Thí sinh mất điểm môn Lịch sử vì đề thi và đáp án, trách nhiệm của ai?

Thí sinh mất điểm môn Lịch sử vì đề thi và đáp án, trách nhiệm của ai?

Thứ 7, 14/07/2018 | 14:07
3
Đó là câu hỏi của TS Sử học Lê Tùng Lâm, khoa Sư phạm, trường đại học Sài Gòn xung quanh câu chuyện về đề thi môn Sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Báo Người Đưa Tin xin gửi đến độc giả bài viết của TS Lê Tùng Lâm về đề và điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018:

Thí sinh mất điểm môn Lịch sử vì đề thi và đáp án, trách nhiệm của ai?

TS Sử học Lê Tùng Lâm, khoa Sư phạm, trường đại học Sài Gòn.

"Mấy ngày nay, khi đọc các thông tin về kết quả thi THPT Quốc gia (THPTQG) năm 2018 của môn Lịch sử mà khiến chúng tôi không thể không chạnh lòng. Đã có nhiều bài viết nhằm lý giải nguyên nhân tình trạng: “Trong số 563.013 thí sinh dự thi thì có 468.628 thí sinh có điểm dưới trung bình, chiếm 83,24%. Mức điểm trung bình trên cả nước là 3,79. Số điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,25”.

Đã có nhiều bài viết “quy trách nhiệm” cho học sinh, cho cách dạy của giáo viên và thậm chí có ý kiến cho rằng đề thi Lịch sử năm nay quá hay. Tại học sinh không học, không chọn môn Lịch sử để xét tuyển đại học nên kết quả thấp là tất yếu. Tuy nhiên, theo tôi, một vấn đề tồn tại lớn nhất trong kỳ thi THPTQG vừa qua là khâu đề thi và đáp án. Xung quanh Đề thi của bộ GD&ĐT năm nay, chúng tôi chỉ thấy mới có GS.TS Đỗ Thanh Bình lên tiếng.

Vì vậy, tôi muốn góp thêm vài ý kiến nhằm làm rõ hơn “trách nhiệm của ban đề thi môn Lịch sử của bộ GD&ĐT” ở đâu khi mà đề thi có quá nhiều “sạn” như thế.

Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của GS. Lâm Quang Thiệp khi nói thẳng rằng: “Nếu có ngân hàng câu hỏi tốt, người ra đề hoàn toàn có thể điều khiển được phổ điểm, tức là muốn phổ điểm như thế nào thì sẽ ra đề theo hướng đó, không cần chờ thi xong mới biết phổ điểm. Do đó vấn đề xây dựng ngân hàng câu hỏi là quan trọng nhất”.

Như vậy, quan điểm của một Giáo sư làm việc lâu năm và có rất nhiều kinh nghiệm đã chỉ ra điểm yếu cốt lỗi trong phổ điểm THPTQG môn Lịch sử năm 2018 là xuất phát từ khâu ra đề thi. Tại sao các đề thi trắc nghiệm tiếng Anh trong các kỳ thi quốc tế như TOEIC, IELTS… áp dụng cho toàn thế giới mà vẫn có thể phân hóa được người học, vẫn có độ chính xác gần như tuyệt đối và được tất cả các nước công nhận?

Rõ ràng, khâu ra đề, ngân hàng đề của họ chính xác, chuẩn mực, phân hóa tốt thì mới được cả thế giới chấp nhận. Từ đó, tôi thấy việc phổ điểm môn Lịch sử thấp như thế thì phải xem lại khâu ra đề, ngân hàng đề thi của bộ GD&ĐT.

Trước tình trạng cả nước chưa đến 17% học sinh đạt điểm trung bình môn Lịch sử mà ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng cục Quản lý chất lượng, bộ GD&ĐT lại đánh giá rằng: “Năm nay, với môn Lịch sử, ban ra đề thi có một bước chuyển về việc định hướng ra các câu hỏi trong đề thi theo hướng đánh giá năng lực của thí sinh. Tức là không yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hay trả lời các câu hỏi máy móc theo khuôn mẫu có sẵn mà chú trọng về phần vận dụng các kiến thức của lịch sử trong việc giải quyết các vấn đề, có lẽ đây cũng là một trong những lý do căn bản khiến kết quả thi của các em không cao như những môn khác” thì liệu có đủ sức thuyết phục dư luận?

