Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông và mức phạt nếu không tuân thủ

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông và mức phạt nếu không tuân thủ

Thứ 2, 04/01/2021 | 15:34
0
Hiệu lệnh giao thông là một hình thức báo hiệu đường bộ mà người tham gia giao thông phải tuân theo. Vậy, thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông như thế nào?

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông được quy định cụ thể tại QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.

Cụ thể, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

Thứ nhất, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Thứ hai, hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Thứ ba, hiệu lệnh của biển báo hiệu.

Thứ tư, hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Ví dụ xe máy tham gia giao thông đang dừng đèn đỏ nhưng cảnh sát giao thông có hiệu lệnh đi thì xe được đi.

Như vậy, hiện nay, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông (cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông) là cao nhất, mọi phương tiện đều phải tuân thủ theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông trên đường.

Ngoài ra, Điều 8 quy chuẩn này khẳng định lại một lần nữa quy định này như sau: Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Không chấp hành hiệu lệnh giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Hiện nay, mức xử phạt trên cũng áp dụng với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định trong 100/2019/NĐ-CP với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 60.000 - 80.000 đồng). Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Lưu ý, khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định riêng. Cụ thể:

Đối với người đi bộ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Hiệu lệnh của CSGT được thể hiện thế nào?

Hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.

Hiệu lệnh bằng tay của CSGT

Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại.

Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn.

Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại.

Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại.

Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi.

Tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

Hiệu lệnh bằng còi của CSGT

Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại.

Một tiếng còi ngắn là cho phép đi.

Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái.

Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại.

Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên.

Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Các hiệu lệnh khác

Cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới: Dừng xe.

Người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Hoàng Mai

Nhiều thay đổi về học và thi giấy phép lái xe ô tô người dân cần biết

Thứ 7, 02/01/2021 | 20:30
Từ năm 2021, người học và thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô phải học và thi thêm phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trên thiết bị mô phỏng.

Ô tô trong đoàn rước dâu va chạm với xe máy khiến 1 người tử vong

Thứ 7, 02/01/2021 | 17:25
Ô tô 7 chỗ trên đường đi rước dâu thì xảy va chạm với xe máy chạy cùng chiều khiến người phụ nữ ngã xuống đường và tử vong tại chỗ.

Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Thứ 6, 01/01/2021 | 21:54
Để không bị quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, người vi phạm phải tiến hành nộp tiền phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Vay vàng nhưng chỉ trả tiền gốc: Pháp luật quy định thế nào?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:13
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, khi đã vay vàng thì bên vay phải trả lại vàng theo đúng số lượng và chất lượng đã vay.

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Án Tây-Luật Ta: Vụ án ở trung tâm thương mại, 6 người tử vong

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:00
Ngày 13/4, JoelCauchi đã dùng dao làm bếpsát hại 6 người tại trung tâm thương mại Westfield Bondi Junction ở Sydney, bang New South Wales, Australia. Nghi phạm này đã bị cảnh sát bắn hạ.

Lý giải mối quan hệ giữa vi phạm về đấu thầu với đưa và nhận hối lộ

Chủ nhật, 21/04/2024 | 08:53
Từ các vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hành vi vi phạm về đấu thầu với tội đưa và nhận hối lộ.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Triệu tập người đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội

Thứ 4, 01/05/2024 | 08:18
Người phụ nữ tung tin sai sự thật “Đà Lạt có biến lớn, bạo động” đã bị công an triệu tập làm việc.

Điện Biên: Phát hiện thi thể 3 bố con chết cháy trong khe núi

Thứ 4, 01/05/2024 | 20:54
Người dân xã Pa Tần trong lúc đi ngang qua đã phát hiện thi thể 3 người bị cháy ở bản Huổi Quang, xã Pa Tần. Các nạn nhân tử vong nghi do dùng lửa để bắt dúi.

Cần Thơ: Bắt giữ đối tượng chém 3 người thương vong

Thứ 4, 01/05/2024 | 20:33
Sáng 1/5, lực lượng chức năng đã bắt được Võ Chí Cường khi đối tượng đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ.

Cảnh giác với thủ đoạn cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm đoạt tài sản

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:00
Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đã có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng.

Công an Lâm Đồng bác bỏ thông tin sai sự thật “Đà Lạt xảy ra biến lớn”

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:09
Chiều 30/4, Công an tỉnh Lâm Đồng phát đi thông báo trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về việc “Đà Lạt xảy ra biến lớn”, “Đà Lạt xảy ra bạo động”... là sai sự thật.