra nghe chẳng sang chút nào!".

Có thời gian chị bỏ nghề rèn ra phố học may, rồi lập gia đình, với một anh thợ bạc. Cuộc sống khó khăn, thế là hai vợ chồng lại khăn gói trở về Lộc Trát để làm thợ rèn cho đến hôm nay. Mỗi ngày, vợ chồng chị Hậu mất chục tiếng đồng hồ để rèn liềm, và kiếm được khoảng hơn 50.000 đồng.

Trong một lò rèn xập xệ khác rộng chừng 4m2, chị Võ Thị Tuyền đang miệt mài với công việc. Với chị Tuyền, nghề rèn cũng là nghề "cha truyền con nối". Dù hiện tại có khó khăn nhưng chị vẫn bám trụ với nghề - cái nghề thu nhập không cao nhưng cũng giúp chị có đồng ra đồng vào mỗi ngày. Chị Tuyền năm nay hơn 40 tuổi, đã có thâm niên làm nghề rèn dao hơn hai mươi năm. Hiện tại, mỗi ngày chị rèn trên trăm cái. Từ 3h sáng, chị đã phải thức dậy làm việc cho đến tận 8 - 9h đêm mới xong. Gia đình khó khăn, chị Tuyền chính là trụ cột. Chị và hai người chị ruột cùng làm, mỗi ngày kiếm trên dưới trăm ngàn nuôi một mẹ già và một người em họ bị bệnh.

Hơn hai mươi năm gắn bó với nghề, công việc khó nhọc, vất vả và gánh nặng gia đình khiến chị không có cả thời gian riêng tư cho mình. Chị Tuyền có một người chị bị bệnh tâm thần từ nhỏ nhưng hằng ngày vẫn quai búa giúp em mình làm rèn. Người em út của chị Tuyền đã có gia đình riêng cũng ráng phụ chị ở khâu gọt và mài dao. Ở lò rèn của chị Tuyền mọi việc đều do phụ nữ làm, từ cắt thép định hình những chiếc dao đến nung, gọt... thành phẩm.

Nhớ nghề như nhớ “người yêu”

Chị Võ Thị Cầu (42 tuổi) cũng là một tay thợ nữ ở xóm Lò Rèn. Mồ hôi nhễ nhại trên mặt trong lúc tạm nghỉ tay, chị cho biết: "Tôi làm nghề cũng hai mươi năm rồi. Tại mình không biết chữ nên phải làm nghề này thôi". Hiện tại, chị Cầu đang làm thợ phụ thuê cho một người cậu. Công việc chính của chị là quai búa, chiếc búa nặng hơn 4 kg đập chan chát liên hồi vào thanh sắt đỏ rực. Hơn hai năm trong nghề rèn, chị phải "trả giá" bằng sự "xuống cấp" của hình dung và sức khỏe: Bắp tay to hơn bình thường, hai bàn tay thì chai cứng vì cầm búa, và thường xuyên đau nhức khớp tay. Nhưng chị vẫn bám nghề vì đó là kế sinh nhai không thể khác.

Chị Cầu đang day tay búa một cách mạnh mẽ

Cầm búa đập thuê hàng ngàn nhát để kiếm được vài lon gạo không hề dễ dàng. Chị Cầu đang giương cây búa 5 kg đập xen kẽ với người thợ chính thì bất ngờ một mảnh than đỏ từ lò văng vào bắp chân. Chị bặm môi nói: "Vết thương này nhằm nhò gì so với cái nghề của chúng tôi".

Công việc nặng nhọc, dễ "tàn phá" dung nhan - một thứ rất quan trọng đối với đàn bà con gái nhưng những phụ nữ xóm lò rèn vẫn nhẫn nại bám lấy nghề hàng chục năm qua. Vất vả là thế nhưng khi phải rời bỏ công việc vì một lí do nào đó, nhiều người lại quay quắt nhớ, mới lạ.

Đồng tiền đẫm mồ hôi

Phụ nữ cầm búa dậy từ rất sớm nhưng chiếc áo mỏng lúc nào cũng ướt sũng mồ hôi, ống quần thủng lỗ chỗ do mạt sắt và than nóng bắn vào. Tính trung bình mỗi ngày thợ chính kiếm được 60.000 đồng, thì người thợ nữ phụ kiếm được 40.000 đồng. Số tiền kiếm được mỗi ngày còn phụ thuộc vào giá thành sắt thép, than và số lượng nhát búa bỏ ra tương ứng với sản phẩm.