Thứ hai, khâu ra đề thi và đáp án có nhiều vấn đề chưa chính xác. Không phải ngẫu nhiên GS.TS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, trường đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Có câu tôi đã mất 3 phút nhưng không thể tìm câu trả lời” và “Đáp án mà người ra đề đưa ra là họ tự nghĩ ra, chứ trong SGK không hề có những khái niệm ấy”. Chúng tôi dễ dàng nhận thấy những câu hỏi như GS.TS Đỗ Thanh Bình nêu. Xin phân tích một mã đề thi bất kì là mã đề 301 để làm rõ các vấn đề này.

Câu 21: Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là:

A. Xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt.

Đáp án này nếu tìm trong Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng 8 – SGK Lịch sử 12 Ban cơ bản trang 119-120 thì không hề có bất cứ một chữ nào. Mặt khác, nếu nói xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt (năm 1945) thì đến năm 1975 lại xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt? Đáp án này cũng không có trong bài 23 SGK Lịch sử 12. Vậy đáp án này lấy ở đâu? Trong câu này, học sinh có thể chọn đáp án khác (đáp án B gần đúng hơn) và cũng có nghĩa là học sinh mất 0.25 điểm.

Câu 24: Trong quá trình thực hiện Chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ đạt được kết quả nào dưới đây?

A. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.

B. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.

C. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.

Từ năm 1945 đến 2000, đáp án là Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. Thế nhưng, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ghi cụ thể như sau:

Trang 49: Nước Đức tái thống nhất (3-10-1990), điều này trái với Chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Trang 50: Pháp, Đức đã trở thành đối trọng với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng…Các nước Tây Âu mở rộng quan hệ với các nước thuộc Đông Âu và SNG. Nếu phụ thuộc vào Mĩ thì sao lại có những mối quan hệ này?

Trang 55: Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đang căng thẳng đến đỉnh cao như vấn đề Triều Tiên, Việt Nam.. mà Nhật Bản vẫn thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô – kẻ thù của Mỹ.

Mặt khác, từ sau Chiến tranh lạnh, xu thế phát triển kinh tế là trọng tâm của tất cả các cường quốc trên thế giới. Cũng SGK Lịch sử 12 (tr.64) ghi “Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mỹ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó” [ý nói là bá chủ thế giới]. Như vậy, câu này đã nói lên sự không lệ thuộc của các nước vào Mỹ như đáp án. Thậm chí, các nước như: Nhật Bản, Liên minh châu Âu…còn là đối thủ của Mỹ.

Trong khi đó, đáp án D. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực – nghĩa là Mỹ vẫn là “bá chủ” thế giới, thì đúng cho đến ngày hôm nay. Vậy trong trường hợp này, đa phần học sinh sẽ chọn đáp án D và dĩ nhiên đã mất 0.25 điểm.

Hoặc như câu 25: Biện pháp cơ bản được Mỹ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là:

A. Tiến hành chiến tranh tổng lực. 

B. Ra sức chiếm đất, giành dân.

C. Sử dụng quân đội đồng minh. 

D. Sử dụng quân đội Mỹ làm nòng cốt.

Từ năm 1961-1973, nghĩa là Mỹ thực hiện ba chiến lược: Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Như vậy, câu hỏi đã chưa chính xác vì cả 3 chiến lược này đều mở rộng ra miền Bắc Việt Nam chứ không chỉ ở miền Nam Việt Nam. Về đáp án của Bộ là B: Ra sức chiếm đất, giành dân.

