Thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 15/11/2022 | 15:41
0
Một số khuyến nghị như công nghệ mới (tài sản ảo), cá nhân có ảnh hưởng chính trị trong nước chưa đưa ngay vào Luật Phòng, chống rửa tiền.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, qua rà soát kỹ lưỡng, đối chiếu các nội dung của dự thảo Luật với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó có Luật An ninh mạng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Công chứng, dự án Luật Giao dịch điện tử..., cho thấy các quy định tại dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp, các luật có liên quan và tính tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế.

Phản hồi lo ngại của đại biểu trong quá trình thảo luận đối với hành vi rửa tiền qua tiền ảo, tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số, nhằm hạn chế rủi ro, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền chưa được quy định.

Tiêu điểm - Thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.

Về tính khả thi, minh bạch của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, dự thảo Luật vẫn cơ bản kế thừa một số quy định như Luật hiện hành và quá trình triển khai chưa thấy Chính phủ báo cáo gặp vướng mắc.

Để bảo đảm tính khả thi, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo, rà soát giảm bớt các nội dung: xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ; cho phép đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác hoặc bên thứ ba để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và chỉnh lý tại dự thảo Luật nhiều điều, khoản nhằm bảo đảm tính khả thi, rõ ràng, cụ thể, dễ triển khai hơn trong thực tiễn.

Cụ thể, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung về đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; hoạt động của đối tượng báo cáo; nguyên tắc phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền; nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin khách hàng; tiêu chí cụ thể cho việc phân loại mức độ rủi ro rửa tiền; các biện pháp giảm thiểu rủi ro về rửa tiền khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới; báo cáo giao dịch đáng ngờ; dấu hiệu đáng ngờ; trì hoãn giao dịch…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, dự thảo Luật đang giao Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo mà không quy định cụ thể trong Luật là phù hợp với bối cảnh đất nước đang trong quá trình phát triển nhanh, có nhiều thay đổi và mang tính kế thừa quy định hiện hành.

Tiêu điểm - Thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) (Hình 2).

483/488 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị Thủ tướng Chính phủ căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, các chuẩn mực quốc tế, thông lệ quốc tế để ban hành mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp, vừa bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống rửa tiền, vừa không tạo thêm gánh nặng cho các đối tượng báo cáo.

Về quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, để xác định được “cơ sở hợp lý” để nghi ngờ, đối tượng phải xem xét, thu thập và phân tích thông tin khách hàng trong từng tình huống cụ thể, việc quy định ngay trong dự thảo Luật về cách thức xác định “cơ sở hợp lý” để nghi ngờ sẽ hạn chế tính linh hoạt, hiệu quả trong việc đối tượng báo cáo phân tích, đánh giá thông tin. Vì vậy, UBTVQHđề nghị giữ nguyên quy định trong dự thảo Luật.

Với 483/488 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

Đồng thời phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) gồm 4 chương, 66 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.

Bỏ quy định ĐBQH nhận được thông tin xấu, độc phải báo cáo

Thứ 3, 15/11/2022 | 10:26
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) với nhiều điểm mới.

ĐBQH: Không ít gia đình 4 người sống trong 10 mét vuông

Thứ 2, 14/11/2022 | 17:24
Đại biểu đề nghị bổ sung quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cần xác định chỉ tiêu đất làm nhà ở cho công nhân, người lao động.

ĐBQH đề nghị làm rõ thế nào là "thật cần thiết" khi thu hồi đất

Chủ nhật, 13/11/2022 | 11:49
Theo ĐBQH, Luật Đất đai cho phép thu hồi đất quá rộng, có những điểm còn nhập nhằng giữa lợi ich kinh tế - xã hội và lợi ích công cộng…
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.