Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu nhóm nước NATO “dọn dẹp” Biển Đen

Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu nhóm nước NATO “dọn dẹp” Biển Đen

Thứ 5, 11/01/2024 | 09:08
0
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đầu các nỗ lực hợp tác với Romania và Bulgaria nhằm “dọn dẹp” các mối nguy hiểm tiềm ẩn dưới những lớp sóng ở Biển Đen.

Các thành viên NATO gồm Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đã mời các quốc gia khác tham gia hoạt động rà phá bom mìn ở Biển Đen trong khuôn khổ một sáng kiến chung nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền qua lại vùng biển này, cổng thông tin Euractiv dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Bulgaria cho biết.

Sáng kiến này, gọi là Nhóm Hải quân Chống mìn ở Biển Đen (MCM Biển Đen), do Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng vào tháng 8 năm ngoái.

Một thỏa thuận 3 bên giữa 3 quốc gia NATO sẽ được ký kết vào ngày 11/1 tại Istanbul nhằm hợp thức hóa sứ mệnh trên. Theo đó, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đầu các nỗ lực hợp tác “dọn dẹp” các mối nguy hiểm tiềm ẩn dưới những lớp sóng ở Biển Đen.

Sau lễ ký kết, quy trình lập kế hoạch hoạt động để phát triển các tài liệu và hướng dẫn chi tiết cho hành động của nhóm về mọi mặt sẽ bắt đầu. Và khâu này có thể mất đến vài tháng.

Rủi ro tiềm ẩn

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Biển Đen đã không ngừng “dậy sóng” và ẩn chứa vô số nguy cơ đối với tàu thuyền qua lại, không chỉ đến từ các đòn không kích mà còn đến từ hàng loạt những quả mìn trôi nổi.

Những quả thủy lôi cản trở các tuyến thương mại và hạn chế xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine – hình thành một nguồn tài chính quan trọng cho các hoạt động quốc phòng của Kiev trong thời chiến.

Ngoài ra, nó còn gây ra mối đe dọa đáng kể cho Romania và Bulgaria. Mặc dù các quốc gia này hiện không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào nhưng họ có mối liên kết chặt chẽ với khu vực thông qua Biển Đen. Tình hình rất nghiêm trọng vì các quốc gia không tham chiến này có thể vô tình bị cuốn vào các dòng chảy địa chính trị nguy hiểm.

Đó là lý do tại sao hoạt động rà phá bom mìn ở Biển Đen do Ankara, Bucharest và Sofia phối hợp thực hiện trở nên quan trọng. Mặc dù cả 3 quốc gia tham gia đều là thành viên NATO nhưng hoạt động rà phá bom mìn ở Biển Đen này không nằm dưới sự giám sát của liên minh quân sự.

Thế giới - Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu nhóm nước NATO “dọn dẹp” Biển Đen

Tàu chở hàng dân sự treo cờ Panama được nhìn thấy ở khu vực Odessa, ngày 28/12/2023. Ảnh do Lực lượng Biên phòng Ukraine công bố.

Theo các chuyên gia, đây là những biện pháp chủ động được 3 quốc gia vùng Baltic thực hiện, tất cả đều có quyền tiếp cận rộng rãi Biển Đen, để bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại.

Bộ Quốc phòng Romania cho biết sáng kiến này sẽ có cơ cấu chỉ huy luân phiên và “góp phần củng cố tư thế răn đe và phòng thủ ở sườn phía Đông của NATO”.

Bộ Quốc phòng Bulgaria giải thích rằng các hoạt động của nhóm sẽ không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác và hoạt động rà phá bom mìn ở Biển Đen dự kiến sẽ giúp cải thiện sự tương tác và quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các bên tham gia.

“Cuộc chiến ở Ukraine dẫn đến rủi ro cho lãnh thổ của chúng tôi, cho an ninh hàng hải. Để giảm thiểu những rủi ro này, Hải quân của 3 nước cũng tham gia rà phá bom mìn. Chúng tôi hy vọng sứ mệnh sẽ thành công”, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Todor Tagarev cho biết hôm hôm 4/1, lưu ý rằng các trường hợp tai nạn tàu thuyền thường xuyên xảy ra ở Biển Đen.

Trong trường hợp mới nhất, vào cuối tháng 12 năm ngoái, một tàu chở hàng của Hy Lạp treo cờ Panama đã gặp phải thủy lôi khi đi qua Biển Đen. Một đám cháy sau đó đã bùng phát trên boong tàu và 2 thủy thủ bị thương.

Quy ước thời chiến

Ngoài ra, hoạt động này mang lại cơ hội tiềm năng cho Romania sử dụng các phương tiện mới nhất của mình trong lĩnh vực phòng thủ, cụ thể là 2 tàu quét mìn HMS Blythe và HMS Pembroke, được mua lại từ Anh vào năm 2021.

Những chiếc tàu hiện đại này đã được mua ngay cả trước khi chiến sự nổ ra. Chính phủ Romania, với tư cách là người quản lý mới, đã biên chế những con tàu này vào đội tàu của mình. Sự tích hợp này cho phép Romaina triển khai thiết bị vào Biển Đen mà không vi phạm Hiệp ước Montreux (Treaty of Montreux).

Thế giới - Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu nhóm nước NATO “dọn dẹp” Biển Đen (Hình 2).

Tàu chiến Nga đi qua eo biển Bosphorus trên đường vào Biển Đen, ngang qua Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/2/2022. Ảnh: Getty Images

Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát giao thông hàng hải ở Biển Đen, vốn phải đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles của Istanbul trước khi đến biển Aegean và Địa Trung Hải.

Hiệp ước được ký kết từ năm 1936 đã trao cho Thổ Nhĩ Kỳ quyền đóng cửa các eo biển này trong thời chiến. Trên tinh thần của Hiệp ước, tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không cho phép 2 tàu quét mìn do Anh tặng cho Ukraine đi qua vùng biển của nước này trên đường tới Biển Đen.

Ankara đã thông báo cho các đồng minh của mình rằng họ sẽ không cho phép tàu thuyền sử dụng eo biển Bosphorus và Dardanelles trong khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn, Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Tương tự, hiệu lực của Hiệp ước cũng ngăn cản Nga củng cố Hạm đội Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho các tàu chiến Nga từ Hạm đội Baltic vào Biển Đen.

Minh Đức (Theo Euractiv, Bulgarian Military, AFP/France24)

“Nạn nhân” gián tiếp của xung đột Nga-Ukraine ở Biển Đen

Thứ 2, 20/11/2023 | 14:25
Bỏ qua Biển Đen, các tài xế xe tải từ Ukraine, cường quốc nông nghiệp châu Âu và thế giới, vượt qua cửa khẩu biên giới ở phía Nam Moldova để đến các cảng của Romania

Bên dưới những lớp sóng dữ dội ở Biển Đen

Thứ 3, 15/08/2023 | 15:16
Là một cửa ngõ với phần còn lại của thế giới, Biển Đen có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế to lớn đối với cả Nga - Ukraine và một số quốc gia thành viên NATO.

Nga nói từ nay tàu thuyền không còn an toàn ở Biển Đen

Thứ 3, 18/07/2023 | 10:37
Điện Kremlin tuyên bố rằng khu vực Tây Bắc Biển Đen một lần nữa “tạm thời nguy hiểm” sau khi hành lang xuất khẩu ngũ cốc qua khu vực này khép lại.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.