Tuy nhiên, theo Sách giáo khoa Lịch sử 12, trang 169 ghi: “Chúng [Mỹ] coi việc lập “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực…tiến tới nắm dân…bình định miền Nam”. Lưu ý, câu này không phải phần kiến thức trọng tâm của bài như hướng dẫn của bộ GD&ĐT, còn trang 173 [nói về chiến lược Chiến tranh cục bộ] và trang 180 [Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh] thì sách giáo khoa không hề đề cập đến bất cứ cụm từ nào trong đáp án. Như vậy, học sinh học theo đúng quy định của Bộ, đúng sách giáo khoa – pháp lệnh giáo dục, của Bộ thì sẽ chọn đáp án A, và dĩ nhiên, học sinh sẽ mất thêm 0.25 điểm nữa.

Câu 26: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.

B. Thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

C. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.

D. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Như chúng ta biết, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã ra sức giúp đỡ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới (trong đó có Việt Nam từ năm 1950). Thế nhưng, việc phát triển PTGPDT làm xói mòn và tan rã trật tự 2 cực Ianta (có cả sự sụp đổ của Liên Xô) điều này cũng có nghĩa là do PTGPDT mà Liên Xô sụp đổ, hai cực Yalta tan rã? Rõ ràng, đáp án này không thể tìm thấy bất cứ ở đâu trong sách giáo khoa hay giáo trình đại học.

Chưa hết, câu 31: (Mã đề 302) Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là: D. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949). Tôi tìm hết cuốn sách giáo khoa Lịch sử 12, không thể tìm ra được cái đáp án cao siêu này. Thật tình, tôi cũng không thể hiểu được ý bộ GD&ĐT muốn nói gì khi đưa ra đáp án này? Quả thật đúng như GS.TS Đỗ Thanh Bình nhận xét ở trên. Hậu quả tất yếu là thí sinh mất thêm 0.25 điểm.

Câu 30: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là: 

A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.

Câu này cũng thế, tôi cũng không thể tìm ra đáp án này ở đâu. Sách giáo khoa Lịch sử 12 trang 84 ghi: “Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh nhiên đi vào….để tuyên truyền, vận động cho cách mạng…”. Tôi không thể tìm đâu ra cái gọi đấy là một “phong trào và là hình thức tự rèn luyện” như đề thi và đáp án đã ra.

Hay lại như ông Mai Văn Trinh giải thích: “Không yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hay trả lời các câu hỏi máy móc theo khuôn mẫu có sẵn mà chú trọng về phần vận dụng các kiến thức của lịch sử trong việc giải quyết các vấn đề”? Quả thật, đáp án này thì giới nghiên cứu cũng khó đưa ra được huống chi là học sinh. Và dĩ nhiên, học sinh mất thêm 0.25 điểm nữa.

Câu 31: Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?

A. Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa.

B. Có những cuộc chiến tranh nóng ở châu Á.

C. Được sự nhất trí của Liên Xô và Trung Quốc.

D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc.

Như chúng ta biết, tháng 3/1947, Tổng thống H.Truman đã công bố cái gọi là Học thuyết Truman (Truman Doctrine) và Việt Nam xem đó là sự khởi đầu cho chiến tranh lạnh. Và đó là cuộc chiến mà như: Câu 32: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến: Đáp án A. không tiếng súng nhưng đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.

Rõ ràng, giữa 2 câu trong cùng 1 mã đề mà đáp án mâu thuẫn nhau. Tình hình thế giới căng thẳng (câu 32) hay đang có sự hòa hoãn (câu 31)? Cuộc kháng chiến chống Pháp được chính thức phát động ngày 19/12/1946 thì các anh có thể lấp liếm là do Chiến tranh lạnh chưa xảy ra, nhưng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì Chiến tranh lạnh đã bùng nổ. Thậm chí, giai đoạn giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình đối đầu Xô – Mỹ lên đỉnh cao và còn cả sự kiện “Khủng hoảng Caribe” sau đó, vậy thì hòa hoãn kiểu gì? Và dĩ nhiên, học sinh mất 0.25-0.5 điểm cho 2 câu này.

Câu 35: Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

A. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.

B. Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

C. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền.

D. Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe.