Bàn tay chai sần của chị Cầu sau nhiều năm cầm búa làm rèn

Ba năm nay, buổi sáng chị Cầu kiếm sống bằng nghề cầm búa đập thuê, chiều làm nguội cho các chủ lò rèn, tối về quây quần trong căn nhà nhỏ với hai đứa con. Không mảnh đất canh tác, người phụ nữ này từng đi cắt lúa mướn, làm vườn thuê trước khi chọn nghiệp cầm búa để có tiền nuôi con ăn học. Chị tâm sự: "Với nghề rèn, khoản thu nhập ít ỏi hơn 1 triệu đồng/tháng chỉ đủ cho tôi chạy từng bữa ăn và dè sẻn lo chuyện học hành cho con gái út đang học lớp 1".

Vợ chồng chị Thanh Thị Gái có ba người con đều đang tuổi ăn tuổi học. Chị chìa bàn tay chai sần ra phân trần: "Nghề rèn mà làm biếng là đói liền, cọc cạch cả ngày chỉ đủ ăn thôi, lo cái chữ cho con đến nơi đến chốn mới thật là khó". Nguyễn Văn Trí, con trai chị Gái nghẹn ngào nói: "Em lớn lên trong tiếng búa của mẹ nên phải cố gắng học để không phụ lòng tiếng búa đó".

Ở xóm Lò Rèn ấp Lộc Trát này, hiện tại số phụ nữ làm nghề rèn chiếm hơn 1/3 số thợ làm nghề tại đây. Có người là thợ chính, có người là thợ phụ, có người chỉ làm những việc lặt vặt. Trước con số này còn cao hơn rất nhiều, nhưng theo thời gian nhiều chị em theo chồng, một số khác bỏ nghề nên giờ đây "những bóng hồng" trở nên vắng vẻ hơn trong các lò rèn. Họ đang cố góp phần níu giữ một làng nghề trước nguy cơ mai một.

Nhóm phóng viên

Cùng chuyên mục

Bình Thuận: Điều tra vụ một thuyền viên bị rớt xuống biển tử vong

Thứ 3, 07/05/2024 | 17:11
Ngày 7/5, Công an thị xã La Gi đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ việc một thuyền viên tử vong.

Xác minh thanh niên cầm vật giống súng ẩu đả trước quán bar ở Huế

Thứ 3, 07/05/2024 | 17:03
Cơ quan Công an TP.Huế đang khẩn trương làm rõ một vụ ẩu đả xảy ra trên địa bàn, trong đó có một người cầm vật giống súng.

Giao xe máy cho con điều khiển gây tai nạn chết người, mẹ bị khởi tố

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:43
Với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn làm một người chết, bà Lan đã bị cơ quan chức năng khởi tố.

Lý do khiến người đàn ông U70 đâm bạn nhậu tử vong

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:30
Tại phiên toà, ông Khoong đã khai nhận lý do dẫn đến hành vi đâm bạn nhậu tử vong.

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Thứ 3, 07/05/2024 | 15:18
Cơ quan chức năng đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, xác minh làm rõ, vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ và nhân viên nhà hàng ở Tp.HCM lột quần áo khách, ép thanh toán tiền, bị xử lý hình phạt gì?

Thứ 2, 06/05/2024 | 17:16
Khách không đồng ý trả tiền vì thấy nhiều dịch vụ không đúng, chủ và nhân viên nhà hàng Nari liền đánh đập, lột đồ quay phim, lấy thẻ visa của khách để thanh toán.

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Nỗi đau sau án oan 11 năm tù

Thứ 2, 06/05/2024 | 07:00
4 năm về trước,báo chí Trung Quốc được một phen rầm rộ và hàng triệu độc giả phải sửng sốt vì một vụ án oan oái ăm mà người phải đi tù thụ án gần hết án mới được giải oan bằng việc xuất hiện của “nạn nhân”.

Khởi tố vụ án chủ quán cà phê chém người vì mâu thuẫn kinh doanh ven Hồ Tây

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:01
Xuất phát từ mâu thuẫn trong kinh doanh, Vũ Anh Đức đã dùng dao đâm, chém khiến quản lý quán cà phê bên cạnh tổn hại 99% sức khỏe và đang hôn mê.