Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển sau 20 tháng trì hoãn

Thứ 4, 24/01/2024 | 15:19
0
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày thứ Ba đã phê chuẩn yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển.
Đại hội đồng Thổ Nhĩ Kỳ, nơi liên minh của Tổng thống tại nhiệm Tayyip Erdogan chiếm đa số, đã bỏ 287 phiếu thuận và 55 phiếu chống dẫn tới chấp thuận yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển đưa ra vào năm 2022 nhằm đẩy mạnh nền an ninh của quốc gia này và phản ứng trước cuộc chiến tại Ukraine.
 
Các quốc gia cần có được sự thông qua từ toàn bộ các nước thành viên NATO trước khi có thể tham gia liên minh này. Khi Thụy Điển và Phần Lan yêu cầu tham gia vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra phản đối với cáo buộc hai quốc gia trên đã bảo vệ một số tổ chức mà quốc gia này nhìn nhận là tổ chức khủng bố.
 
Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ yêu cầu tham gia của Phần Lan trong tháng 4 năm 2023, nhưng đã – cùng với Hungary – buộc Thụy Điển cùng phải tiếp tục chờ đợi.
 
Fuat Oktay, lãnh đạo Ủy ban đối ngoại của Quốc hội và thành viên đảng AK cầm quyền trong một cuộc tranh luận đã khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ mở rộng NATO nhằm đẩy mạnh khả năng phòng ngừa của liên minh… Chúng tôi mong rằng thái độ chiến đấu chống khủng bố của Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành hình mẫu cho các đồng minh khác của chúng tôi”.
 
Đại sứ của Mỹ ông Jeff Flake trong một tuyên bố đưa ra vào ngày thứ Ba đã viết: “Tôi vô cùng trân trọng việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định thông qua yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển trong ngày hôm nay”.
 
Ông khẳng định, “việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện đúng cam kết với liên minh NATO thể hiện rõ quan hệ đối tác bền chặt giữa hai bên”.
 
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Tobias Billstrom cũng đã khen ngợi quyết định của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tuyên bố, ông đã viết: “Chúng tôi mong chờ Tổng thống Erdogan ký kết văn bản phê chuẩn”.
 
Ông Erdogan được kỳ vọng sẽ ký kết phê chuẩn trong vài ngày tới, như vậy chỉ còn Hungary – với Thủ tướng Viktor Orban có quan hệ tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin – là nước thành viên duy nhất còn lại chưa thông qua yêu cầu tham gia của Thụy Điển.
 
Trong ngày thứ Ba, ông Orban cho biết, ông đã gửi lời mời tới người đồng cấp từ Thụy Điển tới viếng thăm và thương lượng về vấn đề Thụy Điển tham gia khối liên minh. Quốc hội Hungary đang tạm nghỉ tới giữa tháng 2.
 
Tổng Thư ký của NATO ông Jens Stoltenberg đã khen ngợi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết: “Tôi cũng kỳ vọng Hungary sẽ hoàn thiện phê chuẩn sớm nhất có thể”.
 
Thế giới - Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển sau 20 tháng trì hoãn

Ảnh: Henrik Montgomery /Cơ quan Truyền thông TT/qua REUTERS/Ảnh tài liệu.

 
Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary giữ quan hệ tốt hơn với Nga so với các thành viên khác của NATO.
 
Mặc dù phản đối chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lên án các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow. Về phần mình, Nga cũng đã cảnh báo sẽ phản ứng nếu NATO đẩy mạnh cơ sở hạ tầng quân sự tại hai nước Bắc Âu.
 
Việc Thụy Điển tham gia NATO sẽ là bước ngoặt lịch sử của khối này tách khỏi chính sách an ninh trung gian và sẽ củng cố khả năng phòng thủ của NATO tại khu vực biển Baltic giáp Nga.
 
Yêu cầu và nhượng bộ
 
Những trì hoãn của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây bức bối cho một số đồng minh phương Tây của quốc gia này và cho phép họ nhận được một số nhượng bộ.
 
Ankara đã hối thúc Stockholm đề ra quan điểm cứng rắn hơn nhằm vào các thành viên Đảng Lao động Kurdistan (PKK), một tổ chức mà Liên minh Châu Âu và Mỹ cũng coi là một tổ chức khủng bố.
 
Để phản hồi, Stockholm đã thông qua một dự luật chống khủng bố và khiến việc tham gia các tổ chức khủng bố trở thành hành vi phạm pháp. Thụy Điển, Phần Lan, Canada và Hà Lan cũng sẽ có các bước nới lỏng chính sách xuất khẩu vũ khí tới Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Tại Quốc hội, ông Oktay cho biết, đảng AK của ông Erdogan đã ủng hộ yêu cầu tham gia NATO của Thụy Điển sau khi quốc gia này đưa ra các bước tích cực chống khủng bố.
 
Đảng chủ nghĩa dân tộc MHP đồng minh của đảng AKP và đối thủ chính CHP cũng đã ủng hộ yêu cầu của Thụy Điển. Các đảng chủ nghĩa dân tộc, đảng Hồi giáo và đảng cánh tả đối lập đã từ chối yêu cầu này. Bốn đảng khác đã bỏ phiếu trắng.
 
Ông Erdogan, người đã gửi yêu cầu của Thụy Điển lên Quốc hội trong tháng 10 năm 2023, đã liên kết việc phê chuẩn yêu cầu này với việc Mỹ thông qua xuất khẩu máy bay chiến đấu F-16 tới Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Nhà Trắng đã ủng hộ quyết định này và một số nhà phân tích kỳ vọng một thỏa thuận sẽ được ký kết sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận yêu cầu của Thụy Điển. Tuy nhiên, hiện tại chưa có khung thời gian rõ ràng để Quốc hội Mỹ chấp thuận thỏa thuận này.

Nguyễn Quang Minh (theo Reuters)

Đường vào NATO của Thụy Điển thêm gần sau động thái của Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ 4, 24/01/2024 | 09:52
Thụy Điển hiện còn cách tư cách thành viên chính thức của NATO một bước do Hungary vẫn chưa “bật đèn xanh”. Tuy nhiên, đã có tiến triển từ phía Budapest.

Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu nhóm nước NATO “dọn dẹp” Biển Đen

Thứ 5, 11/01/2024 | 09:08
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đầu các nỗ lực hợp tác với Romania và Bulgaria nhằm “dọn dẹp” các mối nguy hiểm tiềm ẩn dưới những lớp sóng ở Biển Đen.

Loạt xe sang và siêu của tội phạm được trưng dụng làm xe cảnh sách ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ 4, 03/01/2024 | 05:54
Thổ Nhĩ Kỳ vừa có thêm dàn xe thể thao và siêu xe trưng dụng từ tang vật tịch thu của trùm buôn ma túy khét tiếng.

Bất chấp quan hệ gập ghềnh, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần nhau

Thứ 7, 18/11/2023 | 09:01
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ sức mạnh tài chính và công nghệ của Đức, còn Đức có thể hưởng lợi từ sức mạnh địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Ukraine thúc giục EU chuyển sang nền kinh tế thời chiến

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:54
“Nếu chúng ta muốn duy trì hòa bình ở châu Âu, chúng ta phải chuyển sang nền kinh tế thời chiến, dù điều đó nghe có vẻ nghịch lý…”, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói.

Nga liên tiếp phá hủy các mục tiêu giá trị, khí tài phương Tây có giúp được Ukraine?

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, trong tuần qua, một loạt khí tài trị giá triệu đô mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.