Trong đề thi và đáp án câu này tồn tại các vấn đề sau: “Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” là nói đến Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Theo câu 21, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt. Thế nhưng, từ năm 1954, Việt Nam vẫn phải tiến hành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thống nhất đất nước vì sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ đã giúp cho Ngô Đình Diệm lập nên chính quyền Sài Gòn, Mỹ “thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ…”[SGK Lịch sử 12, tr.158].

Như vậy, sự hình thành hai nhà nước là do Hiệp định Giơ-ne-vơ và Mỹ đã giúp Ngô Đình Diệm lập nên chính quyền Sài Gòn. Vì vậy, nhân dân Việt Nam muốn thống nhất lại đất nước, không có con đường nào khác là chống Mỹ xâm lược. Do đó, học sinh chắc chắn sẽ chọn đáp án C. Mặt khác, nếu chúng ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ vì “ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam” thì vô hình trung chúng ta đã nói nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Mỹ là do ta, mọi thứ đều từ phía dân tộc Việt Nam. Đáp án như thế có chấp nhận được không? Và lẽ dĩ nhiên, câu này học sinh cũng mất thêm 0.25 điểm nữa.

Câu 40: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã:

A. Đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.

B. Thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.

C. Tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.

D. Bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.

Thật tình, tôi không thể tìm đâu ra cái đáp án này trong Sách giáo khoa và cả trong Văn kiện Đảng, Nghị quyết Trung ương 8 tháng 5/1941 cũng không thể tìm đâu ra được câu: “Tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất là đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam”?. Trong khi đó, nguyện vọng bao đời của người nông dân vẫn là có ruộng đất đề cày cấy, có cơm ăn, áo mặc. Thế mà ở đây, nguyện vọng số một của nông dân không phải là ruộng đất? Chỉ có ban đề thi mới hiểu nổi câu này. Và lẽ dĩ nhiên, câu này học sinh cũng mất thêm 0.25 điểm nữa.

Ngoài ra, các mã đề thi khác đều có “sạn” và “sạn dày không kém mã đề 301”. Lấy ví dụ câu 22 [mã để 303]: Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6 - 3 - 1946) có tác dụng như thế nào?

A. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại.

Theo đáp án, với Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), quan hệ Việt – Pháp đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Tôi không thể tìm đâu ra đáp án này. Những người làm đề đã quên (hay cố tình quên) rằng Nam Bộ đã cầm súng đánh Pháp từ khi Pháp tái chiếm Đông Dương (ngày 23/9/1945). Dân Nam Bộ đã hi sinh bao nhiêu xương máu để đánh Pháp, làm chậm bước chân xâm lược của Pháp. Vậy mà những người làm đề chỉ bằng 1 câu “chuyển quan hệ Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại” đã vô hình trung xóa bỏ, không thừa nhận cuộc kháng chiến đang diễn ra đẫm máu của đồng bào Nam Bộ. Như thế là có tội với Lịch sử không?

Hoặc câu Câu 33 [ mã đề 303]: Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là:

A. Dựa vào quân đội các nước thân Mỹ. 

B. Kết hợp với ném bom phá hoại miền Bắc.

C. Có sự tham chiến của quân Mỹ.

D. Dựa vào lực lượng quân sự Mỹ.

Nhìn đáp án, tôi vô cùng hoang mang và không thể lý giải được sự khác nhau trong đáp án C và D của đề thi. Không có sự tham chiến của quân Mỹ thì làm gì có lực lượng quân sự Mỹ? Mà có lực lượng quân sự Mỹ sao lại không có quân Mỹ tham chiến hỡi các nhà làm đề? Tôi không hiểu được.

