Thành phần bí mật giúp công trình 2.000 năm bền hơn bê tông hiện đại

Thành phần bí mật giúp công trình 2.000 năm bền hơn bê tông hiện đại

Thứ 3, 24/01/2023 | 07:56
0
Các chuyên gia đã phát hiện ra thành phần bí mật giúp người La Mã cổ đại tạo ra loại vật liệu cực bền để xây lên những công trình có niên đại lên tới 2.000 năm.

Khi có dịp tới thăm các công trình thời La Mã cổ đại như đền Pantheon ở thành phố Roma (Italy) hay đấu trường Colosseum, du khách không khỏi trầm trồ kinh ngạc trước sự bền chắc của các kỳ quan kiến trúc. Những công trình tồn tại hàng thiên niên kỷ là một minh chứng cho sự khéo léo và trí tuệ của các kỹ sư La Mã cổ đại.

Vậy loại vật liệu xây dựng nào có thể bền chắc tới mức giữ vững cho tòa nhà khổng lồ Pantheon - nơi có phần mái vòm không được gia cố lớn nhất thế giới và đấu trường Colosseum tồn tại suốt hơn 2.000 năm không bị sụp đổ trong khi bê tông hiện đại có thể sụp đổ chỉ trong vài thập kỷ?

Đời sống - Thành phần bí mật giúp công trình 2.000 năm bền hơn bê tông hiện đại

Kiến trúc mái vòm đặc trưng của đền Pantheon. Ảnh: CITY WONDERS

Giải đáp cho câu hỏi này, mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra thành phần bí mật giúp người La Mã cổ đại có thể tạo ra loại vật liệu cực bền để xây dựng lên những công trình công phu đó chính là vôi sống.

Theo báo The Telegraph, các chuyên gia thuộc Viện công nghệ Massachusetts và Harvard (Mỹ) đã phát hiện ra việc thêm vôi sống vào vật liệu xây dựng hỗn hợp sẽ tạo ra phản ứng hóa học cực nóng cho ra cặn canxi.

Nghiên cứu lớp vôi trong bê tông cổ đại, các chuyên gia khám phá cặn canxi rải khắp mặt bê tông.

Điều quan trọng, nếu các vết nứt bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn sau và nước thấm qua sẽ khiến các cặn canxi này kết tinh lại thành canxi cacbonat, lấp đầy các khoảng trống.

Các phản ứng diễn ra một cách tự phát, chữa lành các vết nứt trước khi chúng lan rộng hơn. Điều này ngăn chặn được việc làm tổn hại đến tính toàn vẹn của cấu trúc.

Phát hiện trên giải thích vì sao mái vòm bê tông không có cốt thép lớn nhất thế giới ở đền Pantheon vẫn còn nguyên vẹn dù đền được xây dựng từ năm 128 sau Công nguyên. Trong khi đó nhiều cấu trúc bê tông hiện đại đổ nát chỉ sau vài thập kỷ.

"Các kỹ sư La Mã cổ đại vô cùng cẩn thận khi lựa chọn và xử lý nguyên vật liệu. Họ đã viết lại công thức với tỉ lệ trộn chính xác và áp dụng tại nhiều công trình xây dựng trên khắp đế quốc La Mã xưa kia", Phó giáo sư Admir Masic đến từ Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu cho biết khả năng tự phục hồi này có thể mở đường cho việc sản xuất bê tông hiện đại lâu dài hơn và bền vững hơn. Nhóm đang làm việc để đưa bê tông La Mã trở lại như một sản phẩm thương mại.

Minh Hoa (t/h theo Dân Trí, Tuổi Trẻ Online)

Nghiên cứu mới: Ép tóc có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung

Thứ 3, 18/10/2022 | 14:50
Theo nghiên cứu mới đây, những người thường xuyên dùng hóa chất duỗi tóc có thể có nguy cơ phát triển ung thư tử cung cao hơn những người chưa bao giờ sử dụng.

Nghiên cứu mới: Nguy cơ Covid kéo dài có thể trở thành hội chứng phổ biến

Chủ nhật, 24/04/2022 | 12:28
Các triệu chứng hậu Covid rất đa dạng, phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, mất ngủ, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác,…

Nghiên cứu mới: Có thể giảm 10kg bằng cách ngủ thêm 1 tiếng mỗi ngày

Thứ 7, 26/02/2022 | 05:30
Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra, với những người thừa cân, việc kéo dài thời gian ngủ thêm 1,2 tiếng mỗi đêm có thể giúp họ giảm thêm 270 kcal mỗi ngày.

Nghiên cứu loại vắc-xin Covid-19 mới không cần bảo quản lạnh

Thứ 4, 08/09/2021 | 16:07
Loại vắc-xin Covid-19 đang được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu có khả năng chịu nhiệt với thành phần chính là virus từ thực vật hoặc vi khuẩn.
Cùng chuyên mục

"Đại gia" vung tiền mua chiếc bát cổ với giá 633 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 09:52
Chiếc bát sứ tinh xảo, có đường kính dưới 10cm, được một "đại gia" mua với giá 633 tỷ đồng.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Vắt vài giọt chanh vào nồi cơm, công dụng "vàng 10" ai đọc xong cũng muốn làm thử

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:30
Mẹo hay này có vẻ hơi lạ, nhiều người nghĩ cho vài giọt chanh làm cơm bị chua. Tuy nhiên, thực tế nhiều người thử và ngạc nhiên với kết quả.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Cây như cỏ dại trước cho lợn ăn nay thành đặc sản giá 120.000 đồng/kg

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Cây dại này trước chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người nghèo, mấy năm gần đây bỗng thành đặc sản đắt khách, được dân sành ăn ở các đô thị ưa chuộng.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Lão nông U70 nhẹ nhàng kiếm 300 triệu đồng nhờ bắt được "con quý hiếm"

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Mang bí quyết có "1-0-2" ra khơi, một lão nông đã bắt được mẻ cá quý hiếm, ước tính nhẹ nhàng bỏ túi hơn 300 triệu đồng.