Như vậy, chỉ điểm qua 01 mã đề thi 301 của môn Lịch sử, chúng tôi đã phát sốt vì có quá nhiều vấn đề xung quanh đề thi và đáp án của ban đề thi  bộ GD&ĐT năm nay. Có nhiều nguyên nhân góp phần làm cho tình hình điểm thi thê thảm như năm nay, nhưng chúng ta không thể chỉ đổ lỗi cho học sinh, cho giảng dạy của giáo viên. Chúng ta cần có cái nhìn thẳng vào vấn đề. Rõ ràng, việc đề thi và đáp án ra nhiều câu không có trong sách giáo khoa, giáo trình đại học, Văn kiện Đảng và thậm chí “đáp án mà người ra đề đưa ra là họ tự nghĩ ra” thì làm sao học sinh còn niềm tin vào môn học? còn niềm tin vào thi cử? Tình trạng phổ điểm năm nay đã phản ánh đúng sự bất cập trong đề thi và đáp án của Bộ.

Như GS Lâm Quang Thiệp nói: “Muốn đánh giá đề thi như thế nào, câu hỏi trong đề ra sao, có đáp ứng chuẩn hay không thì cần phải có quá trình phân tích từng đề, từng câu hỏi và khoa học đo lường hoàn toàn có thể làm điều này để biết câu nào được, câu nào chưa được để điều chỉnh”. Thế nhưng, GS.TS Đỗ Thanh Bình lại cho biết thông tin quan trọng là: “Bộ đã bê nguyên một chương trình chưa được chứng minh chất lượng thực tiễn từ đại học Quốc gia sang. Nhiều giảng viên ở trường đại học Khoa học, Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói với tôi rằng, chất lượng sinh viên từ những kỳ thi trắc nghiệm đánh giá năng lực này là rất tệ”. Như thế thì học sinh làm sao có thể làm bài được tốt? Theo như tôi trình bày, riêng Mã đề 301, mỗi học sinh đã tự mất oan từ 1,5 đến 2,5 điểm vì những đáp án chưa chuẩn xác của Bộ.

Thiết nghĩ, để môn Sử có thể “sống được” trong bối cảnh hiện nay, từ khâu chương trình giảng dạy, nội dung thi cử, đề thi, đáp án…đều phải cải tiến, thay đổi đồng loạt. Hi vọng những người đứng đầu ngành giáo dục nghiêm túc nhận ra vấn đề để tránh tình trạng như đề thi năm nay".

TS Sử học Lê Tùng Lâm

Xem thêm Video GS Sử học nói về nguyên nhân dẫn đến điểm Lịch sử thấp:

 

 

 

 

 

Gs Sử học chỉ ra nguyên nhân dẫn đến điểm Sử thấp
Tag: Hà Nội Báo Thanh Niên lịch sử Đại học Sài Gòn Việt Nam môn Lịch sử Sài Gòn Chính phủ Bình Định Quân Đội lịch sử đáp án môn lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2019 thpt quốc giá Bộ giáo dục và đào tạo Tin tức quân sự motthegioi

PSG. Vũ Quang Hiển: Phổ điểm Lịch sử như vậy là phù hợp

Thứ 7, 14/07/2018 | 12:31
Dư luận đang xôn xao khi điểm thi Lịch sử của Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thấp kỷ lục. Tuy nhiên PGS. Vũ Quang Hiển lại khẳng định, đây là kết quả phù hợp.

Có nơi trò không học, thầy không dạy làm sao điểm Sử cao?

Thứ 6, 13/07/2018 | 18:53
Từ kết quả của môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung cho rằng điểm thi này phản ánh đúng tình hình dạy và học môn Lịch sử hiện nay.

Điểm thi Sử thấp kỷ lục: Chẳng có gì phải ngạc nhiên

Thứ 6, 13/07/2018 | 14:52
Với kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, có lẽ, kết quả môn Lịch sử không làm nhiều thầy cô và các nhà chuyên môn bất ngờ.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu chỉ rõ 3 lý do khiến điểm Sử thấp kỷ lục

Thứ 6, 13/07/2018 | 14:06
Thầy giáo Trần Trung Hiếu, chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An rất buồn nhưng không bất ngờ khi điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thấp kỷ lục.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Bản tin 26/4: Lịch học bù của học sinh Hà Nội sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 05:30
Lịch học bù của học sinh sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5; Nuốt đồng xu của máy trò chơi, bé gái 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu...